1. KN nạn nhân hóa

Nạn nhân hóa là quá trình đưa một người trở thành nạn nhân của tội phạm. Quá trình này là tổng hợp các yếu tố khách quan (bên ngoài) và chủ quan (bên trong) tác động qua lại lẫn nhau tạo nên tình trạng của nạn nhân.

2. Nguyên nhân của nạn nhân hóa

 Là hành vi phạm tội, tuy nhiên, nghiên cứu nguyên nhân của nạn nhân hóa đặt trọng tâm vào trả lời câu hỏi: Tại sao người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội lại lựa chọn đối tượng này hay đối tượng kia trở thành nạn nhân; Đối tượng đó có đặc điểm sinh học - thể chất hay đặc điểm xã hội - nhân khẩu nào, lỗi hay các điểm yếu tự thân của cá nhân thúc đẩy quá trình họ trở thành nạn nhân của tội phạm

 Để lựa chọn nạn nhân trong một tình huống nạn nhân hóa cụ thể, người phạm tội thường có một quá trình hoặc một giai đoạn tìm kiếm lựa chọn nạn nhân, xác định sự phù hợp của nạn nhân (những thứ mà lại nhân có, những điểm yếu mà nạn nhân có) với mục đích của tội phạm và với khả năng thực hiện tội phạm. Do vậy sự kiện tình huống trở thành nạn nhân là sản phẩm của quá trình nhận diện nạn nhân hay hệ quả của các điểm yếu của nạn nhân bị người phạm tội phát hiện và sử dụng.

Mặt khác, nạn nhân hóa cũng là quá trình thay đổi trạng thái của một người bình thường trở thành nạn nhân của tội phạm. Nạn nhân hóa có khả năng tạo ra một trạng thái tâm lý tiêu cực kéo dài, gây nên những tổn thất về tinh thần và đời sống tình cảm lâu dài mà không chỉ là những mất mát tức thì. Nghiên cứu về nạn nhân hóa cũng bao gồm các nghiên cứu về sự biến đổi trạng thái của nạn nhân sau khi bị tội phạm xâm hại, chẳng hạn, các nghiên cứu đối với nạn nhân của tội phạm hiếp dâm, trộm cắp, bạo lực gia đình, cướp

     Theo nghiên cứu của Frieze, Hymr, Greenburg (1986,1987), những nạn nhân này trải qua các giai đoạn sau:

2.1. Giai đoạn đầu

Giai đoạn đầu tiên là các phản ứng tức thì đối với sự việc phạm tội, còn gọi là giai đoạn phản ứng không có tính tổ chức với cảm giác tê liệt, mất phương hướng, chối bỏ, không tin tưởng và cảm thấy cô đơn, bất lực và tự ti về bản thân rnagwf mình yếu ớt, vô dụng, và mất kiểm soát sau khi bị tấn công tình dục

2.2. Giai đoạn 2

Giai đoạn này có thể kéo dài từ 3 đến 8 tiếng tùy vào từng người , nạn nhân có thể mất đi sự tự tôn của bản thân cảm thấy nhục nhã bị chối bỏ mất đi sự tin tưởng .Nạn nhân tự thu mình lại - khi nạn nhân trải qua sự chuyển đổi về cảm xúc hoặc tình cảm, từ sợ hãi đến cáu kỉnh, hối hận, tiếc nuối đến cảm thấy có lỗi

2.3. Giai đoạn cuối cùng

Đây là giai đoạn nạn nhân phải chấp nhận , nạn nhân có thể hạ thấp mức độ tổn thương và đau khổ bằng cách tạo ra các phản ứng tự vệ tâm lý hiệu quả hơn.

Trước khi trở thành nạn nhân của tội phạm một số người nghĩ rằng họ rất mạnh mẽ, chủ quan, lạc quan rằng mình sẽ không phỉa gặp tình huống đó, và cũng sẽ không bị tổn thương bởi nó ngược lại một số người sau khi bị tội phạm xâm hại họ trở nên sợ hãi hoài nghi vì niềm tin của họ đối với xã hội, đồi với con người đã mất và lúc này việc mình sẽ là nạn nhân một lần nữa rất dễ dàng

3. Tình huống trong nạn nhân hóa

 

a. Tình huống có nguồn gốc chủ quan từ phía nạn nhân: Là tình huống làm xuất hiện ý định phạm tội, thúc đẩy quyết tâm thực hiện hành vi phạm tội hoặc giảm thiếu quyết tâm thực hiện hành vi phạm tội

 b. Tình huống xuất phát từ các mối liên hệ giữa nạn nhân và người phạm tội. Cụ thể: Tình huống xuất phát từ phía nạn nhân

 + Tình huống làm xuất hiện ý định phạm tội của người phạm tội: là tình hg đóng vai trò nguyên nhân dẫn tới động cơ phạm tội, thôi thúc người phạm tội thực hiện những hành vi nhất định để trả thù, trừng phạt, trấn áp nạn nhân

+ Tình huống thúc đẩy quyết tâm thực hiện hành vi phạm tội: là các tình huống tạo điều kiện cho việc củng cố động cơ phạm tội, quyết tâm thực hiện đến cùng, đạt đến cùng mục đích phạm tội. Trong trường hợp này người phạm tội đã có ý định phạm tội từ trước và việc xuất hiện các tình huống từ phía nạn nhân làm thuận lợi hơn quá trình thực hiện hành vi của người phạm tội.

+ Tình huống làm giảm thiếu quyết tâm thực hiện hành vi phạm tội xuất phát từ phía nạn nhân, thường là tình huống xuất phát từ các đặc điểm của nạn nhân tác động tới lòng trắc ẩn của người phạm tội hoặc dẫn tới sự dao động do sợ hãi. Yếu tố chủ quan này còn tác động tới người phạm tội ngay cả khi tội phạm đã hoàn thành hoặc kết thúc - thúc đẩy người phạm tội trả lại tài sản, khắc phục hậu quả (công khai hoặc không công khai) người phạm tội đầu thú, tự thú,... Đây là điều có ý nghĩa trong việc hạn chế hậu quả tội phạm, khôi phục mối quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội, làm giảm thiệt hại và tổn thương cho nạn nhân cũng như trong việc thiết kế các biện pháp phục hồi nhân cách, tái hòa nhập cộng đồng cho người phạm tội sau này.

Trong quá trình thực hiện hành vi khách quan của tội phạm, từ phía nạn nhân có thể chủ ý hoặc do sợ hãi mất kiểm soát tạo thêm những tình huống mới (VD: chống cự lại người phạm tội, phản công hoặc nạn nhân buông xuôi, chấp nhận hậu quả…) Những xử sự này hoặc tạo điều kiện cho những lần phạm tội sau đó tiếp tục diễn ra với chính hoặc mở rộng đối với nạn nhân khác để chiếm đoạt thêm tài sản, thỏa mãn thêm động cơ tư thù hoặc để che giấu tội phạm… Do vậy, một số nghiên cứu của nạn nhân học phân tích những tình huống điển hình (đặc biệt là tình huống phát sinh khi nạn nhân đối mặt trực tiếp với tội phạm) để góp phần đưa ra các lý thuyết về kỹ năng sống cần thiết

4. Các quyền của nạn nhân của TPH và ứng xử của hệ thống tư pháp hình sự đối với nạn nhân của tội phạm

 Xu thế trên thế giới cũng như tại Việt Nam trong những thập kỷ gần đây cho thấy nhà nước ngày càng chú ý đến việc ghi nhận và bảo đảm các quyền của nạn nhân của tội phạm. Bao gồm các quyền

Quyền bồi thường: theo chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của Luật Dân sự, đồng thời từ giác độ Luật hình sự, nạn nhân được nhà nước truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, trừng phạt người phạm tội - đem lại công lý, công bằng cho họ

Quyền tố tụng: Nhìn từ lịch sử tố tungh hình sự, việc NN thay nạn nhân của tội phạm thưc thi công lý, trừng phạt người phạm tội là một quá trình lâu dài xuất phát từ sự thay đổi của Nhà nước trong nhận thức về bản chất của tội phạm và các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ (Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội và gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội đưuọc luật hình sự bảo vệ). Nhận thức được về nhwungx thiệt hại cho chính nhà nước nếu bỏ mặc nạn nhân tự truy tìm, chứng minh tội trạng của người phạm tội. Mặt khác khi hệ thống tư pháp hình sự dần dần được nhìn nhận là công cụ để khôi phục các thiệt hại mang tính xã hội hơn là công cụ để khôi phục thiệt hại mang tính cá nhân và khi đó vai trò của nạn nhân trong tố tụng hình sự cũng dần được giảm sút một cách đáng kể.

Quyền bảo đảm an ninh và tự do cá nhân: Trong đó quyền bảo đảm an ninh là: không bị đe dọa, quấy rối và lạm dụng, được bảo vệ một cách phù hợp trước bị cáo và những người đại diện cho bị cáo; được bảo đảm sự an toàn của nạn nhân vầ gia đình nạn nhân phải được xem xét tới khi quyết định việc bảo lãnh và điều kiện tha bổng bị cáo…. Còn quyền được đảm bảo về tự do cá nhân sẽ bao gồm quyền từ chối phỏng vấn, thẩm vấn hay yêu cầu điều tra, quyền được bảo mật các thông tin có thể được sử dụng để truy tìm hay quấy rối nạn nhân hay gia đình nạn nhân hoặc tiết lộ các liên lack bảo mật trong quá trình điều trị, tư vấn…

Quyền được bảo vệ hợp lý khỏi người phạm tội.

Quyền được thông báo hợp lý, chính xác và kịp thời về bất kỳ thủ tục tố tụng nào của tòa án, hoặc bất kỳ thủ tục tạm tha nào, liên quan đến tội phạm hoặc bất kỳ sự giải thoát hay trốn thoát nào của người phạm tội.

 Quyền không được loại trừ khỏi bất kỳ thủ tục tố tụng nào của tòa án, trừ khi tòa án có bằng chứng rõ ràng và thuyết phục để xác định rằng lời khai của nạn nhân sẽ bị thay đổi về căn bản nếu nạn nhân nghe các chứng ngôn khác tại thủ tục tố tụng đó.

 Quyền được nghe một cách hợp lý bất kỳ thủ tục tố tụng công khai nào của tòa án liên quan đến việc giải phóng, thỉnh cầu, hoặc kết án, hoặc bất kỳ thủ tục tạm tha nào đối với người phạm tội.

Quyền trao đổi hợp lý với luật sư cho vụ án của mình.

Quyền được bồi thường đầy đủ và kịp thời theo quy định của pháp luật.

Quyền tố tụng không bị trì hoãn một cách bất hợp lý.

 Quyền được đối xử công bằng và tôn trọng phẩm giá và sự riêng tư.

 Việc ghi nhận quyền nạn nhân của tội phạm gắn liền với các bảo đảm quyền, gắn liền với các biện pháp bảo đảm, các thiết chế bảo đảm từ hệ thống tư pháp hình sự là trách nhiệm, nghĩa vụ của Nhà nước thông qua các cơ quan bảo vệ pháp luật

Ngoài ra còn có các thiết chế phi nhà nước mà cụ thể là các hội bảo trợ pháp lý cho nạn nhân, các kênh tư vấn pháp luật và tranh tụng miễn phí của luật sư, luật gia, của các cơ quan đào tạo, nghiên cứu ứng dụng khoa học pháp lý, các dịch vụ bảo an, tư vấn và trị liệu tâm lý Các thiết chế này đóng góp rất hiệu quả vào thực tiễn bảo vệ an ninh và tự do cá nhân của nạn nhân của tội phạm và cần được pháp luật tạo điều kiện để thành lập và hoạt động.

Hệ thống tư pháp hình sự truyền thống đang hiện hữu trong xã hội ngày nay được vận hành không vì quyền lợi của người bị hại mà là vì mục đích trật tự công cộng. Trong hệ thống này chủ yếu luật sư và thẩm phán lên tiếng còn các nạn nhân thì không. Vai trò của họ hoàn toàn được thay thế bởi các luật sư. Điều này làm dấy lên câu hỏi: “Ai mới là chủ thể của hệ thống tư pháp hình sự?”.

Luật hình sự thì luôn đề cập tới hai từ “nạn nhân” trong các câu khẩu hiệu của mình. Tất cả những ngôn từ hoa mỹ này đều không thể che đậy được một sự thật trần trụi rằng hệ thống tư pháp hình sự hiện nay không được xây dựng để dành cho nạn nhân mà nó là tài sản của các thẩm phán và các luật sư. Trải dài qua các thế kỷ, hệ thống này được phát triển với tư cách là một hệ thống kiểm soát theo chiều dọc được xã hội sử dụng để trấn áp những người phạm tội. Liệu hệ thống này có thay đổi nếu như những người bị hại sẵn sàng lên tiếng đòi hỏi quyền lợi dành cho họ? Pháp luật có thể đã liệt kê rất nhiều quyền lợi dành cho người bị hại, nhưng lại bị giới hạn bởi các yếu tố như an ninh công cộng, lợi ích của hệ thống tư pháp và các nhân tố thiết yếu khác sẽ được xem xét đầu tiên, sau đó mới tính đến quyền lợi của người bị hại. Những nhà lập pháp chỉ đang xoa dịu áp lực đến từ những đòi hỏi về sự thay đổi của người bị hại bằng việc đưa ra những ý tưởng không thực sự có giá trị. Hệ thống tư pháp hình sự hiện nay có vô vàn những cơ hội không phải để thay đổi mà là dành cho những tình thế bất khả kháng.

Trên đây là bài viết của công ty luật Minh Khuê về nạn nhân học và quy định chung về quyền của nạn nhân học. Trân trọng.

Luật Minh Khuê (tổng hợp & phân tích)