1) Công ước về cải thiện tình trạng của thương binh, bệnh binh thuộc lực lượng vũ trang trên chiến trường;

2) Công ước về cải thiện tình trạng của thương binh, bệnh binh và bị đắm tàu thuộc lực lượng vũ trang trên biển;

3) Công ước về đối xử với tù binh;

4) Công ước về bảo hộ thường dân trong chiến tranh. Việt Nam đã gia nhập các công ước trên từ năm 1957. Năm 1977, cộng đồng quốc tế đã thông qua 2 văn bản bổ sung cho các công ước Giơnevơ về bảo hộ nạn nhân chiến tranh đó là Nghị định thư I về bảo hộ nạn nhân của các cuộc xung đột vũ trang mang tính chất quốc tế và Nghị định thư II về bảo hộ nạn nhân của các cuộc xung đột vũ trang không mang tính chất quốc tế.

1. Bảo hộ nạn nhân chiến tranh là gì ?

Bảo hộ nạn nhân chiến tranh là việc các quốc gia tham chiến áp dụng các biện pháp để bảo vệ theo luật quốc tế nhân đạo những người bị thương, bị ốm trong các lực lượng vũ trang trên chiến trường; những người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu trong các lực lượng vũ trang trên biển; những tù binh chiến tranh và bao gồm cả thường dân trong thời chiến, nhằm đảm bảo để họ được đối xử nhân đạo và loại trừ mọi biện pháp bạo ngược, vô nhân đạo, tước đoạt nhân phẩm cùa những người này khi rơi vào tay đối phương.

2. Những nguyên tắc chung cho bốn Công ước Geneva năm 1949 và các Nghị định thư bổ sung năm 1977

Các Công ước và Nghị định thư được áp dụng trong mọi hoàn cảnh, ngay khi có xung đột vũ trang (I-IV, 2; P.I,1 - Các chữ số La Mã chỉ số của Công ước hay Nghị định thư (có thêm chữ p.); các số thường chỉ số thứ tự cùa điều khoản trong các Công ước và Nghị định thư). Trong trường hợp xung đột vũ trang ở cường độ cao không mang tính chất quốc tế thì chỉ có một số quy tắc được áp dụng (P.II, 1). Nhưng trong tất cả các trường hợp có xung đột vũ trang không mang tính chất quốc tế, thì các nguyên tắc nhân đạo phải được tuân thủ áp dụng (I - IV, 3). Chính vì thế, ở mọi nơi, mọi lúc, các hành động như giết người, tra tấn, nhục hình, cắt một bộ phân cơ thể, xúc phạm phẩm giá, bắt làm con tin, cực hình tập thể, hành quyết không có xét xử chính thức (I-IV,3; I, n, 22; ni, 13; IV, 32, 34; P.I, 75; p.n, 4, 6) v.v. đều bị nghiêm cấm.

Công ước và Nghị định thư I cấm các hành động trả thù với người bị thương, bị ốm và người bị đắm tàu, nhân viên và cơ sở y tế, nhân viên và các hạng mục dân sự, các tù binh chiến tranh, thường dân, tài sản dân dụng, các giá trị văn hoá, môi trường, thiên nhiên, các công trình và thiết bị chứa đựng những nguồn nguy hiểm cao độ (I, 46; n, 47; in, 13; IV, 33; P.I, 20, 51 - 56). Không ai có thể bị bắt buộc từ chối hoặc tự nguyên từ chối sự bảo hộ mà các Công ước dành cho họ. Những người được bảo hộ luôn phải có khả năng được tiếp nhận sự giúp đỡ của quốc gia bảo hộ (quốc gia trung lập, có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của họ) hoặc của Ưỷ ban chữ thập đỏ quốc tế hoặc của bất cứ tổ chức nhân đạo nào khác (I-DI, 8, 9,10; IV, 9, lò, 11; P.1,5).

3. Quy chế bảo hộ đối với những người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu trong các lực lượng vũ trang

Tất cả những người bị thương, bị ốm và bị đắm tàu phải được tôn trọng và bảo hộ trong mọi hoàn cảnh. Họ phải được tiếp nhận và đối xử nhân đạo và trong thời gian sớm nhất có thể, phải được chăm sóc ý tế theo yêu cầu của tình trạng sức khoẻ của họ, không có sự phân biệt đối xử nào giữa họ ngoài vấn đề y tế được thực hiện để cứu họ.

Mỗi bên trong xung đột vũ trang, nếu bắt người bị thương, bị Ốm hay bị đắm tàu là thành viên của lực lượng vũ trang đối địch là tù binh, phải chăm sốc những người này như chính thương, bệnh binh của mình (1,12,15; n, 12,16; P.1,44). Các hoạt động mang tính chất nhân đạo khác phải được các bên trong xung đột vũ trang thực hiện, như áp dụng mọi biện pháp có thể để thu lượm các xác chết và giữ cho chúng khỏi bị tước đoạt (I, 15; n, 18; P.I, 33; p.n, 8), tìm kiếm, thu lượm những người bị thương, bị bệnh, bị đắm tàu và mất tích. Mọi chi tiết liên quan tới nhận dạng người bị thương, bị ốm, bị đắm tàu và bị chết thu thập được phải được ghi lại để lưu giữ.

Các đơn vị y tế, quân sự hay dân sự, đặt dưới sự kiểm soát của một tổ chức hữu quan, cũng phải được bảo hộ (1,17-37; n, 22-40; P.I, 8, 9, 12; p.n, 11). Nếu nhân viên y tế và tôn giáo rơi vào tay kẻ đối địch, họ phải được tiếp tục thi hành phận sự cùa họ đối với người bị thương và bị ốm (I, 19). Không ai có thể bị buộc phải có hành động trái với quy tắc y tế hay bị buộc không có những hành động mà các quy tắc này đòi hỏi (P.I, n, 10). Tất cả những người mà sự có mặt của họ là không cần thiết đối với chăm sóc tù bình sẽ được hồi hương (I, 30, 31; n, 37). Sự bảo hộ mà pháp luật quốc tế dành cho các đối tượng nêu trên không chi bao gồm con người mà còn tất cả nhà cửa hay trang bị cố định (bệnh viện hay các đơn vị tương tự, trung tâm truyền máu, viện y học dự phòng, trung tâm y tế, kho hàng) hoặc các đơn vị lưu động (lều trại, trang bị ngoài trời) được tổ chức vì mục đích y tế; các phương tiên vận tải y tế đường bộ, đường thuỷ hoặc đường hàng không như: xe cứu thương, tải thương, tàu bệnh viện, xuồng cứu hộ, máy bay y tế). Không bao giờ được tấn công, làm thiệt hại hay cản trở công việc cùa các đơn vị này, ngay cả trong những lúc tạm thời chúng không chứa thương bệnh binh (1,19).

4. Quy chế tù binh chiến tranh

Theo quy định cùa Công ước Geneva III và Nghị định thư bổ sung thì các thành viên lực lượng vũ trang cùa một bên trong cuộc xung đột (ngoài nhân viên y tế và tôn giáo) gọi là các chiến đấu viên và bất cứ chiến đấu viên nào khi bị bên đối phương bắt đều gọi là tù binh chiến tranh (III, 4; P.I, 43, 44).(1) Tù binh chiến tranh thuộc quyền xử lý của Bên thù địch chứ không phải của cá nhân hay đơn vị đã bắt được họ làm tù binh (ìn, 12).

Luật quốc tế đảm bảo cho tù binh chiến tranh có quyền được đối xử nhân đạo trong mọi hoàn cảnh, được tôn trọng về thân thể và danh dự (III, 13,14). Phụ nữ phải được đối xử với tất cả ưu tiên do giói tính của họ (III, 14). Việc đối xử nhân đạo đối với từ binh chiến tranh không có sự phân biệt, trừ trường hợp do tình trạng sức khoẻ, giới tính, tuổi tác, cấp bậc hay khả năng nghề nghiệp có thể biện minh cho một sự đối xử ưu đãi (P.III, 16).

Nhìn chung, các tù binh chiến tranh được đặt dưới sự bảo hộ của pháp luật hiện hành áp dụng cho các lực lượng vũ trang của bên tham chiến đang giữ tù binh, bên này được gọi là quốc gia bảo hộ (ìn, 39, 82 - 88). Vì an ninh của quốc gia mình, quốc gia này có thể hạn chế quyền tự do của tù binh nhung không thể giam giữ họ, trừ phi họ vi phạm luật lệ nêu trên (in, 21). ít nhất, tù binh cũng phải có khả năng tự bảo vê mình trước một lời kết án (in, 96,99,105,106).

Đối với những người tham gia vào xung đột nhưng lại không được hưởng quy chế tù binh chiến tranh, ngoài những quy định của Công ước rv, họ phải được hưởng những đảm bảo cơ bản liên quan đến việc tôn trọng thân thể (nghiêm cấm xâm phạm tới cuộc sống và sức khoẻ) và tôn trọng phẩm giá của họ (nghiêm cấm việc nhục mạ và hạ thấp nhân phẩm) (P.I, 75). Trong trường hợp bị xét xử trước pháp luật, họ có quyền được hưởng sự xét xử công bằng (P. I, 75) Những đảm bảo này của họ được công nhận trong trường hợp xung đột vũ trang không mang tính chất quốc tế (I-IV, 3) và càng phải được công nhận trong trường hợp xung đột vũ trang cường độ cao (P. II, 4,6).

Quốc gia giam giữ phải cung cấp không mất tiền cho tù binh chiến tranh lương thực, quần áo đủ vệ sinh, điều kiện nhà ở không thấp hơn điều kiên của chính quân mình và những chăm sóc y tế cần thiết cho tình trạng sức khoẻ của họ (IU, 15, 25,25, 30). Song, tù binh chiến tranh trừ các sỹ quan, có thể bị buộc phải lao động nhưng được trả một khoản tiền công nhỏ và làm trong các điều kiện ít nhất cũng tương đương với người dân cùa quốc gia giam giữ họ. Tuy nhiên, không được buộc họ làm một việc mang tính chất quân sự, nguy hiểm, không lành mạnh, hay mất thể diện (in, 49, 54). Ngoài ra, họ còn có quyền được đưa thông tin đến gia đình, người thân hoặc khiếu nại về tình trạng bị bắt giữ hiện tại.

Trường hợp những tù binh chiến tranh được công nhận là ốm nặng hay bị thương nặng sẽ phải được trao trả trực tiếp và sau khi hổi hương, họ không thể tham gia quân đội frở lại. Với các tù binh khác, sau khi xung đột vũ trang kết thúc, có quyền được phóng thích và hồi hương ngay tức khắc.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)