1. Khái niệm nạn nhân

Nạn nhân là tá nhân bị thiệt hại về thể chất, về tinh thần hoặc tài sản do hậu quả của một tai họa xã hội, thiên tai, địch hoạ, một xã hội bất công, phân biệt chủng tộc. Trong thực tế có nhiều loại nạn nhân: nạn nhân chiến tranh; nạn nhân do bị thiên tai, dịch bệnh; nạn nhân tự sát và nạn nhân của tội phạm. Nạn nhân của tội phạm là cá nhân, cơ quan, tố chức bị thiệt hại về thể chất, tinh thần hoặc tài sản do hành vi phạm tội gây ra, có thể là công dân Việt Nam, người nước ngoài hoặc người không có quốc tịch. Những cơ quan, tổ chức hợp pháp, tức là được Nhà nước thành lập hoặc cho phép thành lập theo quy định của pháp luật cũng có thể là nạn nhân của tội phạm song những cơ quan, tổ chức này phải tồn tại vào thời điểm hành vi phạm tội xảy ra. Nạn nhân của tội phạm là cá nhân, cơ quan, tổ chức sẽ trở thành người bị hại, nguyên đơn dân sự nếu những cá nhân, cơ quan, tổ chức này được các cơ quan tiến hành tố tụng thừa nhận với tư cách là những người tham gia tố tụng (Ví dụ: Người bị hại; Nguyên đơn là gì ?).

 

2. Quyền của nạn nhân

Hiện nay ở pháp luật Việt Nam thì chưa có bất cứ văn bản dành riêng cho các nhân, mà nằm rải rác ở các bộ luật dân sự, bộ luật hình sự , hay trong một số chính sách hỗ trọ cho nạn nhân chiến tranh hoặc Chính Phủ và Đảng có những chính sách hỗ trợ cho các bà con nông dân là nạn nhân của thiên tai, dịch bệnh, ...

Tuy nhiên ở một số nước trên thế giới thì có văn bản riêng cho quyền nạn nhân , như ở bang California như sau:

Để bảo lưu và bảo vệ các quyền của nạn nhân liên quan tới công lý và xét xử công bằng, nạn nhân được hưởng những quyền sau:

- Được đối xử công bằng và được tôn trọng sự riêng tư và phẩm giá, và không bị đe doạ, quấy rối, và lạm dụng trong suốt quá trình xét xử tội phạm hoặc trẻ vị thành niên.

- Được bảo vệ một cách phù hợp trước bị cáo và những người đại diện cho bị cáo.

- Nạn nhân và gia đình nạn nhân được xem xét tới sự an toàn khi xác định số tiền bảo lãnh và điều kiện tha bổng bị cáo.

- Ngăn ngừa tiết lộ các thông tin hay hồ sơ mật cho bị đơn, luật sư của bị đơn, hay bất kì người nào đại diện cho bị đơn, là các thông tin có thể được sử dụng để truy tìm hay quấy rối nạn nhân hay gia đình nạn nhân hay tiết lộ các liên lạc bảo mật trong quá trình điều trị y tế hoặc tư vấn, hay các thông tin được coi là đặc quyền hay bảo mật theo quy định của luật.

- Từ chối phỏng vấn, thẩm vấn, hay yêu cầu điều tra của bị đơn, luật sư của bị đơn, hay bất kì người nào đại diện cho bị đơn, và đặt ra các điều kiện hợp lý cho việc tiến hành bất kì cuộc phỏng vấn nào như vậy mà nạn nhân đồng ý tham gia.

- Được thông báo hợp lí và thảo luận một cách hợp lí với cơ quan truy tố, theo yêu cầu, về việc bắt giữ bị đơn nếu công tố viên đã biết các tội bị kết án, quyết định xem liệu có dẫn độ bị cáo hay không, và, khi có yêu cầu được thông báo và cập nhật trước bất kì buổi thẩm vấn nào liên quan tới vụ việc.

- Được thông báo hợp lí về tất cả các thủ tụng tố tụng công khai bao gồm thủ tục kết án, khi có yêu cầu, trong đó bị cáo và công tố viên được quyền có mặt và về tất cả các thủ tục tha bổng có điều kiện hay tha bổng sau khi kết án theo diện khác, và có mặt tại tất cả các buổi tố tụng đó.

- Được trình bày, khi có yêu cầu, tại bất kì buổi tố tụng nào,liên quan tới quyết định thả sau khi bắt giữ, biện hộ, kết án, quyết định thả sau khi bắt giữ, hay bất kì thủ tục tố tụng nào có liên quan tới quyền của nạn nhân.

- Có phiên toà được tổ chức nhanh và có kết luận đúng hạn và chính thức về vụ việc và bất kì thủ tục tố tụng sau xét xử nào có liên quan.

- Cung cấp thông tin cho viên chức phụ trách của sở quản chế để tiến hành điều tra trước khi kết án về ảnh hưởng của hành vi phạm tội đó đến nạn nhân và gia đình nạn nhân và đề xuất mức án trước khi kết án bị cáo.

- Khi có yêu cầu, được nhận báo cáo trước khi kết án khi báo cáo được cung cấp cho bị cáo, trừ những phần được bảo mật theo luật.

- Được thông báo, khi có yêu cầu, về việc kết án, bản án, địa điểm và thời gian giam giữ, hay bố trí khác của bị cáo, ngày thả dự kiến của bị cáo, và ngày thả hay thoát khỏi tình trạng giam giữ của bị cáo.

- Bồi thường

+) Nhân dân Tiểu bang California có quan điểm rõ ràng rằng tất cả những ai phải chịu thiệt hại do hành vi phạm tội sẽ được quyền yêu cầu bồi thường và được bồi thường từ những người bị kết án phạm tội gây ra thiệt hại mà họ phải chịu.

+) Người phạm tội phải được yêu cầu bồi thường trong mọi trường hợp, bất kể mức án hay cách giải quyết nào được áp dụng khi nạn nhân của tội phạm phải chịu thiệt hại.

+) Tất cả khoản thanh toán, tiền bạc, và tài sản thu được từ bất kì ai đã được lệnh phải bồi thường trước hết sẽ được sử dụng để trả cho các khoản được yêu cầu bồi thường cho nạn nhân.

- Trả lại tài sản ngay khi không cần làm bằng chứng.

- Được thông báo về tất cả các thủ tục tha bổng có điều kiện, tham gia vào thủ tục tha bổng có điều kiện, cung cấp thông tin cho người có thẩm quyền để xem xét trước khi tha có điều kiện cho người phạm tội, và được thông báo, khi có yêu cầu, về tha bổng có điều kiện hay tha bổng theo diện khác của người phạm tội.

- Sự an toàn của nạn nhân, gia đình nạn nhân và công chúng được xem xét trước khi ra quyết định tha bổng có điều kiện hay tha bổng diện khác sau khi xét xử.

- Được thông báo về quyền được nêu trong tất cả các mục trên.

 

3. Quyền của các nạn nhân trong tội phạm và trong bạo lực gia đình

3.1 Quyền của nạn nhân trong tội phạm

Tại Việt Nam các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa xã hội được công nhận, tôn trọng bảo vệ bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Đây là tuyên bố mới nhất được ghi nhận tại điều 14 Hiến pháp Việt Nam năm 2013. Quyền của nạn nhân bị tội phạm xâm hại cũng là một nhóm quyền trong số các quyền thể hiện trong Hiến pháp của nước ta. Rõ ràng rằng bảo về và hỗ trợ nạn nhân tội phạm là trách nhiệm của quốc gia. Trong tư pháp hình sự hiện đại, phương pháp tiếp cận lấy nạn nhân làm trung tâm ngày càng trở nên phổ biến và quan trọng. Nạn nhân của tội phạm có thể bị thiệt hại dưới nhiều hình thức khác nhau như thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, cũng như thể thể chất và chấn thương tâm lý, danh dự , nhân phẩm, tài sản và những thiệt hại lâu dài đối với chất lượng của cuộc sống. Nạn nhân của tội phạm có thể là cá nhân, pháp nhân.

Những quyền cơ bản của nạn nhân trong tố tụng hình sự có thể khái quát lại như sau:

- Quyền được bảo vệ hợp lý khỏi người phạm tội.

- Quyền được thông báo, hợp lý, chính xác và kịp thời về bất kỳ thủ tục nào của tòa án hoặc bất kỳ thủ tục tạm tha nào, liên quan đến tội phạm hoặc bất kỳ sự giải thoát hay trốn thoát nào của người phạm tội.

- Quyền không được loại trừ bất kỳ thủ tục tố tụng nào của tòa án, trừ khi tòa án có bằng chứng rõ ràng và thuyết phục để xác định rằng lời khai của nạn nhân nghe các chứng ngôn khác tại thủ tục tố tụng đó.

- Quyền được nghe một cách hợp lý bất kỳ thủ tục tố tụng công khai nào của tòa án liên quan đến việc giải phóng, thỉnh cầu , hoặc kết án, hoặc bất kỳ thủ tục tạm tha nào đối với người phạm tội.

- Quyền trao đổi hợp lý với luật sư cho vụ án của mình.

- Quyền được bồi thường đầy đủ và kịp thời theo quy định của pháp luật.

- Quyền tố tụng không bị trì hoãn một cách bất hợp lý.

- Quyền được đối xử công bằng và tôn trọng phẩm giá và riêng tư.

 

3.2 Quyền của nạn nhận trong bạo lực gia đình

- Các hành vi bạo lực gia đình có nhiều nguyên nhân, nhưng có 2 nguyên nhân chính: từ phía cá nhân và từ phía xã hội. Phần lớn các hành vi bạo lực thường diễn ra trong những gia đình có chồng (vợ) nghiện hút, cờ bạc, rượu chè, mại dâm. Theo điều tra của Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, nguyên nhân trực tiếp làm nảy sinh hành vi bạo lực gia đình là do người chồng nghiện rượu, say rượu (60%), những gia đình này thường có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, học vấn thấp, thiếu hiểu biết về pháp luật, công việc không ổn định.

- Bạo lực gia đình là do rượu và ma túy: Khi sử dụng các chất kích thích như rươu, ma túy… nam giới thường có nguy cơ giải quyết những khó khăn bằng hành vi bạo lực, chẳng hạn như nhiều người thường lấy cớ say rượu, thua bạc để đánh đập, hành hạ vợ con, bắt vợ phải đưa tiền để đi uống rượu và chơi cờ bạc. Bạo lực gia đình thường xảy ra trong những gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn: Những cặp vợ chồng phải bươn chải vất vả để kiếm sống thường có sự căng thẳng về thần kinh hơn và do đó dễ nảy sinh mâu thuẫn dẫn đến tranh cãi trong gia đình và cuối cùng nam giới thường sử dụng quyền và sức mạnh của mình để gây ra bạo lực với vợ.

- Nhận thức của chính bản thân của người phụ nữ bị bạo lực: Sự nhìn nhận, đấu tranh của người phụ nữ trước bạo hành gia đình còn hạn chế, thiếu thẳng thắn, còn cam chịu.

- Cộng đồng, xã hội coi vấn đề bạo lực gia đình là chuyện thông thường, chuyện riêng của mỗi gia đình: “Đèn nhà ai nhà nấy rạng”, sự can thiệp, lên án của cộng đồng, làng xóm, chính quyền địa phương chỉ mang tính chất nhất thời, mờ nhạt. Do đó, bạo lực gia đình vẫn có điều kiện tồn tại và phát triển.

Theo Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:

Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình; Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này; Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật; Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này; Các quyền khác theo quy định của pháp luật. Nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu. Ngoài ra, Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 cũng quy định về nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình. Cụ thể: Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi bạo lực. Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối. Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu và theo quy định của pháp luật.

Trên đây là bài viết của công ty luật Minh Khuê về nạn nhân và quy định chung về quyền của nạn nhân. Trân trọng.

Luật Minh Khuê (tổng hợp & phân tích)