1. Nghị quyết liên tịch giữa Chính Phủ với Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là gì? 

Theo quy định tại điều 4 luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 sửa đổi bổ sung bởi "luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật" số 63/2020/QH14 có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2021 quy định: Văn bản quy phạm pháp luật bao gồm các loại văn bản sau đây: Hiến pháp, Bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội vứi Đàn chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, lệnh, quyết định của chủ tịch nước, nghị định của chính phủ, nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn chủ tich Uỷ ban trung ương mặt Trận tổ quốc Việt Nam, Quyết định của thủ tướng chính phủ,...". Như vậy Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với đoàn chủ tịch uỷ ban Trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam được xác định là một văn bản quy phạm pháp luật. Như vậy để hiểu rõ hơn "Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam" là gì thì cần phải đi từ khái niệm văn bản quy phạm pháp luật là gì. 

-Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa các quy phạm pháp luật, được ban hành theo đùng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2020. Các văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng không ban hành đúng thẩm quyền hình thức, trình tự thủ tục quy định trong luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật; 

-Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ và Đoàn chủ tịch Uỷ ban Trung ương mặt trận tổ Quốc Việt Nam là văn bản quy phạm pháp luật được Chính phủ và Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành để hướng dẫn thi hành những vấn đề mà pháp luật quy định và quy định chi tiết những vấn đề được luật giao.

 

2. Quy định về nghị quyết liên tịch giữa Chính Phủ và Uỷ ban Trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam. 

Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ và Uỷ ban trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam được xây dựng và ban hành theo quy định của luật bàn hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2020) và nghị định 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi bổ sung bởi nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ về "sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành của luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật" như sau: 

-Dự thảo nghị quyết liên tịch do Chính phủ phân công cơ quan chủ trì soạn thảo. Chính phủ thực hiện phân công cơ quan chủ trì soạn thảo theo quy định của pháp luật. Khi được phân công chủ trì soạn thảo cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo phải có trách nhiệm theo quy định tại điều 25 nghị định 34/2016/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi nghị định số 120/2020/NĐ-CP. Cơ quan, tổ chức được giao chủ trì soạn thảo sẽ tiến hành thành lập ban soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của pháp luật. 

-Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tổ chức soạn thảo dự thảo. Các bước soạn thảo dự thảo được tiến hành theo quy định của pháp luật;

-Trong quá trình soạn thảo dự thảo nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ và Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo có trách nhiệm lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức cá nhân theo quy định: Lấy ý kiến các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản, tổ chức có liên quan, đăng tải văn dự thảo và tờ trình trên cổng thông tin điên tử, việc lấy ý kiến có thể thông qua hình thức lấy ý kiến trực tiếp, cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu tiếp thu các ý kiến đóng góp, và đăng tải nội dung giải trình,...;

-Dự thảo nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Uỷ ban trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam phải được Bộ tư pháp thẩm định trước khi trình Chính phủ, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, thẩm tra trước khi trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội; 

-Hồ sơ, thời hạn, nội dung thẩm định được tiến hành theo quy định của pháp luật; 

-Hồ sơ, thời hạn, nội dung thẩm tra được tiến hành theo quy định của pháp luật; 

-Cơ quan chủ trì có trách nhiệm nghiên cứu góp ý để chỉnh lý dự thảo; 

-Dự thảo được thông qua khi có sự thống nhất ý kiến của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành nghị quyết liên tịch; 

-Đối với nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thì thủ tướng Chính phủ với thay mặt Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thay mặt Đoàn chủ tịch Uỷ ban Trung Ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam ký ban hành và phải ký chữ "TM" trước chữ "Chính phủ", "Đoàn chủ tịch Uỷ ban trung Ương mặt trận tổ quốc Việt Nam".

 

3. Quy định về mẫu nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ và Đoàn chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 

>> Tham khảo: Mẫu số 03 nghị quết liên tịch giữa Chính phủ và Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như sau: 

CHÍNH PHỦ-ĐOÀN

CHỦ TỊCH UỶ BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 

Dộc lập - Tự do - Hạnh phúc 

Số: /20 (1)/NQLT-CP-ĐCTUBTUMTTQVN Hà Nội, ngày tháng năm 2023

NGHỊ QUYẾT LIÊN TỊCH (2) (tên nghị quyết) 

Căn cứ luật tổ chức Chính Phủ ngày, 19 tháng 6, năm 2015; 

Căn cứ Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày, 09 tháng 6, năm 2015; 

Căn cứ (3) Căn cứ khác để ban hành ghi rõ tên, loại văn bản, số kí hiệu, cơ quan ban hành, ngày tháng năm ban hành (riêng luật không ghi số, kí hiệu, cơ quan ban hành)

Chính phủ và Đoàn chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành Nghị quyết hướng dẫn (2) (tên nghị quyết) 

(4) Nội dung nghị quyết ban hành; tùy trường hợp có thể kết cấu thành phần, chương, mục, tiểu mục 

Điều 1: Phạm vi điều chỉnh 

Nghị quyết liên tịch này quy định trách nhiệm của Ủy ban trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam và trách nhiệm của Chính phủ, các bộ ngành liên quan

Điều 2: Mục tiêu phối hợp 

1. Góp phần nâng cao nhận thức tăng cường trách nhiệm của các cấp các ngành tạo sự phối hợp giữa các cấp các ngành 

2.Thông qua thực hiện cuộc vận đồng "toàn dân xây dựng nông thôn mới đô thị văn minh do ủy ban trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam phối hợp thực hiện...

(4) Nội dung nghị quyết ban hành; tùy trường hợp có thể kết cấu thành phần, chương, mục, tiểu mục 

Điều. (tên điều, nội dung quy định) 

Điều. (tên điều, nội dung quy định)

TM.ĐOÀN CHỦ TỊCH UỶ BAN TRUNG ƯƠNG

MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM 

CHỦ TỊCH (5b)

(chữ ký,dấu) 

TM. CHÍNH PHỦ 

THỦ TƯỚNG (5a)

(chữ ký, dấu) 

Họ và tên  Họ và tên 

Nơi nhận: 

- ....; 

-Lưu: VT,..(6) A.XX (7) 

Ghi chú: 

(*) Nghị quyết liên tịch được đăng ký và ghi số thứ tự tại văn thư của cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản. 

(1) Năm ban hành nghị quyết liên tịch; 

(2) Tên nghị quyết liên tịch; 

(3) Căn cứ khác để ban hành, ghi đầy đủ tên loại văn bản, số, ký hiệu, cơ quan ban hành, ngày tháng năm ban hành văn bản (riêng luật, pháp lệnh không ghi số, ký hiệu, cơ quan ban hành); 

(4) Nội dung nghị quyết liên tịch; tuỳ từng trường hợp, có thể kết cấu thành phần, chương, mục, tiểu mục;

(5a) và (5b): Trường hợp Chính phủ chủ trì soạn thảo thì Thủ tướng chính phủ ký thay mặt chính phủ; trường hợp Đoàn chủ tịch Uỷ ban trung Ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì soạn thảo thì Uỷ ban trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam ký thay mặt Đoàn chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thay mặt đoàn chủ tịch và chuyển (5b) sang vị trí (5a); 

(6) Chữ viết tắt tên đơn vị chủ trì soạn thảo thuộc cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan (tổ chức) tham gia và số lượng bản lưu. Nghị quyết liên tịch được lưu tại cơ quan chủ trì soạn thảo; lưu hồ sơ tại đơn vị chủ trì soạn thảo và cơ quan (tổ chức) tham gia ban hành; 

(7) Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành (nếu cần). 

>> Xem thêm tại bài viết: Thẩm quyền ban hành nghị quyết liên tịch?

Trên đây là bài viết của công ty Luật Minh Khuê về việc "Quy định về nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ và Uỷ ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam". Nếu gặp bất kỳ vấn đề pháp lý gì quý bạn đọc vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo số điện thoại 1900.6162 hoặc qua Email: lienhe@luatminhkhue.vn. Trân Trọng.