1. Nghỉ thai sản có được miễn sinh hoạt Đảng?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều lệ Đảng năm 2011 thì Đảng viên không được miễn sinh hoạt Đảng trong thời gian nghỉ thai sản. Việc miễn sinh hoạt Đảng chỉ được đề cập ở Điều 7 và áp dụng với Đảng viên tuổi cao, sức yếu tự nguyện xin giảm, miễn công tác và sinh hoạt đảng như sau:
"Điều 7. Đảng viên tuổi cao, sức yếu, tự nguyện xin giảm, miễn công tác và sinh hoạt đảng do chi bộ xem xét, quyết định."
Như vậy, trường hợp bạn muốn nghỉ sinh hoạt đảng trong thời gian thai sản thì bạn phải xin miễn sinh hoạt Đảng bằng cách làm đơn hoặc trực tiếp báo cáo với chi bộ để chi bộ xem xét quyết định cho bạn được miễn sinh hoạt đảng trong thời gian nghỉ sinh.
>> Tham khảo: Có phải đóng Đảng phí khi nghỉ thai sản không?
2. Nghỉ thai sản doanh nghiệp có phải trả lương không?
Luật sư tư vấn:
Điều 168 Bộ luật lao động 2019 (có hiệu lực từ 01/01/2021) quy định như sau:
Điều 168. Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
1. Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; người lao động được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
Khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động tham gia các hình thức bảo hiểm khác đối với người lao động.
2. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
3. Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Như vậy, theo quy định trên: trong thời gian mà người lao động nghỉ thai sản, tức người lao động nghỉ việc đang hưởng chế độ bảo hiểm thai sản thì người sử dụng lao động không phải trả lương.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về câu hỏi của bạn. Nếu có gì vướng mắc vui lòng liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật qua tổng đài 19006162 để được giải đáp. Xem thêm: Có được trả lương hàng tháng trong thời gian nghỉ thai sản?
3. Tham gia bảo hiểm bao lâu thì được hưởng chế độ thai sản?
Dự sinh vào 11/9/2020. Do sức khỏe yếu công việc áp lực nên em dự định làm hết tháng 4/2019 sẽ xin nghỉ để dưỡng thai. Theo như em được biết, điều kiện để được hưởng thai sản là người lao động phải tham gia bảo hiểm liên tục trong vòng 6 tháng trong 12 tháng trước khi mang thai. Nếu làm đến tháng 4/2019 em nghỉ thì em đã tham gia được bảo hiểm 7 tháng. Nhưng nếu dự sinh vào 11/9/2015 thì tính ra là 11 tháng từ lúc tham gia bảo hiểm đến trước khi sinh. Có nghĩa là em tham gia bảo hiểm liên tục 7 tháng trước khi sinh 11 tháng.
Vậy em có đủ điều kiện hưởng thai sản hay không? Nếu không thì khi em nghỉ việc các khoản bảo hiểm em đã tham gia bên bảo hiểm sẽ giải quyết như thế nào?
Rất mong nhận được giải đáp từ phía Luật Sư. Em xin cảm ơn.
Người gửi: Mai Tâm
Trả lời:
Căn cứ Điều 31, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.
Như chị trình bày, chị tham gia bảo hiểm liên tục 7 tháng trước khi sinh 11 tháng. Pháp luật quy định phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con. Tức là chị phải đóng bảo hiểm từ đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh chứ không phải là bắt buộc trước khi sinh 12 tháng chị phải đóng chị nhé. Với trường hợp của chị thì chị hoàn toàn đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật chị nhé!
4. Đóng bảo hiểm xã hội 3 tháng vẫn được hưởng trợ cấp thai sản? Tại sao?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì để hưởng chế độ thai sản khi sinh con lao động nữ cần đáp ứng điều kiện: đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu 6 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh.
Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Tuy nhiên, trên thực tế thì có một số lao động nữ sức khỏe không đảm bảo để có thể tiếp tục làm việc, lúc này lao động nữ sẽ chủ động đi khám chữa bệnh để có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh - phải nghỉ việc để dưỡng thai. Đối với trường hợp này, thì để đảm bảo điều kiện 6 tháng đóng bảo hiểm trước sinh là khá khó khăn cho người lao động; vì thế để tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nữ Luật bảo hiểm xã hội quy định những đối tượng này chỉ cần thỏa mãn điều kiện đóng bảo hiểm tối thiểu 3 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh:
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Bên cạnh đó, khi người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì ngay cả khi nghỉ việc trước thời điểm sinh con cũng vẫn được hưởng chế độ thai sản.
>> Xem thêm: Giáo viên nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè có được nghỉ bù?
5. Điều kiện hưởng trợ cấp thai sản khi lao động nữ sinh con?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về Điều kiện hưởng chế độ thai sản (như trích dẫn phần trên). Theo đó bạn dự kiến tháng 11 năm 2020 bạn sinh thì thời gian 12 tháng trước khi sinh được tính từ tháng 12 năm 2019 đến tháng 11 năm 2020, trong khoảng thời gian này thì bạn đóng bảo hiểm được tháng 12,1,2,3,4,5. Như vậy là bạn đã đóng đủ 6 tháng bảo hiểm trong vòng 12 tháng trước khi sinh nên bạn đủ điều kiện được hưởng bảo hiểm thai sản.
>> Tham khảo bài viết liên quan: Thời gian nghỉ thai sản theo quy định là 6 tháng hay 180 ngày?