Mục lục bài viết
1. Giao dịch dân sự là gì?
Giao dịch dân sự là một trong những vấn đề diễn ra vô cùng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, mọi những vấn đề có liên quan đến giao dịch trao đổi trong cuộc sống đều là những giao dịch dân sự. Theo đó thì giao kết hợp đồng mua bán cũng là một giao dịch dân sự, do đó thì khi mà bạn ký một hợp đồng để mua hoặc bán một sản phẩm hoặc dịch vụ, đó là một giao dịch dân sự. Ví dụ, việc mua một chiếc ô tô, thuê một căn hộ, hoặc ký một hợp đồng lao động đều là các giao dịch dân sự.
Căn cứ theo quy định tại Điều 116 Bộ luật dân sự 2015 thì có quy định về giao dịch dân sự. Theo đó thì giao dịch dân sự chính là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương hoặc làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự.
2. Người bị tạm giam có quyền tự mình giao dịch dân sự không?
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì Giao dịch dân sự được hiểu là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Căn cứ Điều 9 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định về quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam. Theo đó, người bị tạm giam có các quyền như:
- Được bảo vệ an toàn tính mạng, thân thể, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được phổ biến các quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy của cơ sở giam giữ
- Được thực hiện quyền bầu cử theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định của Luật trưng cầu ý dân
- Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế, sinh hoạt tinh thần, gửi, nhận thư, nhận quà, nhận sách, báo, tài liệu
- Được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự. Đây là một trong những quyền của người tạm giam. Tiếp xúc lãnh sự có thể ám chỉ việc liên hệ với đại sứ quán hoặc lãnh sự quán của một quốc gia nếu bạn cần hỗ trợ về các vấn đề liên quan đến quốc tịch, hộ chiếu, visa hoặc các vấn đề pháp lý liên quan đến quốc tịch của bạn. Để tiếp xúc lãnh sự, bạn nên liên hệ với đại sứ quán hoặc lãnh sự quán của quốc gia đó và xác định vấn đề cụ thể mà bạn cần giúp đỡ.
- Người tạm giam được hướng dẫn, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa, trợ giúp pháp lý
- Được gặp người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch dân sự
- Được yêu cầu trả tự do khi hết thời hạn Luật Dân sự 2015 tạm giữ, thời hạn tạm giam. Tức là khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam thì sẽ được trả tự do theo đúng quy định của pháp luật.
- Được khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật. Người tạm giam có quyền khiếu nại và tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình họ bị tạm giam. Điều này là một phần quan trọng của quyền tự bào chữa và bảo vệ quyền con người. Dưới đây là một số điểm quan trọng liên quan đến quyền này: Quyền khiếu nại: Người tạm giam có quyền khiếu nại về bất kỳ vi phạm pháp luật hoặc lạm dụng nào mà họ cho là đã xảy ra trong quá trình tạm giam. Khiếu nại này có thể được đệ trình cho các cơ quan có thẩm quyền như sở tù nhân, đại diện luật sư, hoặc tổ chức quyền con người. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật: Nếu người tạm giam có thông tin về hành vi vi phạm pháp luật khác, họ cũng có quyền tố cáo cho cơ quan thẩm quyền. Điều này có thể liên quan đến tố cáo hành vi của nhân viên tù nhân, nhân viên tù trường, hoặc bất kỳ người nào khác tham gia vào quá trình tạm giam.
- Được bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước nếu bị giam, giữ trái pháp luật. Người bị tạm giam mà sau đó được chứng minh là bị giam giữ trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước hoặc tương tự. Điều này nhấn mạnh tính quan trọng của việc bảo vệ quyền của người bị tạm giam và đảm bảo tính công bằng trong hệ thống pháp luật. Các quyền này có thể bao gồm:
+ Bồi thường thiệt hại về tài sản: Nếu người bị tạm giam bị tổn thất tài sản hoặc bị mất cơ hội tài chính do việc bị giam giữ trái pháp luật, họ có thể được bồi thường số tiền tương đương với thiệt hại đó.
+ Bồi thường thiệt hại về sức khỏe và tinh thần: Nếu việc bị giam giữ trái pháp luật gây ra hậu quả về sức khỏe hoặc tinh thần, người bị tạm giam có thể được bồi thường các chi phí y tế và tâm lý liên quan đến việc điều trị hoặc khắc phục hậu quả.
- Được hưởng các quyền khác của công dân nếu không bị hạn chế bởi Luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp các quyền đó không thể thực hiện được do họ đang bị tạm giữ, tạm giam.
Quy định trên có quy định một trong những quyền của người bị tạm giam là được gặp người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch dân sự. Trong đó: Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giam là người đại diện theo pháp luật là người đại diện do pháp luật quy định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định. Người đại diện theo pháp luật bao gồm: cha, mẹ đối với con chưa thành niên; người giám hộ đối với người được giám hộ; người được Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chủ hộ gia đình đối với hộ gia đình; tổ trưởng tổ hợp tác đối với tổ hợp tác; những người khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người tạm giam đang bị hạn chế quyền đi lại nên không thể tự mình trực tiếp thực hiện giao dịch dân sự (mua bán tài sản, viết di chúc, vay tiền..) mà chỉ có thể thực hiện thông qua người đại diện hợp pháp của họ và tuỳ từng đối tượng sẽ có người đại diện theo pháp luật riêng.
3. Công chứng giao dịch dân sự trong quá trình tạm giam
Một số trường hợp giao dịch dân sự phải bắt buộc công chứng như hợp đồng uỷ quyền, hợp đồng tặng cho, hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng cho thuê tài sản...Nếu người đang bị tam giam muốn thực hiện những giao dịch nêu trên thì cần phải công chứng . Việc thực hiện công chứng sẽ tuân theo Luật Công chứng 2014 cụ thể:
- Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng. Ngoại trừ đối với trường hợp được phép thực hiện công chứng ở ngoài trụ sở
- Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
Theo quy định trên,người đang bị tạm giữ, tạm giam được phép mời gặp công chứng viên để công chứng hợp đồng tại nơi mình đang bị tạm giữ, tạm giam. Đây là trường hợp công chứng được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng. Theo đó khi muốn thực hiện công chứng tại trạm giam thì tổ chức hành nghề phải thực hiện trình tự, thủ tục công chứng được quy định tại Luật Công chứng 2014. Và một vài lưu ý khi thực hiện công chứng tại trại giam, trại tạm giam, cán bộ công chứng phải thực hiện thông báo đến chủ thể quản lý, cơ quan quan quản lý tại trại giam. Sau khi có sự chấp thuận, đồng ý của ban quản lý trại giam, thủ tục công chứng mới được tiến hành thực hiện. Khi tiến hành hoạt động công chứng, văn phòng công chứng phải có công văn thông báo gửi đến trại giam về hoạt động công chứng rõ ràng.
Việc tuân thủ thực hiện các nguyên tắc nêu trên đảm bảo tính khách quan trong quá trình thực hiện công chứng tại trại giam; thể hiện sự tôn trọng, trật tự đối với quy định vận hành của trại giam đó.
Vui lòng liên hệ qua hotline 1900.6162. Hoặc quý khách hàng gửi yêu cầu chi tiết qua email: lienhe@luatminhkhue.vn để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc
Bài viết liên quan: Tạm giam là gì? Thời hạn tạm giam, tạm giữ người là bao lâu?