Mục lục bài viết
- 1. Cách tính tiền tử tuất đối với người hưởng lương hưu?
- 2. Chế độ tử tuất của người lao động độc thân như thế nào?
- 3. Chế độ Tử tuất cho người đóng Bảo hiểm xã hội đang hưởng lương hưu qua đời ?
- 4. Chế độ tử tuất với cán bộ hưu trí được chi trả như thế nào thì đúng luật ?
- 5. Mẫu thống kê đối tượng giải quyết hưởng chế độ trợ cấp tử tuất một lần (Mẫu số 22N-HSB)
- 6. Mẫu danh sách hưởng chế độ tử tuất hàng tháng (Mẫu số 19H-HSB)
1. Cách tính tiền tử tuất đối với người hưởng lương hưu?
>> Luật sư tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội về chế độ tử tuất, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Theo như thông tin bạn cung cấp thì mẹ bạn đang hưởng lương hưu thì qua đời, trong trường hợp này gia đình bạn sẽ được hưởng trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất, cụ thể quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Điều 66. Trợ cấp mai táng
1. Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng:
a) Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên;
b) Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c) Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.
2. Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này chết.
3. Người quy định tại khoản 1 Điều này bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng quy định tại khoản 2 Điều này.
Hiện hành, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng.
Về trợ cấp tuất, gia đình bạn có thể được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng hoặc trợ cấp tuất 1 lần tùy theo điều kiện hoàn cảnh của gia đình. Nếu mẹ bạn có con từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, chồng từ 60 tuổi trở lên còn sống,... thì sẽ được hưởng mức trợ cấp tuất hàng tháng. Nếu mẹ bạn không có thân nhân thuộc những trường hợp này thì gia đình bạn sẽ được hưởng mức trợ cấp tuất 1 lần. Mức hưởng được quy định như sau:
- Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.
- Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014; bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho các năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi; mức thấp nhất bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Mức trợ cấp tử tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu, mức thấp nhất bằng 03 tháng lương hưu đang hưởng. Tham khảo ngay: Hướng dẫn lập hồ sơ giải quyết hưởng chế độ tử tuất
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật Bảo hiểm xã hội, gọi: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!
2. Chế độ tử tuất của người lao động độc thân như thế nào?
>> Hướng dẫn về chế độ tử tuất, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Căn cứ theo quy định của pháp luật thì người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội mà chưa làm hồ sơ để hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì sau khi mất thân nhân của người lao động này sẽ được hưởng chế độ tử tuất theo quy định của luật bảo hiểm xã hội hiện hành.
Theo đó, căn cứ theo quy định tại điều 69 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì đối với trường hợp người lao động chết mà không có thân nhân thì trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế. Cụ thể:
Điều 69. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất một lần
Những người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần:
1. Người lao động chết không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật này;
2. Người lao động chết thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 nhưng không có thân nhân hưởng tiền tuất hằng tháng quy định tại khoản 2 Điều 67 của Luật này;
3. Thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 67 mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần, trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
4. Trường hợp người lao động chết mà không có thân nhân quy định tại khoản 6 Điều 3 của Luật này thì trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 về thừa kế theo quy định của pháp luật thì trợ cấp tuất một lần của em trai bạn sẽ được chia cho những người thuộc hàng thừa kế. Cụ thể:
Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Như vậy, nếu sau khi mà em trai bạn mất thì những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: bố, mẹ của em bạn, con (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp theo quy định của pháp luật) sẽ được hưởng phần trợ cấp tuất một lần. Trong trường hợp những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất đều không cồn thì phần di sản này sẽ được chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ hai là: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất bao gồm:
+ Sổ bảo hiểm xã hội;
+ Bản sao giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc bản sao quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
+ Tờ khai của thân nhân và biên bản họp của các thân nhân đối với trường hợp đủ điều kiện hưởng hằng tháng nhưng chọn hưởng trợ cấp tuất một lần;
+ Biên bản điều tra tai nạn lao động, trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì phải có thêm biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông quy định tại khoản 2 Điều 104 của Luật này; bản sao bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp chết do bệnh nghề nghiệp;
+ Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với thân nhân bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp. Tham khảo ngay: Đang hưởng lương hưu mất thì thân nhân có được hưởng chế độ tử tuất ?
3. Chế độ Tử tuất cho người đóng Bảo hiểm xã hội đang hưởng lương hưu qua đời ?
Luật sư trả lời:
Đối với người đóng Bảo hiểm xã hội đang hưởng lương hưu khi qua đời sẽ được hưởng các khoản trợ cấp sau:
Thứ nhất: Trợ cấp mai táng được quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 với mức hưởng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người đang hưởng lương hưu qua đời.
Điều 66. Trợ cấp mai táng
1. Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng:
c) Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.
2. Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này chết.
Thứ hai: Hưởng Trợ cấp tuất hàng tháng nếu thuộc các trường hợp được hưởng theo quy định tại khoản 2, Điều 67 Luật Bảo hiểm năm 2014.
Điều 67. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng
2. Thân nhân của những người quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm:
a) Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;
b) Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;
d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.
Mức trợ cấp tuất hàng tháng được tính quy định tại Điều 68 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Điều 68. Mức trợ cấp tuất hằng tháng
1. Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.
2. Trường hợp một người chết thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật này thì số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng không quá 04 người; trường hợp có từ 02 người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng 02 lần mức trợ cấp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện kể từ tháng liền kề sau tháng mà đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này chết. Trường hợp khi bố chết mà người mẹ đang mang thai thì thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng của con tính từ tháng con được sinh.
Như vậy ngoài trợ cấp mai táng thì bạn xem trường hợp của mình có được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng theo Điều 67, Điều 68 ở trên không ? (do bạn chưa cung cấp đủ thông tin chi tiết).
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp. Tham khảo ngay: Thời gian thanh toán tiền tử tuất một lần là bao lâu?
4. Chế độ tử tuất với cán bộ hưu trí được chi trả như thế nào thì đúng luật ?
Luật sư trả lời:
Thứ nhất về chế độ mai táng phí.
Theo Điều 66 và Điều 67 Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 quy định về chế độ mai táng phí với chế độ tử tuất, đối với người đang hưởng chế độ hưu trí mà chết.
Điều 66. Trợ cấp mai táng
1. Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng:
a) Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên;
b) Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c) Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.
2. Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này chết.
3. Người quy định tại khoản 1 Điều này bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo đó, tại điểm c khoản 1 điều này có nêu, Người đang hưởng lương hưu khi chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng, và mức trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người này chết.
Vậy nên, về chế độ mai táng phí được chi trả như bạn nêu là hợp lý.
Thứ hai, về chế độ tử tuất.
Theo quy định tại Điều 67 luật này
Điều 67. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng
1. Những người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng:
a) Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
b) Đang hưởng lương hưu;
c) Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61 % trở lên.
2. Thân nhân của những người quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm:
a) Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;
b) Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;
d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.
3. Thân nhân quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở. Thu nhập theo quy định tại Luật này không bao gồm khoản trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
Theo đó, người đàng hưởng lương hưu mà chết thì nhân thân của người đó sẽ được hưởng tiền tuất hàng tháng.
và mức trợ cấp tuất được quy định tại Điều 68 luật này như sau:
Điều 68. Mức trợ cấp tuất hằng tháng
1. Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.
Như vậy, gia đình bạn được hưởng 50% mức lương cơ sở như vậy cũng là hợp lý.
2. Trường hợp một người chết thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật này thì số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng không quá 04 người; trường hợp có từ 02 người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng 02 lần mức trợ cấp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện kể từ tháng liền kề sau tháng mà đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này chết. Trường hợp khi bố chết mà người mẹ đang mang thai thì thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng của con tính từ tháng con được sinh.
Điều 71. Chế độ hưu trí và chế độ tử tuất đối với người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
1. Chế độ hưu trí và tử tuất đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được thực hiện như sau:
a) Có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì điều kiện, mức hưởng lương hưu thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc; mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương cơ sở, trừ đối tượng quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này;
b) Có từ đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc;
c) Có từ đủ 12 tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì trợ cấp mai táng được thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp. Tham khảo ngay: Tư vấn về chế độ tử tuất cựu chiến binh ?
5. Mẫu thống kê đối tượng giải quyết hưởng chế độ trợ cấp tử tuất một lần (Mẫu số 22N-HSB)
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM BHXH TỈNH, TP ................. |
THỐNG KÊ ĐỐI TƯỢNG GIẢI QUYẾT HƯỞNG CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP TỬ TUẤT MỘT LẦN
Quý………… năm………….
1. Đối tượng đang hưởng chế độ BHXH hàng tháng:
Tiêu thức | Tổng số người chết (người) | Tuổi nghỉ hưởng bình quân (năm) | Tuổi chết bình quân (năm) | Thời gian hưởng BHXH bình quân (năm) | Số tháng hưởng trợ cấp BQ (tháng) | Số tiền hưởng TC bình quân (đồng) | ||||||
Nam | Nữ | Nam | Nữ | Nam | Nữ | Nam | Nữ | Nam | Nữ | Nam | Nữ | |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 |
I. Tổng số | ||||||||||||
II. Thống kê theo: | ||||||||||||
1. Loại đối tượng: | ||||||||||||
a. Hưu trí | ||||||||||||
b. Mất sức lao động | ||||||||||||
c. TNLĐ, BNN | ||||||||||||
2. Độ tuổi: | ||||||||||||
a. Từ 60 trở xuống | ||||||||||||
b. Từ trên 60 đến đủ 65 | ||||||||||||
c. Từ trên 65 đến đủ 70 | ||||||||||||
d. Từ trên 70 đến đủ 75 | ||||||||||||
e. Trên 75 tuổi |
2. Đối tượng đang tham gia BHXH:
a. Tổng số người chết (người):
Trong đó:
- BHXH bắt buộc: (chết do TNLĐ,BNN: )
- BHXH tự nguyện:
b. Thời gian tham gia BHXH bình quân (năm):
Trong đó:
- BHXH bắt buộc:
- BHXH tự nguyện:
c. Tuổi chết bình quân (năm):
Trong đó:
- BHXH bắt buộc:
- BHXH tự nguyện:
d. Số tháng hưởng trợ cấp bình quân (tháng):
Trong đó:
- BHXH bắt buộc:
- BHXH tự nguyện:
e. Số tiền hưởng trợ cấp bình quân (đồng):
Trong đó:
- BHXH bắt buộc:
- BHXH tự nguyện:
|
| Ngày ....tháng .....năm ...... |
Ghi chú: Thống nhất lập trên khổ giấy A3
6. Mẫu danh sách hưởng chế độ tử tuất hàng tháng (Mẫu số 19H-HSB)
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM |
DANH SÁCH GIẢI QUYẾT HƯỞNG CHẾ ĐỘ TỬ TUẤT HÀNG THÁNG
Tháng ……. năm …………
(Đơn vị tiền tính bằng đồng)
Số TT | Số QĐ | Số sổ BHXH hoặc số hồ sơ | Họ và tên người chết | Năm sinh | Đối tượng chết | Ngày hưởng BHXH | Ngày chết | Họ tên người hưởng trợ cấp | Số định xuất | Tiền trợ cấp hàng tháng | Tiền trợ cấp chết do TNLĐ (BNN) | Tiền mai táng | TC khu vực một lần | Hưởng trợ cấp từ tháng, năm | Nơi nhận trợ cấp | |||||||
Cơ bản | Nuôi dưỡng | NSNN | Quỹ BHXH | |||||||||||||||||||
Nam | Nữ | NS NN | Quỹ BHXH | NS NN | Quỹ BHXH | NSNN | Quỹ BHXH | Số tháng | Số tiền | |||||||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 |
A | BHXH bắt buộc | |||||||||||||||||||||
I. | BHXH LL vũ trang chuyển đến | |||||||||||||||||||||
1 | ||||||||||||||||||||||
… | ||||||||||||||||||||||
II. | BHXH tỉnh giải quyết | |||||||||||||||||||||
1 | ||||||||||||||||||||||
… | ||||||||||||||||||||||
Cộng | ||||||||||||||||||||||
B | BHXH tự nguyện | |||||||||||||||||||||
1 | ||||||||||||||||||||||
…. | ||||||||||||||||||||||
Cộng |
|
| Ngày …. tháng …. năm …. |