Mục lục bài viết
- 1. Khái niệm nguồn của luật dân sự
- 2. Phân loại nguồn của luật dân sự hiện nay
- 2.1 Hiến pháp là nguồn của pháp luật dân sự
- 2.2 Bộ luật dân sự là nguồn của pháp luật dân sự
- 2.3 Các văn bản Luật là nguồn của pháp luật dân sự
- 2.4 Nghị quyết của Quốc hội là nguồn của pháp luật dân sự:
- 2.5 Các văn bản dưới luật là nguồn của pháp luật dân sự
- 2.6 Án lệ là nguồn của pháp luật dân sự
1. Khái niệm nguồn của luật dân sự
Nguồn của pháp luật đã được nghiên cứu trong lý luận chung về nhà nước và pháp luật, về mặt xã hội học, nguồn của pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị đưa lên thành luật mà nội dung được xác định bởi các điều kiện chính trị, kinh tế tồn tại trong xã hội cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật. Pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị đưa thành luật, thể hiện quan điểm giai cấp về hình mẫu xã hội, trong đó các quan hệ xã hội nào được điều chỉnh bằng pháp luật và với phương thức nào là do giai cấp thống trị quy định thông qua hoạt động lập pháp của nhà nước.
Để xem xét các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ pháp luật dân sự thì cần nghiên cứu về nguồn luật dân sự. Nguồn của luật Dân sự được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau gôm:
Thứ nhất, theo nguồn gốc phát sinh quy phạm pháp luật thì nguồn của luật Dân sự là những quan hệ xã hội cần thiết phải được pháp luật dân sự điều chỉnh;
Thứ hai, dưới góc độ xã hội học thì nguồn của luật Dân sự là ý chí của giai cấp thống trị được đưa lên thành luật mà nội dung được quyết định bởi điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội và phong tục, tập quán;
Thứ ba, theo hình thức biểu hiện ra bên ngoài thì nguồn của luật Dân sự là những văn bản quy phạm pháp luật dân sự.
Mỗi ngành luật là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định cách thức xử sự của các chủ thể tham gia vào các quan hệ đó phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị. Trong điều kiện của chúng ta hiện nay - Đảng “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” (Điều 4 Hiến pháp năm 1992), là đại biểu trung thành của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, của dân tộc thì pháp luật là sự thể chế hoá đường lối của Đảng trong từng giai đoạn cách mạng. Đường lối, chủ trương của Đảng được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thể chế hoá bằng quá trình lập pháp. Bởi vậy, “Nhà nước ta phải có đủ quyền lực và đủ khả năng định ra luật pháp và tổ chức, quản lý mọi mặt đời sống bằng pháp luật”.
Nguồn của luật dân sự hiểu theo nghĩa hẹp là những văn bản pháp luật (hình thức của pháp luật) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân. Một văn bản được coi là nguồn của luật dân sự phải đáp ứng những yêu cầu sau đây:
- Văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
- Chứa đựng các quy phạm pháp luật dân sự;
- Phải ban hành theo trình tự, thủ tục do luật định.
Nguồn của pháp luật bao gồm nguồn nội dung và nguồn hình thức, trong đó, “nguồn nội dung của pháp luật là xuất xứ, là căn nguyên của pháp luật bởi vì nó được các chủ thể có thẩm quyền dựa vào đó để xây dựng, ban hành và giải thích pháp luật” và “nguồn hình thức của pháp luật được hiếu là phương thức tồn tại của các quy phạm pháp luật trong thực tế hay là nơi chứa đựng, nơi có thể cung cấp các quy phạm pháp luật, tức là những căn cứ mà các chủ thể có thẩm quyền dựa vào đó để giải quyết các vụ việc pháp lý xảy ra trong thực tế”.
Quan niệm về nguồn của luật dân sự có sự thay đổi theo thời gian, dựa trên quy định của luật tương ứng với thời kỳ đó. Bộ luật Dân sự năm 2015 lần đầu tiên chính thức ghi nhận việc áp dụng án lệ, trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự phát sinh. Do đó, luật Dân sự bao gồm một hệ thống các văn bản pháp luật (luật thành văn) cùng với tập quán, án lệ trong đó chứa đựng các quy tắc xử sự chung theo một chuẩn mực pháp lý nhất định. Vì thế, nguồn của luật dân sự là quy tắc ứng xử được ghi nhận trong các văn bản pháp luật do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước ban hành, những tập quán, khuôn mẫu được xác định từ án lệ mà theo đó, các chủ thể phải tuân theo khi tham gia và thực hiện các quan hệ dân sự.
Trong số các loại nguồn của luật dân sự thì hệ thống các vãn bản pháp luật được xác định là nguồn chủ yếu và quan trọng nhất bởi hệ thống pháp luật nước ta theo truyền thống pháp luật Civil law - luật thành văn. Văn bản quy phạm pháp luật là nguồn của luật dân sự do do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục nhất định có chứa các quy phạm pháp luật dân sự, nhằm điều chỉnh các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. Một vãn bản quy phạm pháp luật được coi là nguồn của luật dân sự phải đáp ứng những yêu cầu sau đây:
Một là, phải là văn bản quy phạm pháp luật dân sự, tức là chứa đựng các quy tắc xử sự chung để điều chỉnh quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của luật Dân sự;
Hai là, văn bản quy phạm pháp luật dân sự phải do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành; Ba là, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật dân sự phải tuân theo một trình tự, thủ tục nhất định do pháp luật quy định.
2. Phân loại nguồn của luật dân sự hiện nay
Nguồn của luật dân sự rất đa dạng, phong phú. Trong đó, nguồn chiếm ưu thế và quan trọng nhất của luật Dân sự là luật thành văn. Ngoài ra, tập quán, án lệ cũng được thừa nhận chính thức là nguồn của luật Dân sự.
Luật thành văn: Luật thành văn là các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được ban hành theo một trình tự luật định. Luật thành văn với các tên gọi khác nhau như bộ luật, luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư, nghị quyết... nhưng chỉ được coi là nguồn của luật dân sự khi các vãn bản của luật thành văn đó có chứa đựng các quy phạm pháp luật dân sự. Theo nguyên tắc chung, các quy phạm pháp luật dân sự đều có hiệu lực bắt buộc thi hành. Nhưng căn cứ vào hình thức của văn bản, cơ quan ban hành và hiệu lực pháp luật của vãn bản, luật thành văn là nguồn của luật dân sự được chia thành các loại sau: Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, các luật, bộ luật liên quan, các văn bản dưới luật.
Thứ nhất, Hiến pháp. Hiến pháp là đạo luật cơ bản, đạo luật gốc của một quốc gia, là “xương sống, trụ cột” của hệ thống pháp luật, là cơ sở xây dựng các văn bản pháp luật khác. Hiến pháp là đạo luật cơ bản của hệ thống pháp luật, căn cứ vào hiến pháp, các ngành luật cụ thể hóa bằng các quy định để tác động tới các quan hệ mà nói có nhiệm vụ điều chỉnh. Hiến pháp là nguồn của mọi ngành luật nói chung và của luật dân sự nói riêng. Đối với luật Dân sự, Hiến pháp là nguồn quan trọng bởi trên cơ sở những quy định chung mang tính chất nguyên tắc của Hiến pháp mà Bộ luật Dân sự cụ thể hóa.
Những nội dung của Hiến pháp năm 2013 có liên quan trực tiếp đến luật Dân sự là Chương II (Chế độ kinh tế) và Chương V (Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân).
Chương II của Hiến pháp năm 2013 ghi nhận sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, khẳng định sự tồn tại của các hình thức sở hữu khác nhau như sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân...Trên cơ sở quy định của Hiến pháp năm 2013 về chế độ sở hữu, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã cụ thể hóa các quy định này với các quy định cụ thể về xác lập quyền sở hữu, các hình thức sở hữu... Nội dung Chương V của Hiến pháp năm 2013 quy định về các quyền và nghĩa vụ của công dân. Một loạt các quyền của công dân được Hiến pháp ghi nhận như quyền tự do kinh doanh; quyền sở hữu những thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở; quyền thừa kế...Trên cơ sở này, Bộ luật Dân sự đã cụ thể hóa các quy định về quyền nhân thân, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân, thừa kế, sở hữu...
Thứ hai, Bộ luật Dân sự. Bộ luật Dân sự là nguồn chủ yếu, trực tiếp và quan trọng nhất của luật Dân sự. Tính đến hiện tại, nước ta đã thông qua và thi hành ba Bộ luật Dân sự: Bộ luật Dân sự năm 1995, Bộ luật Dân sự năm 2005 và Bộ luật Dân sự năm 2015. Hiện nay, Bộ luật Dân sự năm 2015(Ngày 24/11/2015, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa 13 đã thông qua Bộ luật Dân sự năm 2015 (Luật số 91/2015/QH13). Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng đã được Chủ tịch nước công bố theo Lệnh số 20/2015/L-CTN ngày 08/12/2015. Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017 và thay thế Bộ luật Dân sự năm 2005) đang có hiệu lực thi hành. Bộ luật Dân sự năm 2015 gồm 6 phần, 27 chương và 689 Điều với nhiều chế định mới tiến bộ, thể hiện một cách đầy đủ nhất với tính chất là luật chung và định hướng cho việc xây dựng các văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự đặc thù, xử lý bất cập của luật hiện hành, giải quyết được những vướng mắc trong thực tiễn cuộc sống.
Mục tiêu, quan điểm xây dựng Bộ luật Dân sự được xác định như sau: Bộ luật được xây dựng trên cơ sở cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013; xây dựng Bộ luật với ý nghĩa, vai trò là luật chung của pháp luật tư; ghi nhận, bảo vệ tốt hơn quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong giao lưu dân sự; góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường; kế thừa truyền thống pháp luật dân sự nước ta từ trước đến nay.
Bố cục và những nội dung chủ yếu của Bộ luật Dân sự năm 2015 bao gồm:
Phần thứ nhất “Quy định chung” (Điều 1 đến Điều 157): Quy định về phạm vi điều chỉnh, nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, mối quan hệ giữa Bộ luật Dân sự với luật khác có liên quan và điều ước quốc tế, cơ chế pháp lý giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp không có quy định của pháp luật, xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền dân sự, địa vị pháp lý của chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự, tài sản, giao dịch dân sự, đại diện, thời hạn và thời hiệu và được kết cấu thành 10 chương. Đây là phần đưa ra các quy định chung được áp dụng xuyên suốt toàn bộ nội dung của Bộ luật Dân sự và được cụ thể hóa trong tất cả các phần của Bộ luật Dân sự. Những nội dung đã được quy định trong phần chung sẽ không cần phải quy định lặp lại trong các chế định riêng. Kết cấu này đảm bảo sự khoa học của Bộ luật Dân sự, tránh sự cồng kềnh và hạn chế trình trạng trùng lặp không cần thiết.
Phần thứ hai “Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản” (Điều 158 - Điều 273): Quy định về nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản, bảo vệ và giới hạn quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản, chiếm hữu, quyền sở hữu, quyền đối với bất động sản liền kề, quyền hưởng dụng, quyền bề mặt và được kết cấu thành 4 chương. Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản là chế định quan trọng của Bộ luật dân sự nước ta cũng như của các Bộ luật Dân sự của các nước trên thế giới. Điều này xuất phát từ tầm quan trọng của quyên sở hữu và quyền khác đối với mọi chủ thể trong xã hội. Trong mọi quốc gia trên thế giới cũng như tại Việt Nam, tài sản và chế độ sở hữu có ý nghĩa quan trọng, quyết định và có mối liên quan đến nhiều các quan hệ xã hội khác nhau. Điều 32 Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận:
“1. Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tố chức kinh tế khác.
2. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.
3. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cả nhân theo giá thị trường”.
Dựa trên quy định chung của Hiến pháp, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã cụ thể hóa các quy định về bảo hộ quyền sở hữu, chế độ sở hữu, hình thức sở hữu... để bảo đảm sự công bằng, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế qua đó tạo động lực để các chủ thể lao động, sản xuất nhằm làm tăng của cải cho bản thân, gia đình và xã hội.
Phần thứ ba “Nghĩa vụ và hợp đồng” (Điều 274 - Điều 608): Quy định về căn cứ phát sinh, thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm dân sự, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, giao kết, thực hiện và chấm dứt hợp đồng, một số hợp đồng thông dụng, hứa thuởng và thi có giải, thực hiện công việc không có ủy quyền, nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và được kết cấu thành 6 chương. Đây là phần có dung lượng điều luật lớn nhất trong Bộ luật Dân sự năm 2015 với 334 Điều. Các hợp đồng và nghĩa vụ giữa các chủ thể phát sinh ngày càng nhiều và đa dạng chủng loại trên thực tế nên phần này có vai trò quan trọng để định hướng cho việc thiết lập quan hệ hợp đồng giữa các bên. Đồng thời, trong quá trình thực hiện nghĩa vụ và hợp đồng mà phát sinh tranh chấp, phần thứ 3 “Nghĩa vụ và hợp đồng ” là cơ sở pháp lý quan trọng được áp dụng để giải quyết tranh chấp này giữa các bên. Các quy định trong phần này nhằm:
“bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia quan hệ dân sự; bảo vệ lợi ích của Nhà nước và lợi ích công cộng; góp phần đáp ứng các nhu cầu vật chất, tinh thần của nhân dân; đẩy mạnh giao lưu dân sự trong nước cũng như với nước ngoài đồng thời giải phóng mọi lực lượng sản xuất nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở nước ta”.
Phần thứ tư “Thừa kế” (Điều 609 - Điều 662): Quy định về quyền thừa kế, thời điểm, địa điểm mở thừa kế, di sản, người thừa kế, người quản lý di sản, từ chối nhận di sản, thời hiệu thừa kế, thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật, thanh toán, phân chia di sản và được kết cấu theo 4 chưomg với 53 Điều. Thừa kế là vấn đề quan trọng của Bộ luật Dân sự, được ghi nhận từ rất sớm trong các Bộ luật của nước ta qua từng thời kỳ. Với cậc nguyên tắc và quy định về thừa kế, quyền của người để lại di sản, người thừa kế được pháp luật công nhận và bảo vệ. Quy định về thừa kế cũng chính là củng cố vững chắc cho quyền sở hữu tài sản và quyền định đoạt tài sản của một chủ thể trước khi chết. Đây cũng là động lực khuyến khích mọi chủ thể trong việc lao động, sản xuất để tạo ra của cải cho bản thân, gia đình và xã hội.
Phần thứ năm “Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài” (Điều 663 - Điều 687): Quy định về xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, pháp luật áp dụng đối với cá nhân, pháp nhân, đối với quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân có yếu tố nước ngoài và được kết cấu thành 3 chương với 24 Điều. Đây là phần quan trọng để áp dụng và giải quyết các tranh chấp xảy ra đối với các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây: Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài; các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài; các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài. Với sự giao thương kinh tế mạnh mẽ như hiện nay, các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoậi ngày càng nhiều và phát sinh phổ biến ở mọi mặt trong đời sống xã hội.
Phần thứ sáu “Điều khoản thi hành” (Điều 688 và Điều 689). Phần này gồm Điều 688 Bộ luật Dân sự năm 2015 với tiên gọi: ‘'Điều khoản chuyển tiếp” nhằm phân định về cách thức áp dụng giữa Bộ luật Dân sự năm 2015 và Bộ luật Dân sự năm 2005. Còn Điều 689 quy định về hiệu lực thi hành của Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017. Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Bộ luật này có hiệu lực.
Thứ ba, luật và các bộ luật khác có liên quan. Khi Bộ luật Dân sự được ban hành với tư cách là nguồn chủ yếu quan trọng thì các đạo luật khác có giá trị như là nguồn bổ trợ. Do đó, các bộ luật, các luật khác như: Bộ luật Lao động, Luật Đất đai, Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật Tố tụng Dân sự, Luật Thương mại, Luật Doanh nghíêp, Luật Trẻ em, Luật Phá sản doanh nghiệp, Luật Sở hữu trí tuệ... là nguồn của luật dân sự. Ngay tại Điều 4 Bộ luật Dân sự đã ghi nhận về việc áp dụng Bộ luật Dân sự và luật khác có liên quan như sau:
“1. Bộ luật này là luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự.
2. Luật khác cỏ liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ thể không được trải với các nguyên tẳc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.
3.Trường hợp luật khác có liên quan không quy định hoặc có quy định nhưng vi phạm khoản 2 Điểu này thì quy định của Bộ luật này được áp dụng".
Theo đó, nếu các luật khác có liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ thể (hôn nhân, lao động, kinh doanh và thương mại...) thì luật này sẽ được ưu tiên áp dụng trước nếu như không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự. Trường hợp luật khác có liến quan không có quy định hoặc quy định trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự thì Bộ luật Dân sự được áp dụng.
Thứ tư, Nghị quyết của Quốc hội. Đây là văn bản do Quốc hội ban hành, có hiệu lực như văn bản pháp luật. Ke từ khi ban hành Bộ luật Dân sự, Quốc hội đã ban hành một số Nghị quyết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với luật dân sự, đó là: Một, Nghị quyết ngày 28/10/1995 về việc thi hành Bộ luật Dân sự năm 1995. Nghị quyết liệt kê những văn bản pháp luật hết hiệu lực khi Bộ luật Dân sự bắt đầu có hiệu lực và quy định phạm vi áp dụng Bộ luật Dân sự để giải quyết các tranh chấp phát sinh trước ngày Bộ luật Dân sự có hiệu lực. Theo Nghị quyết này, Bộ luật Dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 28 tháng 10 năm 1995 có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 1996. Các pháp lệnh sau đây hết hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 7 năm 1996: Pháp lệnh Hợp đồng dân sự ngày 29 tháng 4 năm 1991; Pháp lệnh Nhà ở ngày 26 tháng 3 năm 1991; Pháp lệnh Thừa kế ngày 30 tháng 8 năm 1990; Pháp lệnh Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ngày 28 tháng 1 năm 1989; Pháp lệnh Bảo hộ quyền tác giả ngày 2 tháng 12 năm 1994; Pháp lệnh Chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam ngày 5 tháng 12 năm 1988; Hai, Nghị quyết số 58 ngày 20/8/1998 về Giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01/7/1991 có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến giao dịch dân sự về nhà ở giai đoạn trước ngày 01/7/1991, nội dung có tính đến mọi mặt xã hội đối với vấn đề nhà ở. Nguyên tắc giải quyết các giao dịch dân sự về nhà ở thuộc sở hữu tư nhân được xác lập trước ngày 1 tháng 7 năm 1991 (ngày Pháp lệnh Nhà ở năm 1991 có hiệu lực) được giải quyết theo quy định của Nghị quyết này; việc giải quyết phải được thực hiện từng bước phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây: Khuyến khích, tôn trọng sự thoả thuận của các bên tham gia giao dịch dân sự, phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân,, tương ái, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong nội bộ nhân dân; tránh lãng phí của cải, vật chất phát sinh do việc đòi lại nhà gây ra; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng; trong quá trình giải quyết cần quan tâm thích đáng đối với bên tham gia giao dịch dân sự là người có công với cách mạng, người thuộc diện được hưởng chính sách xã hội, người nghèo đang phải thuê nhà ở, mượn nhà ở; giữ vững ổn định xã hội, có khả năng thực thi và được nhân dân đồng tình, về phạm vi áp dụng, Nghị quyết này được áp dụng đối với các giao dịch dân sự vê nhà ở đang thuộc sở hữu tư nhân được xác lập trước ngày 1 tháng 7 năm 1991 giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với cơ quan, tổ chức, bao gồm: a) Thuê nhà ở; b) Cho mượn, cho ở nhờ nhà ở; c) Mua bán nhà ở; d) Đổi nhà ở; đ) Tặng cho nhà ở; e) Thừa kế nhà ở; g) Quản lý nhà ở vắng chủ giữa cá nhân với cá nhân. Nghị quyết này không áp dụng đối với giao dịch dân sự về nhà ở thuộc sở hữu tư nhân được xác lập trước ngày 1 tháng 7 năm 1991 mà có người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tổ chức nước ngoài tham gia; Nghị quyết số 45/2005/NQ-QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 về việc thi hành Bộ luật Dân sự năm 2005. Nghị quyết ghi nhận, Bộ luật Dân sự được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2006. Bộ luật Dân sự này thay thế Bộ luật Dân sự được Quốc hội thông qua ngày 28 tháng 10 năm 1995; Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 29 tháng 9 năm 1989 hết hiệu lực kể từ ngày Bộ luật Dân sự có hiệu lực. Đồng thời, Nghị quyết quy định phạm vi áp dụng Bộ luật Dân sự để giải quyết các tranh chấp phát sinh trước ngày Bộ luật Dân sự có hiệu lực.
Thứ năm, các vãn bản dưới luật. Các văn bản dưới luật như Pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc Hội, Nghị định của Chính phủ, Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao... Cụ thể: Một là, Pháp lệnh của ủy ban thường vụ Quốc hội. Đây là văn bản được ban hành để giải thích, hướng dẫn cụ thể những quy định của Bộ luật Dân sự hoặc quy định những nội dung mà luật chưa đủ điều kiện để quy định; Hai là, Nghị định của Chính phủ. Quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của UBTVQH, Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước. Rất nhiều Nghị định có vai trò là nguồn bổ trợ trực tiếp của luật Dân sự như Nghị định quy định sinh con theo phưorng pháp khoa học, Nghị định về xác định lại giới tính, Nghị định về giao dịch bảo đảm, Nghị định về kinh doanh dịch vụ đòi nợ, Nghị định về hụi, họ, Nghị định về ban hành quy chế bán đấu giá tài sản...; Ba là, Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được ban hành để hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật.
Tập quán: Tập quán được hiểu là thói quen đã thành nếp sống trong đời sống xã hội, trong sản xuất và sinh hoạt thường ngày, được mọi người công nhận và làm theo. Tập quán chính là cách xử sự được cộng đồng địa phương, dân tộc thừa nhận như là chuẩn mực ứng xử đối với các thành viên trong cộng đồng dân tộc, địa phương đó. Theo khoản 1 Điều 5 Bộ luật Dân sự năm 2015 định nghĩa:
“Tập quán là quy tắc xử sự có nội đung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thê, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự".
Các nhà lập pháp quan niệm tập quán là quy tắc xử sự được áp dụng một cách rộng rãi trong một lĩnh vự dân sự cụ thể. Như vậy, một thói quen (phong tục, tục lệ, tục, tập tục) chỉ được coi là tập quán và tập quán đó chỉ được áp dụng để giải quyết tranh chấp dân sự khi thỏa mãn các điều kiện sau:
Thứ nhất, là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng. Điều này được hiểu, tập quán phải chứa đựng cách thức định hướng ứng xử cho các chủ thể trong xã hội. Điều này được hiểu, với mỗi tập quán, các chủ thể trong cộng đồng, địa phương sẽ biết mình phải thực thực như thế nào là đúng chuẩn mực.
Thứ hai, có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của chủ thể. Tập quán được xác định là nguồn của luật Dân sự phải chứa đựng nội dung liên quan đến quyền, nghĩa vụ của chủ thể. Nếu thói quen chỉ là cái ăn sâu vào đời sống xã hội mà việc tuân theo hay không tuân theo nó không ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của người khác thì thói quen đó không bắt buộc phải tuân theo, không phải là quy tắc xử sự bắt buộc nên chủ thể không thực hiện theo không phải chịu trách nhiệm. Do đó, tập quán là nguồn của luật Dân sự được hiểu là những xử sự cùa người này không tuân theo quy tắc xử sự đó sẽ ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của người khác.
Thứ ba, thói quen này phải lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự. Điều này được hiểu, tập quán là thói quen đã trở thành nếp sống. Ở góc độ xã hội, thói quen phải là nề nếp trong đời sống xã hội, trong lao động sản xuất và trong sinh hoạt thường ngày và do vậy, mọi người trong cộng đồng đều phải tuân theo nề nếp đó. Ở góc độ quy phạm, thói quen đã trở thành quy tắc xử sự chung cho mọi người và mọi người trong cộng đồng phải tuân theo quy tắc xử sự đó.
Tập quán cũng có thể là thói quen về một lĩnh vực dân sự cụ thể. Các lĩnh vực dân sự rất đa dạng, phong phú. Trong số đó, có những lĩnh vực có tập quán, có lĩnh vực không. Những lĩnh vực có tập quán thường là những lĩnh vực có từ xa xưa; còn những lĩnh vực dân sự hiện đại mới được hình thành trong những khoảng thời gian gần đây thì thường không có tập quán áp dụng. Có rất nhiều thói quen đã trở thành tập quán nhưng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng chỉ có thể áp dụng thói quen để giải quyết một vấn đề nào đó nếu thói quen đó thuộc về một lĩnh vực cụ thể mà không thể áp dụng một thói quen chung chung. Ví dụ như, việc áp dụng đơn vị đo lường giạ lúa; chục ở miền Nam; chia thịt thú rừng ở các vùng dân tộc...
Án lệ: Đối với các nước theo hệ thống luật thành văn thì sự ra đời của hệ thống án lệ nhằm giải quyết sự thiếu hụt của hệ thống pháp luật. Tòa án sẽ viện dẫn những căn cứ được coi là hợp lý để đưa ra một phán quyết có tính đột phá đối với vụ việc đang cần giải quyết mà luật chưa có quy định hoặc có nhưng chưa rõ ràng, đang còn nhiều cách hiểu khác nhau và bản án này sẽ được Tòa án tối cao công bố là án lệ để áp dụng cho các trường hợp tương tự xảy ra trong tương lai.
Trên cơ sở chủ trương của Đảng được xác định trong Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp: “Tờữ án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triến án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm”, Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2014 đã quy định về nhiệm vụ của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: “Lựa chọn quyết định giảm đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phản Tòa án nhân dân tối cao, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tỉnh chuắn mực của các Tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử,”- Điểm c khoản 2 Điều 22, Luật tổ chức TAND 2014. Dựa trên tình thần này, Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định án lệ là một trong những loại nguồn được áp dụng để giải quyết các tranh chấp dân sự.
Án lệ hiểu theo nghĩa rộng nhất là nguyên tắc bắt buộc đòi hỏi thẩm phán khi xét xử một vụ việc cụ thể cần phải căn cứ vào các bản án, các vụ việc trước đó, đặc biệt là các phán quyết của các Tòa cấp cao và Tòa án tối cao hoặc căn cứ vào hệ thống những nguyên tắc bất thành văn đã được công nhận và hình thành thông qua các quyết định của Tòa án. Theo nghĩa hẹp thì án lệ bao gồm toàn bộ các quyết định, bản án được tuyên bố bởi Tòa án và có giá trị như một nguồn của luật được áp dụng để giải quyết các vụ việc tương tự xảy ra trong tương lai.
Để có cơ sở cho việc áp dụng án lệ, ngày 28/10/2015, Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 16/12/2015. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên quy định về việc áp dụng án lệ. Sau một thời gian, văn bản này đã bộc lộ một số bất cập, hạn chế. Do đó, ngày 18 tháng 6 năm 2019 Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ để thay thế cho Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP.
Theo Điều 1 của Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP:
“Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phản Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh ản Tòa án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử”.
Án lệ được lựa chọn để trở thành nguồn của luật Dân sự cần phải thỏa mãn các tiêu chí sau đây: (i) Có giá trị làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau, phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng trong một vụ việc cụ thể hoặc thể hiện lẽ công bằng đối với những vấn đề chưa có điều luật quy định cụ thể; (ii) có tính chuẩn mực; (iii) có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.
Để trở thành án lệ cần trải qua các bước sau đây:
Bước thứ nhất, đề xuất bản án, quyết định để phát triển thành án lệ. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể gửi đề xuất bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án chứa đựng lập luận, phán quyết đáp ứng các tiêu chí luật định cho Tòa án nhân dân tối cao để xem xét, phát triển thành án lệ. Các Tòa án có trách nhiệm tổ chức rà soát, phát hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án mình chứa đựng lập luận, phán quyết đáp ứng các tiêu chí và gửi cho Tòa án nhân dân tối cao để xem xét, phát triến thành án lệ.
Bước thứ hai, lấy ý kiến đối với bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn, phát triển thành án lệ. Bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn, phát triển thành án lệ, nội dung đề xuất là án lệ, dự thảo án lệ phải được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân tối cao để các Tòa án, chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn, cá nhân, cơ quan, tổ chức quan tâm tham gia ý kiến, trừ trường họp hướng dẫn tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 6 của Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP. Ý kiến góp ý được gửi về Tòa án nhân dân tối cao. Thời gian lấy ý kiến góp ý là 30 ngày kể từ ngày đăng tải.
Trên cơ sở kết quả lấy ý kiến rộng rãi đối với các bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn, phát triển thành án lệ, nội dung đề xuất là án lệ, dự thảo án lệ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định việc lấy ý kiến của Hội đồng tư vấn án lệ. Việc lấy ý kiến của Hội đồng tư vấn án lệ được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5 của Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP.
Bước thứ ba, Hội đồng tư vấn án lệ. Hội đồng tư vấn án lệ do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thành lập gồm có ít nhất 09 thành viên. Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch Hội đồng khoa học Tòa án nhân dân tối cao, 01 Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học Tòa án nhân dân tối cao, các thành viên khác là đại diện Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia về pháp luật và 01 đại diện lãnh đạo Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Tòa án nhân dân tối cao (đồng thời là Thư ký Hội đồng). Trường hợp tư vấn án lệ về hình sự thì thành phần của Hội đồng tư vấn án lệ phải có đại diện Cơ quan điều tra của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hoặc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Hội đồng tư vấn án lệ có trách nhiệm thảo luận cho ý kiến đối với các bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn, phát triển thành án lệ, nội dung đề xuất là án lệ, dự thảo án lệ. Việc lấy ý kiến của Hội đồng tư vấn án lệ được thực hiện thông qua phiên họp thảo luận trực tiếp hoặc bằng văn bản. Chủ tịch Hội đồng tư vấn án lệ quyết định phương thức lấy ý kiến của các thành viên Hội đồng và báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kết quả tư vấn.
Bước thứ tư, thông qua án lệ. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tổ chức phiên họp toàn thể Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để thảo luận, biểu quyết thông qua án lệ. Án lệ được xem xét thông qua khi thuộc một trong các trường hợp sau: (i). Được phát triển từ bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án và đã được lấy ý kiến theo hướng dẫn tại Điều 4 và Điều 5 của Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP; (ii). Được Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đề xuất; (iii). Được ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao đề xuất; (iv). Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn khi xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm.
Phiên họp Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia. Quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải được quá nửa tổng số thành viên Hội đồng Thẩm phán biểu quyết tán thành. Kết quả biểu quyết phải được ghi vào biên bản phiên họp lựa chọn, thông qua án lệ của Hội đồng Thẩm phán và là căn cứ để Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố án lệ.
Bước thứ năm, công bố án lệ. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành quyết định công bố án lệ đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua. Nội dung công bố bao gồm: số, tên án lệ; số, tên bản án, quyết định của Tòa án có nội dung được phát triển thành án lệ; Tình huống pháp lý, giải pháp pháp lý của án lệ; Quy định của pháp luật có liên quan đến án lệ; Từ khóa về những tình huống pháp lý, giải pháp pháp lý trong án lệ; Các tình tiết trong vụ án và phán quyết của Tòa án có liên quan đến án lệ; Nội dung của án lệ. Án lệ được đăng tải ưên cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân tối cao, được gửi cho các Tòa án, các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao và được đưa vào Tuyển tập án lệ để xuất bản. Án lệ được nghiên cứu, áp dụng trong xét xử sau 30 ngày kể từ ngày công bố. Khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ, bảo đảm những vụ việc có tình huống pháp lý tương tự thì phải được giải quyết như nhau. Trường hợp vụ việc có tình huống pháp lý tương tự nhưng Tòa án không áp dụng án lệ thì phải nêu rõ lý do trong bản án, quyết định của Tòa án. Trường hợp Tòa án áp dụng án lệ để giải quyết vụ việc thì số, tên án lệ, tình huống pháp lý, giải pháp pháp lý ưong án lệ và tình huống pháp lý của vụ việc đang được giải quyết phải được viện dẫn, phân tích trong phần “Nhận định của Tòa án”. Tùy từng trường hợp cụ thể có thể trích dẫn toàn bộ hoặc một phần nội dung của án lệ để làm rõ quan điểm của Tòa án trong việc xét xử, giải quyết vụ việc tương tự.
Án lệ đương nhiên bị bãi bỏ trong trường hợp án lệ không còn phù hợp do có sự thay đổi của pháp luật. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định việc bãi bỏ án lệ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: (i). Án lệ không còn phù hợp do chuyển biến tình hình; (ii). bản án, quyết định có nội dung được lựa chọn phát triển thành án lệ đã bị hủy, sửa toàn bộ hoặc phần liên quan đến án lệ.
Lẽ công bằng: Điều 14 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về vấn đề bảo vệ quyền dân sự thông qua cơ quan có thẩm quyền. Theo đó, Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân. Trường hợp quyền dân sự bị xâm phạm hoặc có tranh chấp thì việc bảo vệ quyền được thực hiện theo pháp luật tố tụng tại Tòa án hoặc Trọng tài. Việc bảo vệ quyền dân sự theo thủ tục hành chính được thực hiện trong trường hợp luật quy định. Quyết định giải quyết vụ việc theo thủ tục hành chính có thể được xem xét lại tại Tòa án. Lần đầu tiên trong Bộ luật Dân sự hiện hành đưa ra nguyên tắc quan trọng trong hoạt động xét xử của Tòa án: “Tòa án không được từ chổi giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng; trong trường hợp này, quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Bộ luật này được áp dụng”. Như vậy, trường họp một vụ việc phát sinh nhưng chưa có quy định của pháp luật để giải quyết thì Tòa án cần áp dụng tập quán, tương tự pháp luật, án lệ hoặc lẽ công bằng.
Như vậy. theo nguyên tắc chung, các quy phạm pháp luật dân sự đều có hiệu lực bắt buộc thi hành. Nhưng căn cứ vào hình thức của văn bản, cơ quan ban hành và hiệu lực pháp luật của văn bản, nguồn của luật dân sự có thể được chia thành các loại sau:
- Hiến pháp;
- Bộ luật dân sự (BLDS);
- Các luật, bộ luật liên quan;
- Các văn bản dưới luật.
- Án lệ.
2.1 Hiến pháp là nguồn của pháp luật dân sự
Hiến pháp là đạo luật cơ bản, đạo luật gốc của một quốc gia, là “xương sống, trụ cột” của hệ thống pháp luật, là cơ sở xây dựng các văn bản pháp luật khác. Hiến pháp là đạo luật cơ bản của hệ thống pháp luật, căn cứ vào quy định của Hiến pháp, các ngành luật cụ thể hoá bằng các quy định để tác động tới các quan hệ mà nó có nhiệm vụ điều chỉnh.
Đối với luật dân sự, Hiến pháp là nguồn đặc biệt quan trọng, mặc dù Hiến pháp chỉ quy định những vấn đề chung nhất của luật dân sự. Hiển pháp năm 1992 quy định những nguyên tắc cơ bản của chế độ xã hội Việt Nam ở giai đoạn đầu thời kì quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội với nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong Hiến pháp năm 2013, Chương II và Chương III có những quy định liên quan nhiều nhất đến luật dân sự:
Chương II - Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân: Ngoài những quyền về chính trị - xã hội, Hiến pháp còn xác nhận những quyền dân sự cơ bản của công dân, đó là quyền tự do kinh doanh; quyền sở hữu những thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở; quyền thừa kế, quyền bình đẳng về năng lực pháp luật của cá nhân; các quyền nhân thân và quyền tài sản khác...
Chương III - Kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, khoa học công nghệ và môi trường
Điều 51 quy định:
“7. Nền kinh tể Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
1. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.
2. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tồ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quẻc hữu hoá”.
2.2 Bộ luật dân sự là nguồn của pháp luật dân sự
BLDS là nguồn chủ yếu, trực tiếp và quan trọng nhất của luật dân sự. BLDS năm 2015 gồm 6 phần, 27 chương và 689 điều với nhiều chế định mới, tiến bộ, thể hiện một cách đầy đủ nhất với tính chất là luật chung và định hướng cho việc xây dựng các văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự đặc thù, xử lílí bất cập của luật hiện hành, giải quyết được những vướng mắc trong thực tiễn cuộc sống.
Đây là bộ luật lớn nhất của Nhà nước ta về mọi phương diện: phạm vi điều chỉnh, thời gian chuẩn bị thông qua, số lượng điều luật... BLDS đã thể chế hoá Cương lĩnh chiến lược phát triển kinh tế xã hội, các nghị quyết của Đảng và cụ thể hoá Hiến pháp năm 2013 nhằm bảo vệ quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, góp phần giải phóng sức sản xuất, khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư sống và làm việc theo pháp luật, vì sự nghiệp phát triển đất nước, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh; xây dựng các chuẩn mực pháp lí cho các tổ chức, cá nhân khi tham gia vào các quan hệ dân sự nhằm tăng cường quản lí xã hội bằng pháp luật theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thể hiện truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái của dân tộc ta. BLDS góp phần hạn chế tranh chấp tiêu cực trong các quan hệ dân sự, bảo đảm dân chủ, công bằng, ổn định, đoàn kết ttong nội bộ nhân dân, mỗi người vì cộng đồng và cộng đồng vì mỗi người. Đồng thời, việc ban hành BLDS là thực hiện một bước quan trọng pháp điển hoá pháp luật dân sự, khắc phục tình ttạng tản mạn, không đầy đủ của pháp luật trong lĩnh vực dân sự, nhằm phát huy vai trò tác dụng của pháp luật dân sự ttong việc đẩy mạnh các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, tạo cơ sở thuận lợi cho việc áp dụng thi hành pháp luật. BLDS cũng là sự kế thừa, phát triển của pháp luật dân sự của ông cha ta và những tinh hoa của pháp luật dân sự trên thế giới vận dụng vào điều kiện cụ thể của chúng ta hiện nay.
Nội dung chủ yếu của BLDS năm 2015:
Phần thứ nhất: Những quy định chung.
Phần này được kết cấu bởi 10 chương với 157 điều. Nội dung chủ yếu của phần này là xác định phạm vi điều chỉnh của BLDS năm 2015, địa vị pháp của cá nhân, pháp nhân. Hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân trong quan hệ dân sự. Đồng thời quy định những nguyên tắc cơ bản trong việc xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự, giải quyết các tranh chấp và áp dụng luật dân sự; quy định các căn cứ xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự, là nền tảng của các quy định cụ thể trong toàn Bộ luật. Ngoài ra, còn quy định các quyền nhân thân của cá nhân như họ tên.., nơi cư trú, tuyên bố chết, quy định về tài sản, quy định về giao dịch dân sự, về đại diện, thời hạn, thời hiệu.
Những quy định trong phần này mang tính chất chung, xuyên suốt toàn bộ nội dung của BLDS và được cụ thể hoá trong tất cả các phần của BLDS nhằm bảo đảm tính thống nhất về nội dung, tránh tình ữạng trùng lặp không cần thiết.
Phần thứ hai: Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản.
Phần này gồm 4 chương, 115 điều (từ Điều 158 đến Điều 273), quy định những nguyên tắc cơ bản của quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản, chiếm hữu, các hình thức sở hữu, nội dung quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản, các căn cứ xác lập, chấm dứt quyền sở hữu và bảo vệ quyền sở hữu,
quyền khác đối với tài sản; đặc biệt Chương XIV với tiêu đề “Quyền khác đối với tài sản” quy định về quyền đối với bất động sản liền kề, quyền hưởng dụng và quyền bề mặt.
Xuất phát từ vai trò chi phối của cơ sở kinh tế hạ tầng đối với pháp luật, BLDS khẳng định vị trí trung tâm của chế định quyền sở hữu trong các chế định luật dân sự. Trong mọi xã hội, phương thức chiếm hữu của cải vật chất và chế độ sở hữu có ý nghĩa quyết định. BLDS cụ thể hoá quy định về chế độ sở hữu mà Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định, tạo cơ sở pháp lí cho các quy định cụ thể ở các phần tiếp theo của BLDS và các văn bản pháp luật khác về quan hệ tài sản. Những quy định ở phần này thể hiện tính định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm được quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác, khuyến khích phát triển tài sản, mở rộng đầu tư và phát triển sản xuất, kinh doanh.
Phần thứ ba: Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự.
Phần này gồm 5 chương, 334 điều (từ Điều 274 đến Điều 608). Đây là phần có số điều luật lớn nhất của BLDS, quy định những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự; nguyên tắc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt nghĩa vụ dân sự; các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự và trách nhiệm dân sự nói chung và trách nhiệm dân sự đối với từng loại nghĩa vụ riêng biệt. Với tư cách là căn cứ chủ yếu, thông dụng và hợp pháp làm phát sinh nghĩa vụ dân sự, hợp đồng dân sự được quy định tương xứng phù hợp với quy mô của nó, bao gồm những quy định chung về hợp đồng và một số hợp đồng dân sự thông dụng ttong đời sống dân sự thường ngày.
Nghĩa vụ dân sự là loại quan hệ dân sự mang tính chất “động”, liên quan đến việc dịch chuyển tài sản, dịch vụ từ chủ thể này sang chủ thể khác. Đối tượng của nghĩa vụ có thể là tài sản, một việc phải làm hoặc không được làm. Tài sản và công việc được làm, không được làm là những đối tượng của nghĩa vụ dân sự rất đa dạng, phức tạp, cho nên các quy định trong phần này của BLDS chủ yếu là những quy định khung có tính chất định tính mà không thiên về định lượng. Bởi vậy, các nguyên tắc cơ bản được quy định là những định hướng cho việc xác lập, thực hiện nghĩa vụ và xuyên suốt phần này của BLDS. Những nguyên tắc cơ bản đó là:
+ Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác có quyền tự do giao kết hợp đồng nhưng không ttái pháp luật và đạo đức xã hội, trên cơ sở bình đẳng với nhau và bình đẳng trước pháp luật;
+ Người có nghĩa vụ dân sự phải thực hiện nghĩa vụ của mình một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác, đúng cam kết, không trái pháp luật và đạo đức xã hội;
+ Người nào hưởng lợi mà không có căn cứ thì phải hoàn trả lại;
+ Người nào vi phạm quyền dân sự của người khác thì phải chịu trách nhiệm dân sự, nếu gây thiệt hại phải bồi thường.
Những nguyên tắc cơ bản và các quy định trong phần này nhằm bảo đảm quyền và lợi ích họp pháp của các chủ thể tham gia quan hệ dân sự; bảo vệ lợi ích của Nhà nước và lợi ích công cộng; góp phần đáp ứng các nhu cầu vật chất, tinh thần của nhân dân; đẩy mạnh giao lưu dân sự trong nước cũng như với ngoài nước đồng thời giải phóng mọi lực lượng sản xuất nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở nước ta.
Phần thứ tư: Thừa kế.
Phần này gồm 4 chương, 53 điều (từ Điều 609 đến Điều 662) quy định việc dịch chuyển di sản của người chết cho những người còn sống; về người để lại di sản, người hưởng di sản; những nguyên tắc của việc dịch chuyển di sản và các trình tự dịch chuyên di sản; thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. BLDS quy định những nguyên tắc cơ bản của thừa kế là bình đẳng, quyền tự định đoạt của người có di sản để lại và của người hưởng di sản. Nhằm bảo vệ quyền tự định đoạt của người có di sản, Bộ luật quy định về việc thừa kế theo di chúc và các hình thức của di chúc, quyền của người lập di chúc trong việc định đoạt tài sản của họ thông qua di chúc. Người thừa kế có quyền nhận hay không nhận di sản thừa kế, nếu nhận di sản họ phải thực hiện nghĩa vụ của người chết để lại trong phạm vi di sản đã nhận. Phần này cũng xác định những trường hợp thừa kế theo luật, những người thừa kế và các hàng thừa kế; thừa kế thế vị và thừa kế của những người liên quan. Ngoài ra, còn quy định về trình tự thanh toán di sản và cách thức phân chia di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Phần thứ năm: Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Phàn này gồm 3 chương, 24 điều (từ Điều 663 đến Điều 687) quy định về thẩm quyền và pháp luật được áp dụng khi giải quyết các tranh chấp dân sự (hiểu theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài.
2.3 Các văn bản Luật là nguồn của pháp luật dân sự
Khi BLDS được ban hành với tư cách là nguồn chủ yếu quan trọng thì các đạo luật khác có giá trị như là nguồn bổ trợ.
Bởi vì, BLDS có quy định: Nếu pháp luật có quy định hoặc trong BLDS chỉ dẫn rõ một đạo luật nào đó được áp dụng thì áp dụng quy định đó. Với ý nghĩa đó, các luật như Luật hôn nhân và gia đình, Luật doanh nghiệp, Luật phá sản doanh nghiệp, Luật đất đai, Luật trẻ em, Luật về bảo vệ và phát triển rừng... là nguồn của luật dân sự.
2.4 Nghị quyết của Quốc hội là nguồn của pháp luật dân sự:
Đây là văn bản do Quốc hội ban hành, có hiệu lực như văn bản pháp luật. Kể từ khi ban hành BLDS, Quốc hội đã ban hành 2 nghị quyết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với luật dân sự, đó là: Nghị quyết ngày 28/10/1995 về việc thi hành BLDS. Nghị quyết đã liệt kê những văn bản pháp luật hết hiệu lực khi BLDS bắt đầu có hiệu lực và quy định phạm vi áp dụng BLDS để giải quyết các tranh chấp phát sinh trước ngày BLDS có hiệu lực; Nghị quyết số 58 ngày 20/8/1998 về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01/7/1991 có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến giao dịch dân sự về nhà ở giai đoạn trước ngày 01/7/1991, nội dung có tính đến mọi mặt xã hội đối với vấn đề nhà ở.
2.5 Các văn bản dưới luật là nguồn của pháp luật dân sự
+ Pháp lệnh: Là văn bản do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành. Trước đây, khi chưa ban hành BLDS thì pháp lệnh là loại nguồn quan trọng phổ biến của luật dân sự. Nhưng đến nay, các pháp lệnh đó không còn hiệu lực. Các pháp lệnh sau này có thể được ban hành để giải thích, hướng dẫn cụ thể những quy định của BLDS hoặc pháp lệnh sẽ quy định những lĩnh vực mà chưa đủ chín muồi để ban hành luật.
+ Nghị định của Chính phủ; quyết định của Thủ tướng Chính phủ; thông tư, chỉ thị của các bộ, các cơ quan ngang bộ.
Các loại văn bản này có ý nghĩa với từng loại quan hệ trong một lĩnh vực cụ thể; có nhiệm vụ hướng dẫn, giải thích những quy định của BLDS. Những quy định của các bộ, cơ quan ngang bộ được áp dụng giải quyết cho các quan hệ tương ứng.
+ Nghị quyết Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, các báo cáo tổng kết của Toà án nhân dân tối cao.
Xét về chức năng, toà án các cấp là cơ quan xét xử (Điềul Luật tổ chức toà án), không phải là cơ quan ban hành các văn bản pháp luật. Nhưng ttong một thời gian dài, hệ thống các văn bản pháp luật dân sự thiếu và không đồng bộ, trong khi việc giải quyết các tranh chấp dân sự là cần thiết và không thể trì hoãn được, để giúp các toà án cấp dưới giải quyết tranh chấp, Toà án nhân dân tối cao đã ban hành các thông tư hướng dẫn giải quyết các tranh chấp trong những lĩnh vực nhất định như: Thông tư số 173 (1972) về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; Thông tư số 81 (1981) giải quyết các ttanh chấp về thừa kế... Khi chưa có các văn bản pháp luật điều tiết, áp dụng các thông tư này để giải quyết các tranh chấp là xác đáng. Hệ thống pháp luật dân sự ngày càng hoàn thiện nhưng việc áp dụng các văn bản pháp luật của các cơ quan xét xử khác nhau nhiều khi không thống nhất. Nhằm thống nhất việc áp dụng pháp luật ttong việc giải quyết các tranh chấp dân sự, Hội đồng thấm phán Toà án nhân dân tối cao tổng kết thực tịễn xét xử, ban hành các nghị quyết hướng dẫn giải quyết các vụ, việc hình sự, kinh tế.., trong đó có nghị quyết về các vấn đề dân sự. Ngoài ra, hàng năm Toà án nhân dân tối cao tổng kết rút kinh nghiệm và thống nhất việc áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử. Những loại văn bản này không là nguồn của luật dân sự nhưng nó kịp thời khắc phục những lỗ hổng trong luật dân sự, hướng dẫn giải quyết những vụ việc cụ thể.
2.6 Án lệ là nguồn của pháp luật dân sự
Khoản 2 Điều 6 BLDS năm 2015 quy định: ‘Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều này thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này, án lệ, lẽ công bằng”. Như vậy, án lệ đã được chính thức thừa nhận là một nguồn bổ trợ cho sự giải thích và áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động xét xử của toà án. Bản chất và chức năng của án lệ với tư cách là nguồn luật mà toà án sử dụng có sự khác nhau trong mỗi hệ thống pháp luật. Trong hệ thống thông luật (common law), án lệ được quan niệm là một nguồn luật có giá trị bắt buộc và án lệ có thể được coi là căn cứ pháp lí cho toà án ra các quyết định trong xét xử. Trong hệ thống luật thành văn (civil law) thì án lệ chủ yếu đóng vai trò là nguồn luật thứ yểu bổ trợ cho nguồn luật thành văn mà toà án sử dụng trong xét xử. Ngày nay, hệ thống pháp luật của các nước đang phát triển theo xu hướng tương tác, ảnh hưởng lẫn nhau và đều thừa nhận án lệ với những chức năng hữu ích của nó. Án lệ có thể khắc phục được những hạn chế về tính chi tiết hoá và sự dự liệu những tình huống đa dạng trong thực tiễn trong hầu hết hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, ngay cả khi hệ thống được được đánh giá là hiện đại và tiên tiến. Với việc ghi nhận án lệ là nguồn bổ trợ cho hoạt động xét xử của toà án sẽ khiến cho các văn bản pháp luật không phải sửa đổi liên tục, ngay cả khi chúng không có quy định điều chỉnh các tranh chấp hay các quy định vốn có không rõ ràng và không thống nhất với nhau.
Mọi vướng mắc pháp lý về luật dân sự, thừa kế ... Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, thừa kế trực tuyến. Trân trọng./.
Công ty luật Minh Khuê (biên tập)