1. Cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế

Nếu như ở các thành phố, thị xã, do điều kiện kinh tế xã hội tốt hơn, mặt bằng dân trí tương đối khác và các công cụ hỗ trợ cho người dân như cơ quan, tổ chức trợ giúp pháp lý, tổ chức luật sư, tư vấn đông đảo nên nhận thức pháp luật tốt hơn, việc thực hiện nghĩa vụ chứng minh tuy còn có trở ngại nhưng nhìn chung là có nhiều thuận lợi trong việc tự bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình; trong khi đó, một bộ phận rất lớn dân cư ở vùng nông thôn, trung du, miền núi, Tây Nguyên, mặt bằng dân trí pháp lý còn rất thấp. Rất nhiều người không có khả năng hiểu biết pháp luật để tự viết một lá đơn hoàn chỉnh theo quy định tại Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành, chưa hiểu thế nào là chứng cứ, chứng minh và không biết cách thu thập tài liệu chứng cứ, chứng minh cho yêu cầu của mình, trong khi đó điều kiện kinh tế của họ lại rất khó khăn, không có tiền để thuê luật sư, mà hoạt động trợ giúp pháp lý còn mỏng chưa đủ sức với tới tất cả những người dân nghèo.

Trong thực tế, cũng có người do nhận thức hạn chế, khi Toà án có giấy thông báo việc nguyên đơn khởi kiện hoặc có đơn yêu cầu thì bị đơn, người bị yêu cầu không phản hồi. Khi Toà án có giấy triệu tập đến Toà, họ từ chối nhận giấy triệu tập và không đến Tòa để trình bày vì cứ nghĩ đơn giản nếu mình không đến thì người khỏi kiện, người yêu cầu và Toà án sẽ không giải quyết được; yêu cầu của nguyên đơn sẽ không được chấp nhận.

Thông thường, khi gặp những trường hợp ngưòi dân chưa hiểu các quy định của pháp luật thì Thẩm phán phải giải thích cho nguyên đơn để nguyên đơn yêu cầu Toà án lấy lời khai của phía bị đơn, từ đó Toà án tiến hành thu thập chứng cứ. Có trường hợp tuy Toà án đã giải thích nhưng nguyên đơn, người yêu cầu vẫn không yêu cầu Toà án lấy lời khai của phía bị đơn, người yêu cầu. Và bản thân nguyên đơn, người yêu cầu đã xuất trình các tài liệu, chứng cứ, đưa ra các nhân chứng có lợi cho họ. Trong câc trường hợp này, theo quy định của Bộ luật tốtụng dân sự và Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP ngày 17-9-2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Toà án không có quyền chủ động thu thập chứng cứ, tài liệu cho phía bị đơn để nhằm tìm ra sự thật của vụ việc dân sự. Khi xét xử, người nghèo, người kém hiểu biết do không thực hiện nghĩa vụ chứng minh, không hợp tác tích cực để yêu cầu Toà án thụ thập chứng cứ sẽ ở thế bất lợi, thua thiệt. Đây là một nguyên nhân góp phần tạo nên những bức xúc trong xã hội..

 

2. Thuật ngữ chứng cứ dùng trong Bộ luật tố tụng dân sự

Thuật ngữ chứng cứ dùng trong Bộ luật tố tụng dận sự chưa thật sự nhất quán, dễ gây nhầm lẫn giữa chứng cứ và nguồn chứng, cữ. Điều 93 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành đã định nghĩa về chứng cứ như sau:

“Chứng cứ trong vụ việc, dân sự là những gì có thật được đương sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Toà án hoặc do Toà án thu thập được thẹo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Toà án dùng làm cặn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự lậ có căn cứ và hợp pháp hay không cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự.

Điều 94 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành đã quy định về nguồn chứng cứ như sau:

“Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:

1. Các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được;

2. Các vật chứng;

3. Lời khai của đương sự;

4. Lời khai của người làm chứng;

5. Kết luận giám định;

6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ;

7. Tập quán;

8. Kết quả định giá tài sản;

9. Các nguồn khác mà pháp luật có quỹ định".

Như vậy, quy định ở Điều 81 và Điều 82 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành là nhất quán, các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được; lời khai của đương sự, v.v. không phải là chứng cứ mà chỉ là nguồn chứng cứ. Các nguồn chứng cứ có thể chứa đựng chứng cứ và có thể không chứa đựng chứng cứ. Nhưng quy định ở Điều 97 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành về xác định chứng cứ thì đã không còn nhất quán theo Điểu 93 và Điều 94 nữa; Điều 95 Bộ luật trên quy định như sau:

1. Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.

2. Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.

3. Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

4. Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.

5. Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời tại phiên tòa.

6. Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

7. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

8. Kết quả định giá tài sản, kết quả thẩm định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá, thẩm định giá được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

9. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc lập văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

10. Văn bản công chứng, chứng thực được coi là chứng cứ nếu việc công chứng, chứng thực được thực hiện theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

11. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định được xác định là chứng cứ theo điều kiện, thủ tục mà pháp luật quy định”.

Như vậy, theo quy định của Điều 95 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành nễu trên thì các tài liệu đọc được nội dung nếu lầ bản chính; các tài liệu nghe được, nhìn được nếu được xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó; vật chứng phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc; lời khai của đương Sự, lời khai cua ngưòi làm chứng nếu được ghi bằng văn bản; băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình theo quy định tại khoản 2 Điều 97 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành hoặc lời khai tại phiên toà, V.V., đểu được coi là chứng cứ của vụ việc dân: sự. Khoản 2 Điều 99 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành cũng có cách thể hiện về chứng cứ giống Điều 97 của Bộ luật đã nêu: “Trong bỉên bản phải ghi rõ tên gọi, hình thửc, nội dung, đặc điểm của chứng cứ; số bản, số trang của chứng cứ”.

Như vậy, quy định ở Điểu 95 và khoản 2 Điều 97 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành đã đồng nhất chứng cứ với nguồn chứng cứ, dẫn đến người áp dụng pháp luật cũng có sự nhầm lẫn trong việc phân biệt chứng cứ và nguồn chứng cứ. Sự đồng nhất đó, nhiều khi đã dẫn đến đánh giá sai lầm, giải quyết không đúng vụ việc dân sự.

 

3. Pháp luật tố tụng dân sự chưa quy định về thời hạn giao nộp chứng cứ

không quy định thời hạn giao nộp chứng cứ nên để đối phó nhau, có trường hợp đến khi Toà án mở phiên toà đương sự mới xuất trình tài liệu chứng cứ, thậm chí có vụ khi xét xử phúc thẩm, hoặc ỏ giai đoạn giám đốc thẩm đương sự mới giao nộp chứng cứ cho Toà án. Việc giao nộp chứng cứ chậm làm cho phía đương sự bên kia không có thời gian thu thập tài liệu, chứng cứ để phản bác lại, nó không chỉ thể hiện sự thiếu công bằng giũa các dương sự với nhau mà còn gây khó khăn cho Toà án trong quá trình giải quyết, làm cho tố tụng bị kéo dài. Mặt khác, ở giai đoạn giám đốc thẩm (trước hoặc sau khi có kháng nghị), cấp giám đốc có quyền tự mình chủ động đi xem xét, thẩm định tại chỗ, thu thập tài liệu chứng cứ, lấy lời khai của đương sự, nhân chứng, trưng cầu giám định hay không? Hoặc trước khi có kháng nghị, hay sau khi có kháng nghị mà đương sự có đơn yêu cầu cấp giám đốc thẩm tiến hành mệt số biện phấp thu thập chứng cứ được quy định tại khoản 2 Điều 97 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành thì cấp giám đốc thẩm có quyền thu thập chứng cứ không? Khi tiến hành thu thập chứng cứ có phải ra quyết định về việc thu thập chứng cứ như quy định ỏ Điều 97 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành không? Do. Bộ luật tố tụng dân sự chưa qùy định rõ nên còn có nhiều quan điểm khác nhau:

Quan điểm thứ nhất cho rằng, Bệ luật tố tụng dân sự không quy định cấm cấp giảm đốc thẩm thu thập chứng cứ thì cấp giám đốc thẩm có quyền tự mình tiến hành một số biện pháp thu thập chứng cứ (không cần phải có yêu cầu của đương sự) và không cần thiết phải ra quyết định như quy định ỏ khoản 3 Điều 85 Bộ luật: tố tụng dân sự hiện hành.

Quan điểm thứ hai về cơ bản tán thành quan điểm thứ nhất nhưng cho rằng, Tòa ận cấp nào khi thu thập chứng cứ cũng đểu phải tuân theo quy định ở Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành.

Quan điểm thứ ba cho rằng, cấp giám đốc thẩm không phải là cấp xét xử thứ ba, vì vậy, trước khi có kháng nghị hay sau khi có kháng nghị (kể cả giai đoạn xét xử giám đốc thẩm) cấp giám đốc thẩm không có quyền tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứ. Cấp giám đốc thẩm chỉ xem xét trên cơ sỏ hồ sơ hiện có và tài liệu đương sự mới xuất trình kèm theo đơn khiếu nại để xem xét quyết định theo trình tự của Tòa phá án. Nhiều nước trên thế giới cũng chọn giải pháp này. Nếu chúng ta thừa nhận cho cấp giám đốc thẩm có qụyền thực hiên các biện phấp thu thập chứng cứ như quy định ở Điều 97 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành là đã ít nhiều gián tiếp thừa nhận trên thực tế cấp giám đốc thẩm là cấp xét xử thứ ba chứ không còn là cấp chỉ xem xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật khi có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật; có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; kết luận trong bẫri án, quyết đinh tròng; bản án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án. Như vậy, các sai lầm trong bản án, quyết định đó là rõ ràng, các đương sự đã chứng minh được thì mới xem xét theo trình tự giám đốc thẩm hoặc có tình tiết mối thì tái thẩm. Vì vậy, dù Bộ luật tố tụng dân sự không có quy định cấm cấp giám đốc thẩm thu thập chứng cứ nhưng phải giải thích pháp luật theo hướng nói trên thì mới phù hợp với các nguyên tắc chung. Hơn nữa, công dân có quyển làm những việc pháp luật không cấm, nhưng cơ quan công quyền chỉ được làm những gì pháp luật cho phép. Có như vậy mới tránh được việc giải thích mỏ rộng quyền của cơ quan nhà nước, mới tránh được lạm quyền.

 

4. Khó khăn trong hoạt động thu thập tài liệu chứng cứ giữa các cơ quan liên quan

Mặc dù Điều 7 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành đã quy định: "Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và đúng thời hạn cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân (sau đây gọi là Viện kiểm sát) tài liệu, chứng cứ mà mình đang lưu giữ, quản lý khi có yêu cầu của đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật này và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; trường hợp không cung cấp được thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát".

Tại Điều 495 của Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành có quy định về biện pháp xử lý các cá nhân, cơ quan, tổ chức không thi hành quyết định của Toà án về việc cung cấp chứng cứ cho Toà án. Nhưng thực tế nhũng quy định này có hiệu lực rất thấp trong thực tiễn. Vì vậy, việc các cơ quan hành chính nhà nước và cơ quan chuyên môn như cơ quan tài nguyên môi trường, nhà đất, hải quan, lưu trữ, xuất nhập cảnh, ngân hàng, ủy ban nhân dân là nơi thường nắm giữ những thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc dân sự nhưng nhiều khi cán bộ các cơ quan này thiếu sự hợp tác tích cực trong việc cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu cửa đương sự, thậm chí có trưồng hợp Toà án yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ còn gặp trỏ ngại. Cho đến nay, vẫn chưa có một cơ chế xử lý thích hợp, có hiệu quả đôi với các trường hợp thiếu sự hợp tác tích cực của cá nhân, của các cơ quan chức năng đang nắm giữ tài liệu liên quan đến vụ án. Trên thực tế, đã có những trường hợp cơ quan chức năng không cung cấp cho Toà án đầy đủ tài liệu, chứng cứ từ đầu, mà mỗi giai đoạn tố tụng khi được yêu cầu họ cung cấp thêm một ít, hoặc cung cấp khác với trước, làm cho kết quả xét xử ở mỗi cấp rất khác nhau, nó làm giảm tính ổn định của các bản án.

 

5. Khó khăn trong hoạt động thẩm định giá

Trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự, số vụ phải tiến hành định giá, nhằm xác định giá trị tài sản tranh chấp là rất lớn nhưng Nhà nước vẫn không coi việc định giá là một hình thức giảm định về giá nên trong Pháp lệnh giám định tư pháp năm 2004 không đề cập loại hình giám định này, chưa phát triển các trung tâm giám định về giá, nên khi cần định giá Toà án phải thành lập hội đồng định giá. Theo Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP ngày 17-9-2005 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng đẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về “chứng minh và chứng cứ” thì khi thành lập hội đồng định giá"... Toà án phải xem xét tài sản cần định giá là loại tài sản nào, có liên quan đến cơ quan chuyên môn nào, Hội đồng định giá cần phải có bao nhiêu thành viên và trong trường hợp cụ thể này cần cử đại diện của cơ quan nào làm Chủ tịch Hội đồng định giá. Trên cơ sộ đó, Toà án có công văn gửi cho các cơ quan chuyên môn đề nghị cử cán bộ làm Chủ tịch và uỷ viện Hội đồng định giá. Trong công văn cần nêu rõ tài sản cần định giá, yêu cầu cụ thể đối với Chủ tịch, uỷ viên Hội đồng định giá và thời hạn cơ quan chuyên môn có công văn trả lời cho Toà án biết việc cử người tham gia Hội đồng định giá.

Sau khi nhận được công vẩn trả lời của các cơ quan chuyên môn về việc cử người làm Chủ tịch và uỷ viên Hội đồng định giá, Thẩm phán phải kiểm tra những người được cử có đáp ứng các yêu cầu cụ thể mà Toà án riều trong công văn hay chưa, có ai trong số họ là người thân thích với đương sự trong vụ án hay không. Nêu có ngươi chưa đáp ứng cảc yêư cầu cụ thể hay là người thân thích với đương sự trong vụ án thì đề nghị cơ quan chuyên môn đã cử người đó cử người khác thay thế.

Căn cứ vào Điều 104 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành, Thẩm phán ra quyết định định giá. Quyết định định giá phải có các nội dung chính sau đây:

  • Ngày, tháng, năm ra quyết định và tên của Toà án ra quyết định;
  • Tài sản cần định giá;
  • Họ, tên, cơ quan công tác của Chủ tịch và các thành viên Hội đồng định giá;
  • Nhiệm vụ của Hội đồng định giá;
  • Thời gian, địa điểm tiến hành định giá.

Để việc định giá tiến hành đúng thời gian, địa điểm ghi trong Quyết định định giá, Toà án cần liên hệ trước với các thành viên Hội đồng định giá để họ biết, sắp xếp lịch công tác và tham gia định giá. Trong trường hợp việc định giá không được tiến hành đúng thời gian ghi trong Quyết định định giá, thì Toà án phải thông báo thời gian tiến hành định giá cho các thành viên Hội đồng định giá và những người có liên quan biết.

Toà án có thể cử một Thư ký Toà án để giúp việc cho Hội đồng định giá ghi biên bản về việc tiến hành định giá.

Dù đã có hướng dẫn rất cụ thể trong Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao như đã nêu trên, nhưng việc thành lập các Hội đồng định giá gặp rất nhiều trở ngại, vì có người cho rằng, Toà án không có quyền yêu cầu họ cử người tham gia định giá, cớ quan, tổ chức của họ không thuộc quyền quản lý của Toà án hoặc coi việc tham gia Hội đồng định giá là làm hộ, giúp đỡ Toà án. Nếu Toà án có quan hệ tốt hoặc các cơ quan này không quá bận việc thì sự phối hợp là thuận lợi, nhưng có không ít nơi coi việc tham gia Hội đồng định giá không phải là trách nhiệm của cơ quan mình, không cử ngưòi tham gia Hội đồng định giá; có người được cử làm Chủ tịch hội đồng định giá, thành viên Hội đồng định giá thì từ chối tham gia; khi buộc phải tham gia thì thiếu tích cực, nhất là gặp các vụ đương sự phản ứng mạnh như khoá cửa nhà bỏ đi, đe doạ tự thiêu, chửi bới, đe doạ thành viên của Hội đồng định giá; có trường hợp Hội đồng định giá phải bỏ về để ngày khác đến định giá. Tuy hiện nay, đã có lực lượng Cảnh sát tư pháp nhưng không phải ở đâu và lúc nào lực lượng này cũng hỗ trợ có hiệu quả cho Hội đồng định giá.

Việc thành lập Hội đồng định giá như hiện nay là thiếu tính chuyên nghiệp. Các thành viên Hội đồng định giá dù là ở các cơ quan chuyên môn, nhưng không phải ai cũng hiểu thị trường nói chung, đặc biệt là thị trường nơi có tài sản cần định giá. Theo yêu cầu của việc định giá, thì những người tham gia trong Hội đồng định giá phải là các chuyên gia thị trường am hiểu giá cả đối với tài sản cần định giá, nhưng thực tế các thành viên trong Hội đồng định giá hiện nay chỉ là nghiệp dư, dẫn đến có trường hợp hội đồng thì hợp pháp nhưng giá mà Hội đồng định giá đưa ra chưa hẳh đã chuẩn xác. Cách thức thành lập Hội đồng định giá như nói trên thiếu đi một cơ chế trách nhiệm và quyền lợi, dẫn đến việc thành lập Hội đồng định giá gặp khó khăn là tất yếu. Vì vậy, cần phải có cách nhìn mới về định giá, coi đây là một loại giám định, đòi hỏi những người tham gia Hội đồng định giá phải là các nhà chuyên môn có kiến thức sâu sắc, am tường giá cả thị trường đối với tài sản cần định giá. Do đó, nên khuyên khích thành lập các trung tâm giám định về giá, khi cần giám định về giá, Toà án trưng cầu các trung tâm này, gắn quyền lợi với trách nhiệm của họ. Khi đó, việc định giá sẽ bớt khó khăn.

 

6. Quy định về xuất trình kết quả giám định

Giám định là một biện pháp thu thập chứng cứ, hiện nay các cơ sở giám định đã phát triển, không chỉ có hoạt động giám định tư pháp như trước kia mà đã xuất hiện các cơ sở giám định ngoài tư pháp. Bộ luật tố tụng dân sự quy định đương sự có nghĩa vụ chứng minh, nếu đương sự xuất trình kết quả giám định không theo trình tự tư pháp có coi đó là tài liệu, chứng cứ hay không cũng cần phải được đề cập rõ ràng trong văn bản luật, có như vậy mới tạo điều kiện thuận lợi cho các đương sự chủ động hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ chứng minh. Nếu bên đương sự nào không thừa nhận kết quả giám định đó, vẫn có quyền yêu cầu Toà án trưng cầu giám định, như vậy vẫn bảo đảm được quyền và lợi ích của các bên trong quá trình tố tụng và đề cao tính chủ động, trách nhiệm chứng minh của các bên trong tố tụng.

 

7. Khó khăn trong hoạt động ủy thác tư pháp

Thông thường, đương sự, người khởi kiện tiến hành thu thập chứng cứ và khi đương sự yêu cầu Toà án đã thụ lý vụ việc dân sự trực tiếp thu thập chứng cứ, nhưng có những trường hợp tài liệu, chứng cứ cần thu thập, kiểm tra lại ở địa phương khác. Đo đó, Toà án đang thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự phải uỷ thác tư pháp cho các Toà án khác hoặc cho cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài thu thập tài liệu, chứng cứ nhưng có một số Toà án trong nước thiếu sự phối hợp tích cực trong việc thực hiện uỷ thác tư pháp. Đặc biệt, việc uỷ thác tư pháp cho cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài thời gian qua rất kém hiệu quả, có nhiều vụ việc Toà án uỷ thác không nhận được phản hồi hoặc phải nhiều công văn giấy tờ có nội dung nhắc nhở việc thực hiện uỷ thác thì mới nhận được kết quả; thường thì kết quả uỷ thác đến với Toà án đã uỷ thác rất chậm, nhưng phần lớn là không nhận được kết quả ủy thác tư pháp, có Tòa án đã ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án làm kéo dài tố tụng. Đây là trở ngại rất lớn đã tồn tại lâu nay nhưng chưa có giải pháp khắc phục.

>> Tham khảo: Ủy thác thu thập chứng cứ theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015

 

8. Khó khăn trong việc thẩm định trong tranh chấp đất đai

Đối với các vụ việc tranh chấp về nhà đất, Toà án thường phải phân chia hiện vật hoặc xác định ranh giới nhà đất cho mỗi bên, Toà án thường yêu cầu các đương sự vẽ sơ đồ, xác định các chỉ giới, tứ cận xuất phát từ yêu cầu của họ. Dù đương sự có mô tả, đưa ra sơ đồ, nếu chỉ xem sơ đồ, nghiên cứu trên hồ sơ thì rất khó có thể hình dung, đánh giá, xác định đúng các vấn đề mà đương sự đặt ra; Do đó, biện pháp xem xét, thẩm định tại chỗ nhằm kiểm tra, thu thập tài liệu, chứng cứ là rất quan trọng, nhưng Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP ngày 17-9-2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn Toà án chỉ được xuống xem xét, thẩm định tại chỗ khi đương sự có yêu cầu. Có trường hợp thấy cần phải xem xét thực địa thì Thẩm phán phải giải thích, gợi ý cho đương sự yêu cầu, nếu đương sự không yêu cầu thì Toà án không được xuống thực địa để xem xét, thẩm định tại chỗ. Có vụ sau khi xử xong, Thẩm phán mới biết diện tích, kích thước, tứ cận mà các đương sự đã khai, đã vẽ trên sơ đồ, sau đó, Thẩm phán đã phản ánh lại trong phần quyết định cửa bản án là không phù hợp vổi thực tế. Hoặc trên đất có tài sản như nhà ở, cây lưu niên nhưng không đương sự nào trình bày, khai báo với Toà án và do Toà án không xuống xem xét tại chỗ nên khi xét xử không biết, không đề cập các tài sản có trên đất, sau khi xử xong bản án không thi hành được.

 

9. Khó khăn trong việc thực hiện nghĩa vụ chứng minh

Bên cạnh những khó khăn về thu thập chứng cứ, thực hiện nghĩa vụ chứng minh xuất phát từ quy định của pháp luật chưa chặt chẽ, chưa hợp lý và hệ thống các cơ quan bổ trợ tư pháp vừa mỏng, vừa yếu kém chưa hỗ trợ tích cực cho người dân, đặc biệt đôi tượng dân nghèo, hiểu biết hạn chế. Mặt khác, cơ quan tiện hành tố tụng, người tiến hành tố tụng cũng có thiếu sót trong việc vận dụng pháp luật. Có những quy định đã hợp lý, đã được hướng dẫn trong Nghị quyết của Hội đồng. Thẩm phán nhưng một số Thẩm phán chưa tìm hiểu kỹ, chưa hiểu thấu đáo, hoặc trách nhiệm chưa cao dẫn đến áp dụng không đúng.

Ví dụ như đương sự nộp tài liệu phôtô nhưng không đối chiếu vội bản chính, không lập biên bản khi thu giữ tài liệu, không thể hiện rõ trong hồ sơ tài liêu xuất xứ từ đâu đến hoặc có trưồng hợp chưa tận tình giải thích, hướng dẫn cho đương sự mà còn gây khó dễ cho người dân; không thực hiện nghiêm túc quy định tại Điều 196 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành, thông báo về việc thụ lý vụ án vì chọ việc làm đó là thừa; hoặc Toà án tiến hành một số biện pháp thu thập chứng cứ nhưng không ra quyết định (khoản 3 Điểu 97 Bộ luật tế tụng dân sự hiện hành); hồ sơ không thể hiện đương sự có yêu cầu Toà án thu thập chứng cứ không, gây ra khiếu nại, nghi ngờ của đương sự, hoặc đương sự yêu cầu Toà án thu thập chứng cứ, thì Thẩm phán yêu cầu đương sự phải chịu chi phí xăng xe, V.V... Đối với trưòng hợp đương sự nộp đơn khởi kiện đã ghi chính xác, đầy đủ, rõ ràng địa chỉ của bị đơn nhưng một số Tòa án vẫn yêu cầu đương sự phải lấy xác nhận của Công an phường, xã hoặc chính quyền địa phương về việc bị đơn đang cư trú tại địa phương thì Tòa án mối thụ lý. Khi đương sự đến Công an phường, ủy ban nhân dân phường (có vụ đương sự phải đi lại nhiều lần) đều bị từ chối với lý do họ không có trách nhiệm phải xác nhận vấn đề đó. Nếu Tòa án thấy cần xuống xác minh họ sẽ cung cấp. Vì thế gây rất nhiều phiền hà cho đương sự.

>> Xem thêm: Hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án theo tố tụng dân sự?