1. Thời kỳ trung cổ

Người ta đã chứng minh rằng các thương nhân không có vai trò gì trong việc truyền bá Luật La Mã và bản thân các quy tắc của luật này không giúp gì cho việc phát triển thương mại quốc tế trong thời kỳ Trung cổ. Luật thương mại và luật hàng hải phát triển độc lập với Luật La Mã và Luật giáo hội.
Luật thương mại phát sinh và phát triêh trên căn bản thực tiễn và tập quán thường ngày của thương nhân. Nó gắn bó chặt chẽ và lệ thuộc chủ yêii vào nhu cầu thực tiễn thương mại, hiệu quả trong thị trường hàng hoá và tiền tệ với các công việc như hội chợ thương mại, thiê't lập thương hội, hoạt động ngân hàng, bảo hiểm .
Khác với Jus commune được phát triển trong các học viện, nhà trường và thực tiễn xét xử của các toà án, luật thương mại xuâ't phát từ đời sống thực tiễn. Do vậy, việc nghiên cứu cơ sở kinh tế - xã hội hình thành và phát triển của luật thương mại không chỉ để chứng minh cho tính độc lập của ngành luật thương mại và sự tất yếu phải xây dựng một ngành luật thương mại, mà còn góp phần làm rõ phạm vi điều chỉnh của ngành luật này. Sở dĩ như vậy là vì các thương nhân hoạt động thực tiễn thương mại trong một thị trường rộng lớn với nhiều mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các mảng kinh doanh đa dạng. Phần nào chịu sự điều tiết của luật thương mại, phần nào chịu sự điều tiết của các ngành luật khác là một vấn đề phức tạp.

2. Thế kỷ XVIII và thắng lợi của cách mạng tư sản ở Châu Âu

Trong suốt thế kỷ XVIII, cùng vói sự thắng lợi của cách mạng tư sản ở Châu Âu và sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản, nhiều nước đã xây dựng Bộ luật Thương mại hoặc pháp điển hoá luật thương mại vói hình thức thấp hơn. Bộ luật Thương mại đầu tiên là Bộ luật Thương mại năm 1807 của Pháp. Tiếp theo đó là việc ban hành Bộ luật Thương mại Tây Ban Nha năm 1885, Bộ luật Thương mại Hung-ga-ri năm 1875, Bộ luật Thương mại Hà Lan năm 1838, Bộ luật Thương mại Đức năm 1897, Đạo luật về Hối phiếu của Anh năm 1882, Đạo luật về công ty của Anh 1890...
Điều này nói lên rằng, chính quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và thị trường đã đòi hỏi và thúc đẩy sự ra đời của nhiều Bộ luật Thương mại ở các nước Châu Âu và nhiều nước khác trên thế giới, trong đó phải kể đến cả Bộ luật Thương mại năm 1850 thuộc Triều đại Ottoman.
Trong đêm trường Trung cổ, nền kinh tế chủ yếu là nền kinh tế lãnh địa vói chế độ đại sở hữu ruộng đất của địa chủ và bóc lột địa tô hiện vật. Người nông dân rất ít ruộng đất hoặc không có. Điều đó dẫn đến mâu thuẫn giữa đại sở hữu phong kiến và sở hữu của nông dân tự do, thợ thủ công cá thể, giữa kinh tế tự nhiên của đại địa chủ vói kinh tế hàng hoá giản đơn. Trên cơ sở đó, các tư tưởng về kinh tế ra đời mang các quan điểm bảo vệ cho nền kinh tế tự nhiên, lên án hoạt động thương mại. Mặt khác, các tư tưởng này còn bị ảnh hưởng nặng nể của thần học và chịu sự kiểm soát của nhà thờ. Vì vậy luật lệ chủ yếu bảo vệ địa vị thống trị của vua chúa, nhà thờ, quý tộc nên luật thương mại không có điều kiện để được chú ý tới. Tuy nhiên các tập quán thương mại theo con đường riêng vì lợi ích của bản thân các thương nhân vẫn được hình hành.
Những lưu ý về cơ sở kinh tê - xã hội hình thành và phát triển của luật thương mại?
>> Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.6162

3. Từ cuối thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XIX

Từ cuổì thế kỷ XV đêh cuôì thếkỷ XIX, lịch sử nhân loại đã có nhũ'ng bước phát triêh mới có ý nghĩa trọng đại. Công cụ thô sơ, lao động thủ công và quan hệ bóc lột bằng địa tô phải nhường chô dần cho việc sử dụng máy móc hiện đại và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển. Cũng trong thời gian này, nhiều tư. tưởng và học thuyết kinh tế mới ra đời chỉ đạo các hoạt động kinh doanh và làm cơ sở cho chính sách của nhà nước tư sản . Chẳng hạn từ khoảng năm 1450- 1650 là thời kỳ quá độ chuyển đổi nền kinh tế hàng hoá giản đơn sang nền kinh tế thị trường. Gắn với giai đoạn này là Học thuye't kinh tế trọng thương - một học thuyết kinh tế đầu tiên của giai câp tư sản. Nó đánh giá cao vai trò của tiêh tệ, coi tiền là tiêu chuẩn cơ bản của sự giàu có và hàng hoá chỉ là phương tiện. Để có nhiều tiền, phải hoạt động thương mại, trước hết là ngoại thương. Do đó đối tượng nghiên cứu của học thuye't này là lĩnh vực lưu thông mua bán trao đổi.

4. Học thuyết kinh tế trọng thương - một học thuyết kinh tế đầu tiên của giai câp tư sản

Áp dụng học thuyết này cho việc thiết kế chính sách kinh tế ở các nước Châu Âu có khác nhau. Ở Pháp, người ta chủ trương muốn có nhiều tiền, vàng cần phải đẩy mạnh sản xuất công nghiệp đế trở thành trung tâm cung câ'p hàng công nghiệp cho thế giới. Còn ở Tây Ban Nha thì cố gắng giữ vàng từ Châu Mỹ gửi về.
Trong thế kỷ XVIII, Adam Smith đã trình bày học thuye't kinh tê' nổi tiêng của mình mà vẫn còn đầy đủ ý nghĩa cho tới ngày nay trong cuôh sách "Nghiên cứu về bản chất và nguyên nhân sự giầu có của các dân tộc" (1776). A. Smith cho rằng con người bị lợi ích của mình dẫn dắt để đưa nguồn lực của mình, ra sử dụng ờ nơi mà nguồn lực này cho thu hoạch lớn nhâ't. Để có thu hoạch, người ta phải sản xuâ't ra những thứ mà mọi người cần. Vì theo đuổi lợi ích riêng nên có một "bàn tay vô hình" dẫn người làm kinh tế sản xuất ra hàng hoá hoặc dịch vụ mà người khác có nhu cầu, đáp ứng lợi ích xã hội tốt hơn ngay cả khi họ có ý định làm điều đấy. Việc theo đuổi lợi ích riêng xuất phát từ thiên hướng vĩnh viễn của con người là trao đổi sản phẩm và lao động cho nhau, phục vụ lẫn nhau .

5. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa

Vậy là phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã gắn bó, hoà trộn vào nển kinh tế thị trường. Nhận xét về thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ của chủ nghĩa tư bản, Karl Marx (1818 - 1883) đã chỉ ra rằng để cho chủ nghĩa tư bản ra đời cần phải có hai điều kiện: Một là phải tích luỹ được một số tiền lớn vào tay giai cấp tư sản để sản xuất kinh doanh theo phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa; hai là phải có một số đông ngựời lao động bị tước hết tư liệu sản xuất, buộc phải bán sức lao động, trở thành lao động làm thuê . Nhìn nhận ở một khía cạnh khác thì điều đó có nghĩa là cần phải phát triển quyền tư hữu tài sản đồng thời phát triển quyền tự do ý chí, ngay cả việc tự do bán sức lao động mới có các yếu tố để hình thành một nền kinh tế thị trường.
Trên cơ sở của nền kinh tế thị trường đó, nhu cầu vê' việc xây dựng một ngành luật thương mại mói có điều kiện phát sinh và phát triển. Lúc này, nhà nước thấy cần phải có các quy tắc để điều chỉnh thống nhất hoạt động thương mại của các thực thể bình đẳng, có quyền tự do cam kết, thoả thuận. Các quy tắc này trước hết là đê’ gìn giữ tính ổn định của xã hội tư bản. Có luật gia nhận xét: "Cách mạng tư sản đã thúc đẩy quá trình pháp điển hoá luật dân sự và luật thương mại" .
Phải nói Việt Nam cũng một thời đã có một ngành luật thương mại phát triêh ở các chế độ cũ. Sau khi đất nước bị chia cắt, miền Bắc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa đấu tranh thống nhâ't đất nước. Cho đêh năm 1975 đất nước thôhg nhâ't, cả nước đi lên theo con đường chủ nghĩa xã hội. Lúc này lý luận về một ngành luật kinh tế độc lập từ Liên Xô cũ đã có cơ sở kinh tê' để bám rễ vào Việt Nam. Đó chính là các quan hệ kinh tế xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, kê'hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp cao độ. Với một nền tảng kinh tế như vậy, thì luật thương mại không có mảnh đâ't đê’ sinh sôi nảy nở.
Mô hình kinh tê' kê'hoạch, chỉ huy bị phá sản. Giống các nước khác, Việt Nam cũng phải chuyển sang xây dựng nền kinh tê'thị trường. Hiê'n pháp năm 1992 tuyên bô': "Nhà nước phát triêh nền kinh tê' hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chê' thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ câù kinh tê' nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuâ't, kinh doanh đa dạng dựa trên chê' độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thê) sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể làm nền tảng" (Điều 15).
Để thực thi được ý tưởng cách mạng này, Hiên pháp năm 1992 cũng phải thừa nhận theo logic của nền kinh tê' thị trường là: "Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật " (Điểu 57). Do vậy hàng loạt các quan hệ xã hội mới phát sinh như: tư nhân đã được Nhà nước cho phép góp vôh đê’ thành lập nên các thực thê’ kinh doanh bình đẳng, tự do cam kê't, thoả thuận và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình trong mọi lĩnh vực sản xuâ't kinh doanh theo quy định của pháp luật; Nam Bắc thông thương; tự do buôn bán; xí nghiệp công nghiệp quô'c doanh có quyền tự chủ tài chính, quyền tự chủ sản xuâ't kinh doanh; làm ăn thua lỗ phải chịu phá sản; tự do mua sắm đê’ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng; khuyến khích đầu tư nước ngoài...
Các quan hệ này đã nằm hẳn bên ngoài sức chứa của một ngành luật kinh tê' theo nghĩa truyền thông của chủ nghĩa xã hội. Cơ chê' kinh tế mà chúng ta đang xây dựng hoàn toàn không hình thành từ sự hoàn thiện của cơ chế cũ (cơ chê' kê' hoạch hoá tập trung, quan liêu bao câ'p) như Nguyễn Như Phát nhận định . Như vậy đòi hỏi phải có một tư duy pháp lý mới phù họp với nền kính tế thị trường, về cách thức để giải quyết vấn đề này, kinh nghiệm quốc tế cũng như ở Việt nam cho thấy tái xây dựng ngành luật thương mại là phù họp. Sự phù họp này chẳng những cho một nền kinh tế thị trường có các đặc tính vốn có như: tự do kinh doanh, tự do ý chí... mà còn cho thói quen sử dụng một ngành luật khác hơn luật dân sự để điều tiết phần nào quá trình kinh tế - xã hội.
Mặc dù sự phát triển luật thương mại gắn với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và có con đường phát sinh, phát triêh riêng so với luật dân sự, song cũng phải thấy, luật dân sự có từ lâu đời trong các nền kinh tế tự nhiên trước đó. Nó điều tiết các quyền lợi tư và gắn bó với đời sống của con người, do đó các vấn đề cơ bản của đời sống con người đã được nó phản ánh. Tuy luật thương mại được phát sinh trên một nền tảng xã hội ở mức độ phát triển nhất định khi đã manh nha một phương thức sản xuất tư bản trong lòng chế độ phong kiến, nhưng các quan hệ cơ bản của đời sống con người đã được đê' cập đến trong luật dân sự, nên các quy tắc về tài sản (quyền sở hữu), về khế ước cơ bản không phải là các quy tắc của luật thương mại, dù rằng luật thương mại điều tiết các giao dịch vì mục tiêu lợi nhuận hay nói cách khác là mục tiêu làm tăng khối lượng tài sản của các chủ thể. Bản thân chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến và chế độ tư bản cũng đều được xây dựng trên nền tảng tư hữu, chỉ khác ở cách thức và trình độ tổ chức sản xuất. Luật thương mại phản ánh quan hệ sản xuất tư bản là chủ yếu nên nó khác với các luật cùng loại như luật dân sự ở cách thức và trình độ điều tiết các quan hệ giữa các chủ thể bình đẳng, có quyền tự định đoạt và tự do cam kết, thoả thuận.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuê