Mục lục bài viết
1. Mở đầu
Trong một thời gian ngắn sau khi quyển Principles của Ricardo ra đời, nhiều tác giả công kích dồn dập học thuyết và phương pháp của ông. Có lẽ tác giả có năng lực nhất trong số này là John Ramsay McCulloch, một người thường xuyên viết bài cho tạp chí có uy tín The Edinburgh Review. Cũng đáng chú ý trong nhóm này là James Mill, bố John Stuart, và Thomas De Quincey. Những người này tự xem mình là người ủng hộ Ricardo, và họ trung thành tìm cách mở rộng và bênh vực quan điểm của thầy mình. Nhưng Ricardo không thích niềm vui thành công không bị phê phán. Hai nhân vật phê bình nổi bật nhất về ông ở Anh là Thomas Malthus, và Nassau Senior - giáo sư khoa kinh tế chính trị đầu tiên ở Đại học Oxford năm 1825.
2. Bất đồng quan điểm giữa Ricardo và Malthus
Từ lần gặp mặt đầu tiên vào năm 1811, giữa Ricardo và Malthus hiếm khi có sự đồng ý về tầm quan trọng cơ bản của kinh tế chính trị học. Thực tế này được tìm thấy trong các bức thư trao đổi rất dài của hai người với nhau, kéo dài trong 20 năm. Nhiều sự bất động không đáng kể, nhưng năm 1815, sự nghiên cứu của từng người về Luật ngũ cốc đã khiến họ trở nên đối lập về vấn đề tự do mậu dịch.
3. Tranh luận về luật ngũ cốc
Theo Ricardo, tiền thuê đất được xem là thanh toán không cần thiết trong xã hội (nghĩa là thanh toán hiện tại nhưng không nhất thiết sinh ra sự cung cấp đất thích hợp). Vì thế khi tiền thuê đất tăng (như Ricardo lập luận theo Luật ngũ cốc), thì chúng cũng làm như thế để làm tăng lợi nhuận. Vì Ricardo xem lợi nhuận là động cơ kéo tiến bộ kinh tế, ông nhận thấy trong Luật ngũ cốc một mối đe dọa đối với tăng trưởng kinh tế, vì thế ông tranh cãi hùng hồn để ủng hộ mậu dịch tự do.
Tuy nhiên, Malthus cho rằng giá ngũ cốc cao hơn nằm trong quyền lợi công nhân, vì sức mua của công nhân gắn bó chặt chẽ với giá ngũ cốc. Như lưu ý từ trước, điều này phổ biến ở các tác giả cổ điển về kinh tế chính trị khi bàn đến “tiền lương ngũ cốc” trong cố gắng mô tả sức mua thực tế. Vì thế vấn đề chính trong tranh luận Luật ngũ cốc là liệu giá ngũ cốc cao hơn có nghĩa là tiền lương thực cao hơn hay không. Ricardo không nghĩ thế, ông cho rằng lập luận của mình là phù hợp. Malthus chọn quan điểm trái ngược và ủng hộ Luật ngũ cốc.
Sự bất đồng quan điểm của Malthus và Ricardo về điểm này và về nhiều điểm khác trong kinh tế học là quá bình thường vì đây chỉ đơn thuần là sự bất đồng đầu tiên trong số rất nhiều sự bất đồng nổi tiếng xảy ra sau đó trong số các nhà kinh tế học tương lai. George Bernand Shaw thu hút nhân tố kinh tế ấy trong lời bình luận gượng gạo: “Nếu bạn đưa tất cả những nhà kinh tế trên thế giới và hướng họ hết mục đích này đến mục đích khác thì họ không tài nào đi đến kết luận”, không có chân lý vĩnh hằng như thế trong kinh tế học?
Rõ ràng, các nhà kinh tế học thường bất đồng, phần lớn đối với sự mất tinh thần của những cá nhân tìm thấy sự che chở khi quan điểm được nhất trí. Thế nhưng, như trong trường hợp của Malthus và Ricardo, sự bất hòa hiếm khi dựa trên các nguyên tắc lý thuyết mà dựa trên giải thích, phương pháp hay chính sách. Malthus và Ricardo nhất trí về thuyết tiền thuê đất cơ bản. Thế nhưng lại tranh luận về giải thích, phương pháp và chính sách vẫn chừa phần đáng kể cho những đánh giá có giá trị đến lượt đánh giá này giảm tần số nhất trí giữa những người tham gia tranh luận.
4. Phương pháp kinh tế
Giữa Malthus và Ricardo cũng có sự bất đồng quan điểm về phương pháp kinh tế, qua hình thức cuộc tranh luận giữa Malthus và Ricardo về trao đổi giá trị. Nên nhớ rằng Ricardo xử lý phí tổn như yếu tố xác định giá trị nhưng cố gắng giản dị hóa đến điểm nơi một biến số đơn giản (nghĩa là lao động) trở thành một biến số có ý nghĩa. Mặt khác Malthus, quan tâm đến các nguyên tắc kinh tế “với quan điểm ứng dụng thực tế”, nhất quyết kết hợp phân tích kinh tế của Ricardo vào khuôn khổ cung cầu. Trong điểm này, Malthus rõ ràng đi đúng đường, nhưng thuyết giá trị của ông không thắng nổi thuyết của Ricardo. Lý do giải thích điều này không hoàn toàn rõ ràng. Có hai khía cạnh trong vấn đề giá trị mà Malthus đề cập. Thứ nhất là giải thích giá trị trao đổi, thứ hai, giải thích cách đánh giá giá trị.
Theo Malthus, nguyên tắc cung cầu xác định vấn đề mà Adam Smith gọi là “giá tự nhiên” cũng như giá thị trường. Ông xác định nhu cầu như là mong muốn, kết hợp với khả năng để mua và cung cấp như là lượng hàng hóa kinh doanh kết hợp với ý định bán chúng (Principles, trang 61). Malthus lập luận “Nhưng cho dù mong muốn này có nhiều đến đầu đi nữa và những phương tiện này có nằm trong số những người có nhu cầu hàng hóa hay không, thì không ai trong số họ tùy ý định giá cao cho hàng hóa, nếu họ mua được hàng hóa với giá thấp, và miễn là phương tiện và sự cạnh tranh của người bán tiếp tục mang đến số lượng cần thiết để tiếp thị với giá thấp, thì cường độ thật của nhu cầu sẽ tự nó không chứng minh” (Principles, trang 63). Sau đó Malthus kết luận chính xác rằng nguyên nhân của giá gia tăng là:
“Sự gia tăng về số lượng, nhu cầu và phương tiện của người có nhu cầu, hay là sự thiếu hụt trong cung cấp, và nguyên nhân hạ giá là sự giảm số lượng, nhu cầu và phương tiện của người có nhu cầu, hay sự phong phú gia tăng trong cung cấp” (Principles, trang 64).
Ricardo phủ nhận quan điểm này vì ông hiểu thuật ngữ “nhu cầu” theo một nghĩa khác. Thực tế, nghiên cứu so sánh công trình của hai tác giả cho thấy Malthus và Ricardo thường bàn với nhau về các mục đích chéo và toàn bộ nhầm lẫn về vai trò cung cầu có thể giải quyết nếu mỗi người trong số họ hiểu sự khác nhau giữa sự thay đổi về số lượng có nhu cầu (nghĩa là biến đổi theo bảng nhu cầu) và sự thay đổi trong nhu cầu (nghĩa là sự thay đổi bảng). Thế nhưng, khái niệm bảng cung cầu rõ ràng không tìm ra cách áp dụng vào phân tích kinh tế. về phần mình, Ricardo xem nỗ lực của Malthus như sự quan tâm quá đáng đối với chuyện tầm phào. Trong hai lá thư gửi cho Malthus, ông viết:
"Nếu tôi quá thiên về lý thuyết (điều thực sự tôi nghĩ là một trường hợp), thì tôi sẽ cho bạn quá thiên về thực tế. Có nhiều kết hợp và quá nhiều nguyên nhân tác động trong kinh tế chính trị đến nỗi có nguy cơ lớn trong việc lôi cuốn ủng hộ một học thuyết cụ thể, trừ phi chúng ta đảm bảo rằng tất cả nguyên nhân của sự thay đổi được nhìn thấy và tác dụng của nó được đánh giá thích đáng”. (Works. VI, trang 295).
“Sự khác nhau của chúng ta có thể trong một số khía cạnh, tôi nghĩ được gán cho sự nghiên cứu của các bạn thì quyển sách của tôi thực tế hơn là tôi dự định. Mục đích của tôi là phải giải thích nguyên tắc, và để làm điều đó tôi hình dung những trường hợp chắc chắn để chứng minh hoạt động của những nguyên tắc ấy (Works, VIII, trang 184).
Thuyết giá trị của Ricardo quá giản đơn hóa và triển vọng trong thời gian dài, nhưng đây cũng là nền tảng của toàn bộ hệ thống Ricardo. Phá bỏ nó sẽ dẫn đến sự sụp đổ toàn bộ cấu trúc phân tích, một vấn đề có thể hiểu là Ricardo kháng cự quyết liệt.
So sánh quan điểm của ông về tính chất trao đổi giá trị, quan điểm của Malthus về cách đánh giá giá trị trải qua nhiều thay đổi qua các tác phẩm sau đó của ông. Thực tế này cho thấy ông không hoàn toàn chắc chắn về vấn đề, cũng như khiếm khuyết thâm nhập vào một số phần khác trong kinh tế học của Malthus. Trong phân tích cuối cùng, chi tiết lưỡng lự này trong suy nghĩ của ông thể hiện sự bênh vực yếu kém chống lại cuộc công kích dữ dội nhưng logic và tàn nhẫn của Ricardo, do đó dẫn đến cách giải thích lý do tại sao là Ricardo, chứ không phải là Malthus, người mang lại sự khởi sắc trong kinh tế học cổ điển của Anh.
5. Định luật Say và sự tiêu dùng ít
Sau khi không thừa nhận thuyết giá trị Ricardo, Malthus không ngừng lại ở đó. Ông tiếp tục đặt vấn đề chi tiết hơn về thuyết lợi nhuận của Ricardo. Một giả định quan trọng trong phân tích của Ricardo là giả định phí tổn sản xuất lương thực kiểm soát tiền lương (trực tiếp) và lợi nhuận (gián tiếp thông qua tác dụng đối với tiền lương). Trong hệ thống Ricardo, giá ngũ cốc tăng cao dẫn đến tiền lương cao và lợi nhuận giảm. Thế nhưng, Malthus không thừa nhận giá lương thực cao hơn là nguyên do duy nhất hay thậm chí là nguyên do chính làm giảm lợi nhuận. Sử dụng sự phân biệt của Smith giữa tiêu dùng “sản xuất” và “không sản xuất”, Malthus chọn ra nhu cầu tổng hợp không đủ như là nguồn gốc sự suy yếu các động cơ đầu tư, do đó làm giảm lợi nhuận.
Lập luận của Malthus là bộ phận sản xuất ấy dành cho “nhu cầu thiết yếu của đời sông” tạo ra nhu cầu của chính đời sông, trong khi nhu cầu đối với bộ phận ấy dành cho “sự thuận tiện và xa xỉ” tùy theo thói quen tiêu dùng của các yếu tố “không sản xuất” trong xã hội (nghĩa là chủ đất). Vì chủ đất không phải lúc nào cũng chi tiêu thu nhập của mình cho các nhóm khác trong xã hội (nghĩa là hàng tiêu dùng). Có thể sự cung cấp quá mức hàng hóa tồn tại. vấn đề đòi hỏi là phải đảm bảo sự tăng sản lượng ổn định và triệt tiêu cung cấp hàng hóa quá mức là mức độ đủ của “nhu cầu thực tế”, và điều này Malthus nghĩ rằng không được đảm bảo bằng việc nhập khẩu đơn thuần hàng hóa rẻ tiền.
Trong một lá thư gửi Ricardo, Malthus trình bày lập trường của ông về nhu cầu thực tế:
“Nhu cầu thực tế bao gồm hai yếu tố, khả năng và ý muôn mua. Khả năng mua có lẽ được tượng trưng chính xác bằng sản phẩm của quốc gia dù nhiều hay ít, nhưng ý muốn mua luôn là lớn nhất, sản lượng so sánh với dân số càng nhỏ hơn, thì nhu cầu xã hội được cung cấp càng nhiều hơn. Khi Tư bản dồi dào, không dễ nhận thấy những mục tiêu mới đủ cầu. Trong một quốc gia có số Tư bản tương đối nhỏ thì giá trị sản lượng hàng năm có thể tăng rất nhanh từ nhu cầu cao. Tóm lại, tôi không nghĩ rằng khả năng mua nhất thiết bao gồm ý muốn mua tương xứng, và tôi không thể đồng ý... rằng đối với một quốc gia, cung không bao giờ vượt quá cầu. Một quốc gia chắc chắn phải có khả năng mua tất cả những gì nó tạo ra nhưng tôi dễ nhận thấy không cần có ý muốn”. (Works, VI, trang 131-132).
Quan niệm cổ điển mà Malthus công kích trong đoạn văn này là quan điểm cho rằng trong tiến trình sản xuất, đúng là thu nhập được tạo ra đủ để mua sản phẩm sản xuất ra và - loại trừ tích trữ - tất cả thu nhập được tạo ra như thế sẽ được chi tiêu để mua sản phẩm ấy. Được phổ biến bởi nhà kinh tế học người Pháp J. B. Say quan niệm cổ điển này đơn giản được gọi là “định luật Say” phát biểu rằng cung tạo ra cầu của chính nó. Một ít quan điểm cũng được đồng hóa hoàn toàn trong trào lưu chính của kinh tế học cổ điển. Sự phê bình của Malthus đối với định luật Say vì thế xem ông luôn là một người bất tuân quy tắc trong số các nhà kinh tế, một thực tế dù sao cũng làm người tiên phong thuyết vĩ mô hiện đại, John Maynard Keynes quý mến ông.
Mặc dù công kích của Malthus đối với pháo đài của chủ nghĩa cổ điển này có ảnh hưởng không nhiều đến kinh tế học chính thống trước Keynes, nhưng ít nhất cũng bao gồm một tầm nhìn quyết định tiết kiệm - đầu tư quan trọng đến mức Keynes sau này phải quan tâm. Tầm nhìn liên quan đến quan điểm xu hướng tiết kiệm tối ưu. Trong một số đoạn văn chính trích từ Principles, Malthus khẳng định quan điểm này:
“Nếu tiêu dùng vượt quá sản xuất, thì vốn của một nước phải bị thu nhỏ, của cải trong nước dần dần bị phá hủy bởi nhu cầu khả năng sản xuất, nếu sản xuất vượt quá tiêu dùng, thì động cơ tích lũy và sản xuất phải làm ngưng sự cần thiết của nhu cầu thực sự... Hai thái cực này rất hiển nhiên, và tiếp đến là một số điểm trung gian, tính đến khả năng sản xuất và ý muôn tiêu dùng, sự khuyến khích gia tăng của cải là lớn nhất”. (Principles, trang 7).
Nói cách khác, Malthus thừa nhận chi phí tiêu dùng tượng trưng cho nhu cầu và tiết kiệm tượng trưng cho nhu cầu tiềm năng (qua đầu tư), nhưng nhu cầu tiềm năng không hề đảm bảo nhu cầu thực sự. Theo biệt ngữ hiện đại, tiết kiệm sau đó luôn bằng với đầu tư sau đó (thực tế mà Malthus chấp nhận), nhưng tiết kiệm trước đó không phải lúc nào cũng bằng đầu tư trước đó. Vì thế Malthus tranh cãi về khả năng quá thừa thãi.
Phê bình của Malthus đối với định luật Say quan trọng bởi hai lý do: (1) gồm thuyết sản lượng và việc làm mang đặc điểm của Keynes, và (2) hình thành bài phê bình thuyết lợi nhuận của Ricardo. Thế nhưng phân tích tiết kiệm tổng hợp của Malthus vẫn chết lúc mới sinh về mặt phân tích, vì ông không cụ thể hóa các tác động của thị trường có khả năng duy trì mức tiết kiệm tối ưu cũng như không phân tích các nguyên nhân tiền tệ thuần túy của sự sản xuất quá mức. Kết quả, định luật Say được Ricardo và các môn đệ bảo vệ thành công, do đó trở thành một nền tảng quen thuộc của kinh tế học cổ điển.
LUẬT MINH KHUÊ (Sưu tầm)