1. Giới thiệu khái quát về David Ricardo
David Ricardo (18 tháng 4 năm 1772–11 tháng 9 năm 1823) là một nhà kinh tế học người Anh, có ảnh hưởng lớn trong kinh tế học cổ điển sánh ngang cùng Adam Smith và Thomas Malthus. David Ricardo là người cổ vũ thương mại tự do dựa trên lý luận với lợi thế so sánh. Ông đã tiếp bước Adam Smith và đóng góp lớn vào việc phát triển thuyết giá trị lao động. Các lý luận của ông đã ảnh hưởng đáng kể đến tư tưởng kinh tế của Karl Marx. David Ricardo cũng là một thương gia, chuyên gia tài chính, nhà đầu cơ, ông được coi là người đã tích lũy được một tài sản lớn.
2. Đời sống cá nhân của David Ricardo
Ricardo sinh ra ở London, là con thứ ba trong số bảy người con của một gia đình người Do Thái nhập cư từ Hà Lan đến Đế quốc Anh trước khi ông được sinh ra. Khi 14 tuổi, sau một khóa học ngắn ở Hà Lan, Ricardo đã tham gia công việc cùng với cha của ông ở Sở giao dịch chứng khoán London, nơi ông bắt đầu học về các công việc tài chính. Đây là nền tảng cho các thành công sau đó của ông trong thị trường chứng khoán và kinh doanh bất động sản
3. Một số thuyết của David Ricardo
- Lợi thế so sánh
Một trong số những lí thuyết nổi bật mà Ricardo đưa ra trong "Nguyên tắc Kinh tế Chính trị và Thuế" là lí thuyết về lợi thế so sánh. Lí thuyết lập luận rằng các nước có thể hưởng lợi từ thương mại quốc tế bằng cách chuyên sản xuất hàng hóa mà họ có chi phí cơ hội tương đối thấp hơn ngay cả khi họ không có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất bất kí hàng hóa đặc biệt nào.
- Lí thuyết giá trị lao động
Một trong những đóng góp nổi tiếng khác của Ricardo cho kinh tế học là lí thuyết về giá trị lao động. Lí thuyết giá trị lao động nói rằng giá trị của hàng hóa có thể được đo lường bằng sức lao động để tạo ra nó. Lí thuyết cũng cho rằng chi phí không nên dựa trên khoản thù lao được trả cho lao động, mà dựa trên tổng chi phí sản xuất. Ví dụ: Nếu một cái bàn mất hai giờ để làm và một cái ghế mất một giờ để làm, thì một cái bàn có giá trị bằng hai cái ghế, bất kể người làm bàn và ghế được trả bao nhiêu mỗi giờ.
- Lí thuyết về thuế tô
Ricardo là nhà kinh tế đầu tiên thảo luận về ý tưởng cho thuê, rằng lợi ích tích lũy cho chủ sở hữu tài sản chỉ do quyền sở hữu của họ chứ không phải đóng góp của họ cho bất kì hoạt động sản xuất thực sự nào. Trong ứng dụng ban đầu của nó, kinh tế nông nghiệp, lí thuyết về thuế tô cho thấy lợi ích của việc tăng giá ngũ cốc sẽ có xu hướng tích lũy cho các chủ sở hữu đất nông nghiệp dưới dạng tiền thuê của những người thuê đất.
- Cân bằng Ricardo
Trong tài chính công, Ricardo đã viết rằng cho dù một chính phủ chọn tài trợ cho chi tiêu của mình thông qua thuế ngay lập tức hay thông qua vay, kết quả cho nền kinh tế sẽ tương đương. Nếu người nộp thuế làm theo lí trí, thì họ sẽ tính bất kì khoản tăng thuế dự kiến nào trong tương lai để bù đắp cho thâm hụt hiện tại bằng cách tiết kiệm một khoản tương đương với chi tiêu thâm hụt hiện tại. Do đó, thay đổi ròng đối với tổng chi tiêu sẽ bằng không. Vì vậy, nếu một chính phủ thực hiện giảm chi tiêu để thúc đẩy nền kinh tế, thì chi tiêu tư nhân sẽ chỉ giảm một khoản tương đương khi mọi người tiết kiệm nhiều hơn.
4. Những đóng góp của David Ricardo cho kinh tế học
David Ricardo (1772-1823) là con trai của một người Do Thái di dân làm nghề môi giới chứng khoán. Với kiến thức thương mại không nhiều, Ricardo đánh cược với số tiền khiêm tốn nhất để có được tài sản khá lớn bằng những đầu tư khôn ngoan vào chứng khoán và bất động sản. Năm 1799, trong khi đang nghỉ hè và buồn bực, ông đọc quyển Wealth of Nations của Adam Smith, và chẳng bao lâu sau nội dung quyển sách thu hút tâm trí của ông. Mười năm sau ông bắt đầu tranh luận các vấn đề kinh tế trên báo chí và các ẩn phẩm mỏng, một sự tiêu khiển sau này trở thành cuộc đeo đuổi tri thức tôn nhiều thời gian. Lý do nào bảo đảm vị trí của Ricardo trong lịch sử kinh tế học. Đó là khả năng của ông hình thành một hệ thống phân tích tổng quát mang lại những kết luận có ảnh hưởng bao quát dựa trên một số nguyên tắc tương đối cơ bản . “Hệ thống” của ông là một công trình bất hủ đối với tiến trình lập luận suy diễn. Theo phân tích của Ricardo, ba nguyên tắc đều bị chỉ trích, mỗi nguyên tắc đều vay mượn từ người khác. Ba vấn đề bị chỉ trích là (1) thuyết tiền thuê đất cổ điển, (2) nguyên tắc dân số của Malthus và (3) thuyết quỹ- lương.
5. David Ricardo bàn về thuyết quỹ - lương
Trong hệ thống thuyết giá trị Ricardo, rút gọn thành mức độ giản dị hóa Ricardo, cộng với thuyết tiền thuê đất, giải quyết vấn đề chính là phân phối thu nhập. Dĩ nhiên điều nhất thiết cần liên kết thuyết giá trị với thuyết giá cả trong một nền kinh tế phức hợp. Ricardo đã làm điều này bằng cách liên kết giá cả với phí tổn sản xuất trong doanh nghiệp biên tế (không có tiền thuê đất), ông nhận xét:
“Giá trị có thể trao đổi của tất cả hàng hóa liệu chúng có được sản xuất hay không, hay sản lượng khai thác mỏ, hay nông sản luôn được điều tiết, không phải bằng số lượng lao động kém hơn là đủ tạo ra sản phẩm trong các tình huống rất thuận lợi, và được thụ hưởng độc quyền bởi những người có điều kiện thuận lợi sản xuất đặc biệt, mà bởi sô' lao động nhiều hơn cần thiết dành cho sản xuất của họ bởi những người tiếp tục sản xuất ra chúng trong những tình huống kém thuận lợi nhất”. (Works, I, trang 73).
Ricardo thừa nhận không có cách đánh giá hoàn hảo về giá trị, vì bất kỳ đánh giá nào được chọn, thay đổi cùng với sự dao động tiền lương và lãi suất. Chúng ta đã nhìn thấy tính lâu bền khác nhau của tiền vốn và những tỉ lệ khác nhau của vốn cố định so với vốn lưu động sẽ ảnh hưởng giá thị trường khác nhau nếu tiền lương thay đổi liên quan đến lợi nhuận. Vì thế Ricardo nghĩ ra mẹo quảng cáo phân tích - “doanh nghiệp trung bình” - trong đó cả hai tỉ lệ vốn đối với lao động và tính lâu bền của vốn được cho là bằng với trung bình kinh tế. Được trang bị như thế, Ricardo sẵn sàng giải quyết vấn đề phân phối thu nhập và sự thay đổi phân phối qua thời gian.
BÂNG 7-2
Giá trị sản phẩm |
= 270 X 1 đô la |
= |
270 đô la |
Mức lương |
= (10 X 1 đô la) + 10 đô la |
= |
20 đô la |
Hối phiếu lương |
= 3 X 20 đô la |
= |
60 đô la |
Khấu hao |
= 3 X 10 đô la |
= |
30 đô la |
Tổng lợi nhuận |
= 270 đô la - 90 đô la |
= |
180 đô la |
Tiền thuê đất |
|
= |
0 đô la |
Chúng ta hãy minh họa tiến trình của Ricardo sử dụng thông tin sản phẩm trong Bảng 7-2. Giả sử ba liều lao động và Tư bản đối với một mảnh đất nhất định tạo ra 270 giạ ngũ cốc một năm. Mỗi đầu vào lao động, do ứng từ quỹ- lương trước, hình thành sự chi tiêu vốn lưu động, trong khi mỗi đầu vào Tư bản, qua sự khấu hao hàng năm, hình thành khoản chi vốn cố định. Ricardo định nghĩa tổng lợi nhuận như tổng thu nhập trừ đi tổng chi phí vốn cố định và lưu động phát sinh trong kỳ sản xuất. Lúc này cho rằng giá mỗi giạ ngũ cốc là 1 đô-la, mức lương cho mỗi công nhân là 10 giạ ngũ cốc và 10 đô-la cho các chi tiêu cần thiết khác (chi tiêu này tính theo đô-la vì cho rằng được tạo ra trong điều kiện phí tổn không đổi), và sự khấu hao hàng năm trên mỗi đơn vị vốn là 10 đô-la. Lợi nhuận trên mảnh đất loại 1 được tính trong Bảng 7-2.
Nếu mọi loại đất đều màu mỡ ngang nhau, lợi nhuận tiếp diễn theo cùng mức độ. Nhưng với sự tăng vốn và tăng dân số, thì khai thác phải mở rộng sang đất loại 2, nơi có ba liều lao động và Tư bản chỉ sản xuất ra 240 giạ ngũ cốc. về kỹ thuật, lúc này cần nhiều lao động và Tư bản hơn để sản xuất trên đất loại 2 cùng sản lượng như đất loại 1. Vì thế, giá ngũ cốc phải tăng lên 1,125 đô-la (270/240 X 1,00 đô-la = 1,25 đô-la). Trong hệ thống của Ricardo, sự gia tăng này trong giá ngũ cốc có tác dụng tăng tiền lương và tiền thuê đất tổng hợp và giảm lợi nhuận. Mẫu phân phối tiếp theo sau được minh họa trong Bảng 7-3.
Bảng 7-3 chứng minh vấn đề chúng ta nghiên cứu từ trước - tiền thuê đất tăng trên đất loại 1 chỉ khi nào sản xuất với cùng số lượng vốn và lao động như nhau được mở rộng sang đất loại 2. Cách tính tiền thuê đất như Ricardo biểu thị là giá trị của đầu ra doanh nghiệp ban đầu ít hơn giá trị của đầu ra của doanh nghiệp biên tế. Minh họa có thể mở rộng sang các doanh nghiệp bổ sung (nghĩa là loại đất), dĩ nhiên, nhưng sự phân phối ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế đã rõ. Sản xuất nông nghiệp gia tăng dẫn đến tiền lương cao hơn nhưng cùng tiền lương thực giống như nhau. Ricardo cho rằng, thông qua nguyên tắc dân số, mức lương sẽ ở mức sinh kế trong thời hạn dài. Mặt khác, mức lương danh nghĩa cao hơn và tiền thuê đất tổng hợp gia tăng vắt lợi nhuận theo hai cách. Mặc dù trong lợi nhuận cạnh tranh là như nhau đối với tất cả các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp nhất định, khuynh hướng lợi nhuận không thể tránh là phải giảm khi đầu ra tăng. Sau cùng lãi suất tối thiểu đạt đến khi ngưng đầu tư mới (nghĩa là tích lũy Tư bản bổ sung). Ricardo mô tả điều này như “trạng thái tĩnh”, về lý thuyết, mức lợi nhuận tối thiểu này là zero, thê nhưng, về thực tế mức này nằm trên zero một chút.
BÂNG 7-3 |
||||
Giá trị sản phẩm |
Đất loại 1 270 X 1,125 đô la |
= 303,75 đô la |
Đất loại 2 240 X 1,125 đô la |
= 270,00 đô la |
Mức lương |
(10x1,125 đô la) + 10 đô la |
= 21,25 đô la |
(10x 1,125đô la) + 10 đô la |
= 21,25 đô la |
Hối phiếu lương |
3 X 21,25 đô la |
= 63,75 đô la |
3 X 21,25 đô la |
= 63,75 đô la |
Khấu hao |
3 X 10 đô la |
= 30,00 đô la |
3 X 10 đô la |
= 30,00 đô la |
Lợi nhuận |
303,75 đô la - 93,75 đô la |
= 176,25 đôla |
270 đô la-93,75 đô la |
= 176,25 đô la |
Tiền thuê đất |
-33,75 đô la |
|
|
= 0 đô la |
Vì thế tiến trình mà Ricardo mô tả được phát biểu lại như một nghịch lý: Kết quả logic của sự tăng trưởng kinh tế là sự đình trệ! Hệ thống phân tích của Ricardo không chấp nhận tiến bộ công nghệ, và chấp nhận không phê phán nguyên tắc dân số, có thể bị công kích trên hai cơ sở này. Nhưng việc đưa ra giả định của Ricardo, là một hệ thống không đổi về logic. Trong phiên bản sau cùng của thuyết, trạng thái tĩnh phát sinh theo cách này. Mức lương trung bình được xác định theo tỉ lệ vốn cố định và lưu động (nghĩa là tiền lương) đối với dân số'. Miễn là lợi nhuận dương, kho vốn gia tăng, và nhu cầu lao động đang tăng đối với lao động nhất thiết gia tăng mức lương trung bình. Nhưng khi mức lương tăng trên mức sinh kế, “sự thích thú trong nước” bắt đầu hoạt động, dân số gia tăng. Dân số đông hơn đòi hỏi cung cấp lương thực nhiều hơn sao cho khi không cho nhập khẩu, sự canh tác phải được mở rộng ở vùng đất kém màu mỡ hơn. Khi điều này xảy ra, tiền thuê đất tăng, lợi nhuận giảm, cho đến khi sau cùng đạt đến trạng thái tĩnh.
LUẬT MINH KHUÊ (Sưu tầm)