Trong một thời gian ngắn sau khi quyển Principles của Ricardo ra đời, nhiều tác giả công kích dồn dập học thuyết và phương pháp của ông. Hai nhân vật phê bình nổi bật nhất về ông ở Anh là Thomas Malthus, và Nassau Senior - giáo sư khoa kinh tế chính trị đầu tiên ở Đại học Oxford năm 1825.

 

1. Một vài nét về Nassau Senior

Nassau William Senior, (sinh ngày 26 tháng 9 năm 1790, Compton Beauchamp, Berkshire, Anh - mất ngày 4 tháng 6 năm 1864, Luân Đôn), nhà kinh tế học cổ điển người Anh, người có ảnh hưởng đến các chính sách kinh tế và chính trị thời của ông.

Senior được đào tạo tại Eton và Đại học Oxford, từ đó tốt nghiệp năm 1812. Ông đủ tiêu chuẩn trở thành luật sư vào năm 1819. Tuy nhiên, với tư cách là một nhà kinh tế, Senior đã có những đóng góp lớn nhất cho kinh tế học. Ông trở thành một trong những người dẫn đầu các nhà lý thuyết kinh tế của nửa đầu thế kỷ 19 và là Giáo sư kinh tế chính trị Drummond đầu tiên tại Oxford (1825–30, 1847–52). Bị ảnh hưởng nhiều bởi Malthus và Ricardo, ông là người chỉ trích mạnh mẽ chủ nghĩa công đoàn, nhưng không chấp nhận lý thuyết "quy luật tiền lương sắt thép" lý thuyết mà một số người từng từ chối cải tiến cho các tầng lớp lao động.

Các tác phẩm chính của ông gồm An Outline of the Science of Political Economy, in lần đầu tiên năm 1836 và được sửa lại vào năm 1850. Political Economy thiếu tính tổ chức và nhất quán, tuy thế đây vẫn là mốc ngoặt quan trọng trong lịch sử kinh tế, không những vì sự phê bình kinh tế học Ricardo mà còn là sự đóng góp độc đáo của cuốn sách.

 

2. Senior bàn về phương pháp kinh tế

Senior hoàn toàn bị thu hút vào giai đoạn tẻ nhạt nhưng cần thiết của sự phát triển bất kỳ môn học nào: nhận dạng nguyên tắc cơ bản và sắp xếp chúng, cùng với những tuyến tiền đề, thành một khuôn khổ khoa học chân chính. Điều này giúp cho ông trở thành nhà “lý thuyết thuần túy” đầu tiên trong kinh tế học, theo nhận xét của Joseph Schumpeter. Chắc chắn tính độc đáo chủ quan và cố gắng không mệt mỏi của ông thống nhất và hệ thống hóa lý thuyết kinh tế đã đặt Senior vào vị trí nổi bật nhất trong lịch sử kinh tế học hơn là người được chấp nhận một cách chung chung.

Senior bắt đầu Political Economy bằng việc xác định giới hạn điều tra kinh tế. Ông thừa nhận kinh tế chính trị học là “môn khoa học xử lý tự nhiên, sản xuất và phân phối của cải”. Ông cảnh báo những tác giả khác sử dụng thuật ngữ “kinh tế chính trị học” theo nghĩa rộng hơn nhiều bao gồm chính phủ chẳng hạn - nhưng kết quả những nỗ lực của họ dứt khoát không mang tính khoa học. Điều tra kinh tế về bản chất phải tích cực (nghĩa là không có đánh giá giá trị), theo quan điểm của Senior, vì lĩnh vực kinh tế:

“Không phải là hạnh phúc mà là của cải” (Political Economy, trang 2).

Senior giải thích minh bạch quan điểm phương pháp luận của ông qua đoạn văn sau:

“Tiền đề [của nhà kinh tế] bao gồm rất ít những đề xuất tổng quát, kết quả quan sát hay nhận thức, và hầu như không cần bằng chứng, hay thậm chí phát biểu chính thức, mà hầu như mỗi người, ngay sau khi họ nghe anh ta, nhận thấy như có quen với suy nghĩ của anh ta, hay ít nhất được bao gồm trong hiểu biết trước đây của anh ta, và sự can thiệp của anh ta gần như là chung chung, và khi anh ta lập luận đúng, thì chắc chắn và như tiền đề của anh ta.

Nhưng kết luận của anh ta, cho dù mang tính chất phổ biến và là chân lý đi nữa, không cho phép anh ta bổ sung thêm một âm tiết đơn giản nào của lời khuyên. Đặc quyền này thuộc về tác giả hay chính khách người đã cân nhắc mọi nguyên nhân thúc đẩy hay cản trở phúc lợi chung của những người mà anh ta đề cập, chứ không phải là lý thuyết gia cân nhắc chỉ một nguyên nhân duy nhất, mặc dù thuộc loại quan trọng nhất trong sô' những nguyên nhân này. Công việc của Nhà kinh tế chính trị học không phải là đề nghị cũng như không phải là can ngăn, mà phải phát biểu những nguyên tắc tổng quát, mà điều sông còn là phải xem nhẹ, nhưng cũng không đáng theo, có lẽ cũng không khả thi, để sử dụng như một hướng dẫn duy nhất hay thậm chí là chính yếu trong việc xử lý công việc trong thực tế... Muốn quyết định trong mỗi trường hợp những kết luận này được hành động theo nhiều ít thuộc về hành động của nhà cầm quyền, một hành động mà Kinh tế chính trị học chỉ là một ngành duy nhất trong nhiều ngành Khoa học có ích”. (Political Economy, trang 2-3).

Nhiều tác giả quá dễ nhầm lẫn khoa học kinh tế với nghệ thuật chính phủ phải chịu trách nhiệm theo quan điểm của Senior về những định kiên chung không tán thành kinh tế chính trị học và các nhà kinh tế chính trị học trong thời đại của ông.

Về bản chất, kinh tế học phải là một sự tập luyện về lập luận, chứ không phải là cuộc thám hiểm thu thập tư liệu, và Senior chuẩn bị phát biểu thực tế làm nền tảng cho các nguyên lý chung của kinh tế học trong một ít câu, “và thật ra là rất ít từ”. Khó khăn trong việc quán triệt kinh tế học theo Senior, không phải ở chỗ quan sát và phát biểu về một vài vấn đề này mà ở chỗ lập luận từ chúng một cách chính xác.

 

3. Bốn định đề của Senior

Cái gọi là “Một vài câu” mà Senior ám chỉ để chọn làm hình thức cho bốn định đề hay tiền đề làm nền tảng cho lý thuyết kinh tế học. Những định đề trình bày ở đây theo nguyên văn của ông:

- Mỗi người muốn có thêm tài sản nhưng hy sinh càng ít càng tốt.

- Dân số thế giới, nói cách khác là số người ở trên thế giới chỉ được hạn chế bằng sự lo sự thiếu hụt những đồ vật của cải ấy mà thói quen của cá nhân trong mỗi giai cấp của cư dân đó khiến họ phải đòi hỏi.

- Khả năng lao động, và khả năng của các công cụ khác tạo ra của cải có thể gia tăng vô hạn bằng việc sử dụng sản phẩm của họ như phương tiện sản xuất nhiều hơn

- Kỹ năng nông nghiệp vẫn giữ nguyên, lao động bổ sung sử dụng trong nông nghiệp trong một vùng nhất định nói chung tạo ra thu nhập kém tương xứng hơn, hay nói cách khác, mặc dù với mỗi lần gia tăng số lao động, thu nhập tổng hợp sẽ gia tăng, gia tăng thu nhập không theo tỉ lệ với gia tăng lao động (Political Economy, trang 26).

Định đề thứ hai và thứ tư là trình bày khẳng định thận trọng của Senior về nguyên tắc dân số của Malthus và luật cổ điển lợi suất giảm dần, nhưng không phải là không có sự sửa đổi quan trọng đối với mỗi quan điểm. Senior muốn thừa nhận nguyên tắc dân số của Malthus trong sự trừu tượng, nhưng ông không tin mấy vào tính giá trị thực nghiệm của nguyên tắc này. Lập luận chính của ông là con người mong muốn cải thiện vị trí của mình trong thế giới ít ra cũng quan trọng như mong muốn tình dục và chính vì vậy mà Malthus xem nhẹ việc kiểm soát kiên quyết, bổ sung đối với sự phát triển dân số.

Thái độ lạc quan của Senior về vấn đề dân số cũng có thể liên kết với giải thích của ông về luật lợi suất tăng dần hay giảm dần trong công, nông nghiệp. định đề thứ tư, Senior đưa ra luật lợi suất giảm dần chính xác hơn (theo nghĩa hiện đại) bằng cách thêm điều khoản cho rằng công nghệ phải không đổi. Ricardo chắc chắn thừa nhận rằng tính giá trị của luật này dựa vào giả định công nghệ không đổi, nhưng ông không bao giờ phát biểu luật này rõ ràng. Khi giải thích định đề thứ tư, Senior cho rằng sự tin chắc của ông vào tình trạng thông thường của công việc trong công nghiệp là lợi suất tăng dần. Ông dựa vào quan niệm này đối với giả định có thể đặt câu hỏi rằng kỹ năng lao động có khuynh hướng gia tăng một số’ loại liên hệ đối với dân số và Tư bản gia tăng, một quan điểm trái ngược với thuyết Malthus chính thống nhưng dù sao cũng được nhiều tác giả trong thời đại của Senior chấp nhận thật đáng ngạc nhiên.

Chúng ta sẽ tập trung vào định đề thứ nhất và thứ ba vì sự hoàn thiện của ông trong mỗi định đề, Senior đề xuất thuyết cổ điển và giá trị trao đổi của Ricardo. Trong thảo luận của mình, Senior cũng phác họa lý thuyết về vốn và lãi.

 

4. Giá trị và phí tổn

Bổ sung của Senior trong thuyết giá trị của Ricardo, theo nghĩa phân tích, là quan trọng hơn phân tích của Malthus. Những xuất phát chính từ Ricardo, bao gồm (1) chấp nhận thuyết giá trị hiệu dụng và (2) bài phê bình thuyết phí tổn sản xuất của Ricardo và giả định (cổ điển) của tự do cạnh tranh.

Một số tác giả châu Âu vào nửa đầu thế kỷ 19 nhận thức thực tế rằng hiệu dụng không gì khác ngoài điều kiện giá trị đơn thuần, như Ricardo phát biểu, mà là nguyên nhân giá trị. Thế nhưng, họ không thể làm bất cứ việc gì khác về phân tích với khái niệm này trước Dupuit và vì thế thuyết Hiệu dụng chưa hoàn hảo. Se­nior hơn những người khác trong phương diện này, và Leon Walras chính xác khi công nhận ông là người có công đưa khái niệm hiệu dụng biên tế.

Đối thủ chính của thuyết giá trị lao động trong thế kỷ 19 luôn là thuyết cung cầu. Ví dụ, Malthus đã đi đúng đường và độc quyền tập trung vào vấn đề này. Senior cũng thừa nhận nó, nhưng nói chung ông xử lý thảo luận cung cầu tốt hơn Malthus. Sự nghiên cứu sâu hơn của Senior trong thảo luận là do nhận thức của ông không những là tầm quan trọng của tính hiệu dụng tương đối mà còn là sự tương thuộc lẫn nhau giữa hiệu dụng tương đối và khan hiếm tương đối.

Sau khi nhận dạng kinh tế học trước đây như môn khoa học của cải, Senior tiếp tục định nghĩa của cải, giá trị và hiệu dụng trong tác phẩm Political Economy. Ông khẳng định kể cả mọi hàng hóa và dịch vụ mà (1) sở hữu hiệu dụng, (2) là tương đối hiếm và (3) khả năng có thể chuyển đổi. Định nghĩa này tích cung cầu với mức độ chi tiết nhằm đánh giá các yếu tố sản xuất, nhưng chắc chắn ông tiến hành công việc này dễ hơn những người đi sau.

 

5. Vốn và tiền lãi

Senior cũng mở rộng phân tích phí tổn thực bằng cách thêm vào phí tổn “dự trữ tiết kiệm” đối với phí tổn lao động. Trong một phát biểu có phần nghịch lý trong định đề thứ ba của ông, Senior nhắm vào thực tế các phương pháp sản xuất theo đường vòng có hiệu quả hơn phương pháp trực tiếp về lâu dài, một thực tế mà nhà kinh tế học người Áo B hm-Bawerk giải thích một cách dễ hiểu sau này. “Theo đường vòng” có nghĩa là hoãn sản xuất hàng tiêu dùng bằng cách sử dụng lao động và nguyên liệu thô trước tiên để sản xuất tư liệu sản xuất, sau đó sử dụng cùng với lao động và nguyên liệu thô để sản xuất ra nhiều hàng tiêu dùng hơn số sản phẩm lẽ ra sản xuất được lúc đầu bằng lao động và nguyên liệu thô. Ví dụ cổ điển về tính hiệu quả gia tăng từ sản xuất theo đường vòng có thể rút từ câu chuyện của anh hùng viễn tưởng Robinson Crusoe. Một người lạc nơi hoang đảo phải đối mặt với điều thiết yếu kinh tế là bảo đảm lương thực. Giả sử suối trên đảo đầy ắp cá, thì phương pháp sản xuất trực tiếp nhất phải chấp nhận là dùng tay bắt cá. Tuy nhiên, nếu một người hoãn việc bắt cá để chế ra một cái sào, lưỡi hái hay cung tên (hình thức tư liệu sản xuất thô sơ), anh ta sẽ bắt được nhiều cá hơn với tốc độ nhanh hơn khi dùng phương pháp trực tiếp nhất nhưng ít hiệu quả nhất.

Mặc dù là ví dụ đơn giản, nhưng có cùng nguyên tắc như nhau khi cần đến thời gian tích lũy nhiều thiết bị cơ bản tinh vi hơn ở các nền kinh tế tiền tiến. Bằng “dự trữ tiết kiệm” Senior muốn đề cập sự kiềm chế tiêu dùng hiện hành để tích lũy Tư bản hay hàng hóa “trung gian”. Đây là mấu chốt trong định đề thứ ba: “khả năng lao động, và khả năng của các công cụ khác tạo ra của cải có thể tăng vô hạn bằng việc sử dụng sản phẩm của chúng như phương tiện sản xuất”. Nhưng vì tư liệu sản xuất không thỏa mãn nguyện vọng của người tiêu dùng một cách trực tiếp, nên phải có sự hy sinh bao gồm việc hoãn lại tiêu dùng cho đến khi họ nhận được phần thưởng. Đóng góp của Senior vào lý thuyết về vốn là phải nhận dạng phần thưởng thứ ba này với “dự trữ tiết kiệm” như lãi, hay phí tổn chờ đợi trong khi vốn thời gian có thể tích lũy.

Mô tả của Senior về tiền lãi như là lợi tức đối với dự trữ tiết kiệm là sự đóng góp độc đáo của ông cho kinh tế học, và ít lâu sau được đồng hóa thành trào lưu chính của lý thuyết kinh tế. Về khía cạnh này, ông hơn hẳn Smith, Malthus, và Ricardo, phân tích của ông về vốn và lãi hầu như là hoàn chỉnh nhất trong kinh tế học nước Anh cho đến thời đại của Jevons. Khi xét hoạt động của Senior theo cách nhìn lại quá khứ hoạt động có thể rút ra kết luận rằng tất cả đóng góp của ông, mặc dù về Cơ bản là những bổ sung cho phân tích của Ricardo là đó những bổ sung cực kỳ quan trọng trong sự phát triển kinh tế học sau này.

LUẬT MINH KHUÊ (Sưu tầm)