Mục lục bài viết
1. Những trường hợp công dân được kết nạp Đảng ?
Trả lời:
Theo Điều 1, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 có quy định như sau:
“Điều 1.
1. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.
2. Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện : thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.”
Căn cứ vào quy định này Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.
Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.
Tại mục 1 Quy định 29-QĐ/TW thi hành Điều lệ Đảng 2016 về thi hành điều lệ Đảng có hướng dẫn chi tiết về tuổi đời và trình độ học vấn của người vào Đảng như sau:
Về tuổi đời
+ Tại thời điểm chi bộ xét kết nạp, người vào Đảng phải đủ 18 tuổi đến đủ 60 tuổi (tính theo tháng).
+ Việc kết nạp vào Đảng những người trên 60 tuổi do cấp ủy trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định.
Về trình độ học vấn
+ Người vào Đảng phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.
+ Học vấn của người vào Đảng đang sinh sống ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và những trường hợp cụ thể khác do yêu cầu phát triển đảng mà không bảo đảm được quy định chung thì thực hiện theo Hướng dẫn của Ban Bí thư.
Như vậy, theo như nội dung đã phân tích ở trên thì xét thấy rằng, trường hợp của bạn vẫn đủ điều kiện để kết nạp Đảng. Tuy nhiên, trong nội bộ Đảng sẽ có những quy định riêng và chi tiết mà không thể biết hết được do không công khai nên trường hợp của bạn, bạn phải chờ kết quả từ cấp tỉnh về việc có đủ điều kiện kết nạp vào Đảng hay không.
Kính gửi văn phòng Luật Minh Khuê! Ở Chi bộ tôi có trường hợp sau đây cần được tư vấn: 1- người xin vào đảng đang trong thời gian ly thân! 2/ người này đang nợ ngân hàng và không có khả năng trả nợ. ( CHưa xác minh, nhưng cán bộ trực tiếp cho vay đã phản ánh bằng miệng. Có khả năng phải khởi kiện và gửi văn bản về cơ quan). Xin hỏi trường hợp này có thể dừng thẩm tra hồ sơ không? Phai lam thủ tục gì, báo cáo cấp nào để dừng thẩm tra ? Trân trọng! Đã gửi từ iPhone của tôi
=> Theo quy định tại Hướng dẫn 01-HD/TW thi hành Điều lệ Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành thì trước tiên người vào Đảng phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Phải học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, có giấy chứng nhận do trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện hoặc tương đương cấp; nơi không có trung tâm bồi dưỡng chính trị thì do cấp uỷ có thẩm quyền kết nạp đảng viên cấp.
+ Phải tự làm đơn, trình bày rõ những nhận thức của mình về mục đích, lý tưởng của Đảng, về động cơ xin vào Đảng.
+ Tự khai lý lịch đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có vấn đề nào không hiểu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ.
Lý lịch phải được cấp uỷ cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu.
Sau khi thỏa các điều kiện trên thì người vào Đảng sẽ được thẩm tra lý lịch. Cụ thể:
Những người cần thẩm tra lý lịch gồm có:
- Người vào Đảng.
- Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân).
Về nội dung thẩm tra.
- Đối với người vào Đảng : Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
- Đối với người thân : Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Về phương pháp thẩm tra.
- Nếu người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột, con đẻ và trong lý lịch người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng theo quy định thì không phải thẩm tra, xác minh.
Nếu vợ (chồng) người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên : cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột và trong lý lịch của người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng theo quy định thì không phải thẩm tra, xác minh bên vợ (chồng).
Nội dung nào chưa rõ thì thẩm tra, xác minh nội dung đó; khi các cấp uỷ cơ sở (ở quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc) đã xác nhận, nếu có nội dung nào chưa rõ thì đến ban tổ chức cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng để thẩm tra làm rõ.
- Những nội dung đã biết rõ trong lý lịch của người vào Đảng và những người thân đều sinh sống, làm việc tại quê quán trong cùng một tổ chức cơ sở đảng (xã, phường, thị trấn...) từ đời ông, bà nội đến nay thì chi uỷ báo cáo với chi bộ, chi bộ kết luận, cấp uỷ cơ sở kiểm tra và ghi ý kiến chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch, không cần thẩm tra riêng.
- Việc thẩm tra lý lịch của người vào Đảng trong lực lượng vũ trang được đối chiếu với lý lịch của người đó khai khi nhập ngũ hoặc khi được tuyển sinh, tuyển dụng. Nếu có nội dung nào chưa rõ phải tiến hành thẩm tra, xác minh để làm rõ.
- Người vào Đảng đang ở ngoài nước thì đối chiếu với lý lịch của người đó do cơ quan có thẩm quyền ở trong nước đang quản lý hoặc lấy xác nhận của cấp uỷ cơ sở nơi quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc của người đó ở trong nước.
- Người thân của người vào Đảng đang ở ngoài nước, thì cấp uỷ nơi người vào Đảng làm văn bản nêu rõ nội dung đề nghị cấp uỷ hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở ngoài nước (qua Đảng uỷ Ngoài nước) để lấy xác nhận; trường hợp có nghi vấn về chính trị thì đến cơ quan an ninh ở trong nước để thẩm tra.
- Người vào Đảng và người thân của người vào Đảng đang làm việc tại cơ quan đại diện, tổ chức phi chính phủ của nước ngoài và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, thì đại diện cấp uỷ cơ sở đến nơi làm việc và cơ quan an ninh có trách nhiệm quản lý, theo dõi các tổ chức đó để thẩm tra những vấn đề có liên quan đến chính trị của những người này.
Như vậy, theo quy định trên thì không những người vào Đảng mà cả những người thân của họ cũng phải được thẩm tra lý lịch theo những phương pháp thẩm tra cụ thể. Và việc thẩm tra vẫn diễn ra như bình thường và kết quả của việc xác minh là đúng như điều bạn nói thì người đó chắc chắn không được kết nạp Đảng.
Thưa luật sư, xin hỏi: Em xin hỏi em là giáo viên. Trường e đang công tác đang có kế hoạch cho em tham gia lớp cảm tình đảng. Nhưng chồng em hồi trước do bạn bè rủ rê nên phải ngồi trại giam 9 tháng do tội tòng phạm trong 1 vụ trộm xe máy. Em xin hỏi là với hoàn cảnh như vậy em có điều kiện kết nạp đảng không ạ ? em cảm ơn Jullia Nga Nguyễn
=> Về trường hợp của bạn, theo chúng tôi thì việc chồng bạn có án tích sẽ không ảnh hưởng gì tới quá trình kết nạp Đảng của bạn . Bởi, theo quy định tại Điều 4 Quy định 45-QĐ/TW về thi hành Điều lệ Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hànhg còn chấp nhận người đã bị thi hành án mà đã được xóa án tích được xem xét kết nạp.
“ 9- Điều 4: Về kết nạp lại người vào Đảng
9.1- Người được xét kết nạp lại vào Đảng phải có đủ các điều kiện sau:
a) Có đủ điều kiện và tiêu chuẩn của người vào Đảng quy định tại Điều 1 Điều lệ Đảng.
b) Ít nhất là 36 tháng kể từ khi ra khỏi Đảng (riêng người bị án hình sự ở mức ít nghiêm trọng thì phải sau 60 tháng kể từ khi được xoá án tích), làm đơn xin kết nạp lại vào Đảng; phải được ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ (hoặc tương đương) đồng ý bằng văn bản, cấp uỷ có thẩm quyền (huyện uỷ và tương đương) xem xét, quyết định.
c) Thực hiện đúng các thủ tục nêu ở các khoản 1, 2, 3 Điều 4 Điều lệ Đảng”.
Để chắc chắn trường hợp này, bạn có thể hỏi ý kiến Chi bộ Đảng nơi bạn đang làm việc để biết thêm thông tin.
Thưa luật sư ,cháu có một vấn đề cần hỏi luật sư a. Hiện tại cháu đang là sinh viên năm 3 của một trường đại học chính quy tại Hà Nội , nhưng quê cháu ởn Thanh Hóa,. Vậy đền hè ở địa phương cháu tổ chức lớp Cảm tình Đảng thì cháu có được học không a?? và cháu đã chuyển sổ Đoàn từ trường về nhà,, Cháu cảm ơn a;
=> Đảng Cộng Sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã lãnh đạo nhân dân tiến hành Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà (nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam), đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược, xoá bỏ chế độ thực dân, phong kiến, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc.
Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.
Đảng là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thương yêu đồng chí, kỷ luật nghiêm minh, đồng thời thực hiện các nguyên tắc : tự phê bình và phê bình, đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng, gắn bó mật thiết với nhân dân, Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Trong Điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam, tại khoản 2 Điều 1 có quy định như sau:
2. Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.
Như vậy, một trong những điều kiện để một cá nhân có thể được xét để được kết nạp vào Đảng là cá nhân đó phải hoàn toàn tự nguyện. Trong trường hợp người bạn của bạn, nhân thấy bản thân xứng đáng thì hoàn toàn có thể tham dự lớp học cảm tình Đảng để xét kết nạp Đảng.
Trong hệ thống các quy định của pháp luật không hề tồn tại quy định hợp pháp nào cho phép ép buộc các cá nhân không gia nhập Đảng. Để chắc chắn trường hợp này, bạn có thể hỏi ý kiến Chi bộ Đảng nơi bạn đang học tập để biết thêm thông tin.
Thưa luật sư, xin hỏi: Tôi đã đi học cảm tình Đảng và đang chuẩn bị viết lí lịch. Cho hỏi nhà tôi ông bà cô bác đều là nhà cách mạng. Bên nội tôi có 4 bác là liệt sĩ, 3 cô có công nuôi cách mạng, bà nội được nhà nước tặng bà mẹ VN anh hùng và có công cách mạng. Còn bố tôi lúc chiến tranh chống Mĩ bị bắt đi lính lái xe thiết giáp. Sau hòa bình không bị bắt đi cải tạo làm ăn lương thiện đến nay. Vậy cho hỏi lí lịch như vậy tôi có được xét kết nạp Đảng không ? Xin cảm ơn.
=> Tại Điều 1 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam có quy định:
“Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên, thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xem xét để kết nạp vào Đảng”.
Thêm vào đó, tại Mục 3, Điểm 3.2, Hướng dẫn số 01 của Ban Tổ chức TW về vấn đề lý lịch của người vào Đảng nêu rõ:
+ Đối với bản thân người vào Đảng, cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị; chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
+ Đối với cha mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng từ nhỏ, vợ hoặc chồng, cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị; chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở quê quán, nơi làm việc, nơi cư trú, do cấp uỷ cơ sở xác nhận.
+ Đối với ông, bà nội, ngoại, cô, dì, chú, bác… cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị ở quê quán, nơi đang ở, do cấp ủy cơ sở xác nhận.
+ Nếu những người thân (ông, bà, nội, ngoại, chú, bác, cô, dì, cậu ruột…) có nghi vấn về lịch sử chính trị phức tạp thì phải xác minh rõ từng trường hợp.
Quy định số 57-QĐ/TW ngày 3-5-2007 của Bộ Chính trị về một số vấn đề bảo vệ chính trị nội bộ Đảng, tại Khoản 2, Điều 2 quy định người vào Đảng có người thân vi phạm một trong các điều sau đây thì không được kết nạp:
“Có cha, mẹ đẻ, người trực tiếp nuôi dưỡng; vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, người trực tiếp nuôi dưỡng của vợ hoặc chồng:
2.1- Đã làm tình báo, gián điệp, chỉ điểm, mật báo viên, công tác viên hoặc làm việc cho các cơ quan an ninh, tình báo, cảnh sát đặc biệt của địch.
2.2- Tham gia bộ máy chính quyền, lực lượng vũ trang, bán vũ trang của địch có tội ác với cách mạng, với nhân dân; giữ chức vụ uỷ viên ban chấp hành, uỷ viên ban thư ký hoặc tương đương trong các đảng phái, tổ chức chính trị phản động, đứng đầu tổ chức chính trị-xã hội do địch lập ra từ cấp xã và tương đương trở lên.”
Theo thông tin bạn trình bày, bố bạn có đi lái xe cho lính ngụy, do vậy theo quy định tại Quy định số 57-QĐ/TW thì có thể thấy trường hợp của bạn không được kết nạp Đảng. Tuy nhiên, trường hợp đặc biệt, từ khi tham gia công tác đến nay bạn có thành tích xuất sắc, thật sự giác ngộ lý tưởng của Đảng, tỏ rõ thái độ kiên quyết phản đối sai phạm, tội ác của người thân, được cấp ủy có thẩm quyền thẩm tra, kết luận, nếu có đủ tiêu chuẩn đảng viên thì bạn vẫn kết nạp vào Đảng, nhưng phải được ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương đồng ý. Để chắc chắn trường hợp này, bạn có thể hỏi ý kiến Chi bộ Đảng nơi bạn đang làm việc để biết thêm thông tin.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!
2. Điều kiện kết nạp Đảng khi có bố chồng từng bị kết án phạt tù ?
>> Luật sư tư vấn về điều kiện kết nạp Đảng, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Theo Điều 1, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011:
“Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên, thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xem xét để kết nạp vào Đảng”.
Tại mục 3, điểm 3.2, Hướng dẫn số 04 của Ban Tổ chức TW về vấn đề lý lịch của người vào Đảng nêu rõ:
+ Đối với bản thân người vào Đảng, cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị; chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
+ Đối với cha mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng từ nhỏ, vợ hoặc chồng, cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị; chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở quê quán, nơi làm việc, nơi cư trú, do cấp uỷ cơ sở xác nhận.
+ Đối với ông, bà nội, ngoại, cô, dì, chú, bác… cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị ở quê quán, nơi đang ở, do cấp ủy cơ sở xác nhận.
+ Nếu những người thân (ông, bà, nội, ngoại, chú, bác, cô, dì, cậu ruột…) có nghi vấn về lịch sử chính trị phức tạp thì phải xác minh rõ từng trường hợp. Theo Mục 1 và 2 trong Điều 4 của Điều lệ Đảng về thủ tục kết nạp Đảng viên( kể cả kết nạp lại) có ghi: Người xin vào Đảng phải: có đơn xin vào Đảng; phải báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ. Người giới thiệu phải báo cáo với chi bộ về lý lịch, phẩm chất, năng lực của người vào Đảng và chịu trách nhiệm về sự giới thiệu của mình. Có điều gì chưa rõ thì báo cáo để chi bộ và cấp trên xem xét.
Quy định số 57-QĐ/TW ngày 3-5-2007 của Bộ Chính trị về một số vấn đề bảo vệ chính trị nội bộ Đảng, tại khoản 2, Điều 2 (về quan hệ gia đình) đã quy định, người vào Đảng có người thân vi phạm một trong các điều sau đây thì không được kết nạp: “Có cha, mẹ đẻ, người trực tiếp nuôi dưỡng; vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, người trực tiếp nuôi dưỡng của vợ hoặc chồng:
2.1- Đã làm tình báo, gián điệp, chỉ điểm, mật báo viên, công tác viên hoặc làm việc cho các cơ quan an ninh, tình báo, cảnh sát đặc biệt của địch.
2.2- Tham gia bộ máy chính quyền, lực lượng vũ trang, bán vũ trang của địch có tội ác với cách mạng, với nhân dân; giữ chức vụ uỷ viên ban chấp hành, uỷ viên ban thư ký hoặc tương đương trong các đảng phái, tổ chức chính trị phản động, đứng đầu tổ chức chính trị-xã hội do địch lập ra từ cấp xã và tương đương trở lên.”
Theo quy định của Bộ Chính trị nêu trên thì lịch sử chính trị người thân của người vào Đảng, chỉ xem xét từ đời cha mẹ đẻ, người trực tiếp nuôi dưỡng; vợ hoặc chồng; ngoài ra, xem xét đến cha mẹ đẻ, người trực tiếp nuôi dưỡng của vợ hoặc chồng chỉ trong trưởng hợp:
- Đã làm tình báo, gián điệp, chỉ điểm, mật báo viên, công tác viên hoặc làm việc cho các cơ quan an ninh, tình báo, cảnh sát đặc biệt của địch.
- Tham gia bộ máy chính quyền, lực lượng vũ trang, bán vũ trang của địch có tội ác với cách mạng, với nhân dân; giữ chức vụ uỷ viên ban chấp hành, uỷ viên ban thư ký hoặc tương đương trong các đảng phái, tổ chức chính trị phản động, đứng đầu tổ chức chính trị-xã hội do địch lập ra từ cấp xã và tương đương trở lên
Như vậy, trường hợp của bạn không vi phạm quy định về kết nạp Đảng và việc bố chồng bạn đã từ bị kết án thì không ảnh hưởng gì đến việc xem xét điều kiện kết nạp Đảng của bạn. Nếu qua quá trình xác minh chứng minh được bản thân bạn có động cơ phấn đấu tốt, đáp ứng quy định điều lệ Đảng thì bạn có thể được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam.
Trên đây là ý kiến để cá nhân, tổ chức tham khảo, mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!
3. Tư vấn về điều kiện để được kết nạp Đảng Cộng sản ?
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến:1900.6162
Luật sư tư vấn:
Trong trường hợp này nếu như vợ chồng anh đã ly hôn thì về mặt pháp lý, vợ chồng anh không còn quan hệ là vợ chồng, do đó, trong trường hợp này nếu như bản thân chị ấy đáp ứng đủ các điều kiện thì sẽ được kết nạp Đảng.
Những điều cần lưu ý: Sau khi chị ấy đã được kết nạp đảng thì vợ chồng anh vẫn có thể đăng ký kết hôn lại. Tham khảo bài viết liên quan: Điều kiện kết nạp Đảng và công chức nhà nước ? và Vấn đề kết nạp Đảng nhưng bố đang chấp hành án cải tạo ?
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
4. Tư vấn pháp lý về điều kiện kết nạp Đảng ?
Luật sư tư vấn luật dân sự gọi số:1900.6162
Trả lời
Câu hỏi thứ nhất: " bây giờ con có thể kết nạp Đảng ko? "
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 1 Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam 2011:
"Điều 1.
2. Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện : thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng."
Bên cạnh đó, theo Khoản 3.3 Điều 3 Hướng dẫn 01-HD/TW thi hành Điều lệ Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành:
"3 - Thủ tục xem xét kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại)
3.3- Lý lịch của người vào Đảng
a) Người vào Đảng tự khai lý lịch đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có vấn đề nào không hiểu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ.
b) Lý lịch phải được cấp uỷ cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu."
Như vậy, đối với trường hợp của bạn xác định như sau:
- Về tuổi đời, do bạn đã đủ 18 tuổi theo quy định Điều lệ Đảng nên có thể được xét kết nạp Đảng.
- Về hoàn cảnh gia đình, pháp luật không quy định cụ thể về vấn đề gia cảnh. Tuy nhiên, khi được xét để kết nạp Đảng, sẽ có người có thẩm quyền thẩm tra lý lịch của bạn. Chính vì thế, việc bạn có được vào Đảng hay không còn tùy thuộc vào đánh giá của người có thẩm quyền về vấn đề này.
Câu hỏi thứ hai: "Và nếu sau khi ba mẹ con ly dị mà ba con có phạm tội hay gì đó thì con có bị ảnh hưởng ko?"
Căn cứ vào Điểm 15.1 Điều 15 Quy định 45-QĐ/TW về thi hành Điều lệ Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành:
"15.
15.1- Xoá tên đảng viên
Chi bộ xem xét, đề nghị cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xoá tên trong danh sách đảng viên đối với các trường hợp sau: đảng viên bỏ sinh hoạt đảng hoặc không đóng đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng; đảng viên tự ý trả thẻ đảng viên hoặc tự huỷ thẻ đảng viên; đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, không làm nhiệm vụ đảng viên, đã được chi bộ giáo dục nhưng sau thời gian 12 tháng phấn đấu không tiến bộ; đảng viên 2 năm liền vi phạm tư cách đảng viên."
Theo đó, hoàn cảnh gia đình bạn không phải là yếu tố ảnh hưởng đến bạn nếu bạn được kết nạp Đảng mà chính ý thức tham gia hoạt động của Đảng cũng như ý chí phấn đấu của bạn mới là phần quan trọng tác động đến bạn sau này.
Câu hỏi thứ ba: " Và kết nạp Đảng xét 3 đời vậy có xét về cô cậu trong gia đình ko?"
Theo Điểm a Khoản 3.4 Điều 4 Hướng dẫn 01-HD/TW:
"3 - Thủ tục xem xét kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại)
3.4- Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng
a) Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm :
- Người vào Đảng.
- Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân)."
Căn cứ vào quy định trên, không hề có trường hợp kết nạp Đảng xét ba đời mà chỉ thẩm tra lý lịch của những người thân người được xét, bao gồm: cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng; vợ hoặc chồng; con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác bạn có thể trực tiếp đến văn phòng của công ty chúng tôi vào giờ hành chính ở địa chỉ trụ sở Công ty luật Minh Khuê hoặc bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Emailhoặc gọi điện để được Tổng đài luật sư tư vấn trực tuyến, gọi 1900.6162.
5. Tư vấn về hồ sơ kết nạp Đảng ?
>> Luật sư tư vấn trực tiếp về pháp luật dân sự, gọi:1900.6162
Trả lời:
Căn cứ theo Mục 5.4 Hướng dẫn số 01-HD/TW Hướng dẫn một số vấn đề thi hành Điều lệ Đảng quy định về một số vấn đề liên quan đến kết nạp đảng viên và công nhận đảng viên chính thức như sau:
5.4 -Thời hạn sử dụng văn bản trong hồ sơ xét kết nạp người vào Đảng:
a) Quá 12 tháng, kể từ khi lập hồ sơ đề nghị xét kết nạp người vào Đảng mà chi bộ chưa xem xét đề nghị kết nạp được thì phải làm lại các tài liệu sau :
- Văn bản giới thiệu của đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ người vào Đảng;
- Nghị quyết giới thiệu đoàn viên vào Đảng của ban chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở hoặc của ban chấp hành công đoàn cơ sở;
- Văn bản thẩm tra bổ sung lý lịch của người vào Đảng nếu có thay đổi so với thời điểm thẩm tra lần trước;
- Ý kiến nhận xét bổ sung của đoàn thể chính trị - xã hội nơi người vào đảng sinh hoạt và chi uỷ hoặc chi bộ nơi cư trú đối với người xin vào Đảng.
b) Quá 60 tháng, kể từ khi người vào Đảng được cấp giấy chứng nhận đã học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng mà chi bộ chưa xem xét đề nghị kết nạp, thì chi bộ phải giới thiệu người vào Đảng học lại để được cấp giấy chứng nhận mới trước khi xem xét, kết nạp.
--> theo quy định trên thì kể từ khi lập hồ sơ đề nghị xét kết nạp Đảng mà chi bộ chưa xem xét đề nghị kết nạp nếu không quá 12 tháng thì một số các tài liệu như trình bày tại điểm a nêu trên trong hồ sơ Đảng của bạn không cần làm lại. Thời điểm bạn hoàn thành hồ sơ xin kết nạp Đảng là trong tháng 2 năm 2016 vậy từ thời điểm đó đến khi Chi bộ xem xét đề nghị kết nạp Đảng của bạn mà chưa quá 12 tháng thì bạn không phải làm lại hồ sơ kết nạp Đảng.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự - Công ty luật Minh Khuê