Mục lục bài viết
1. Trốn nợ thì có phải ngồi tù không ?
Thưa luật sư, Chồng tôi là một nhân viên giao sữa và quản lý công nợ của khách hàng và tôi là người bảo lãnh chồng đi làm. Chồng tôi đã làm được 6 năm. Trong suốt 6 năm đều đối chiếu công nợ hàng tháng với kế toán công ty và đều khớp với số tiền chồng tôi bàn giao. Tuy nhiên, từ đầu năm 2021, công ty đã nhiều lần gửi email yêu cầu chồng tôi bàn giao tiền hàng nợ từ tháng 1/2021. Đầu tháng 6 năm 2021, chồng tôi do không trả được tiền cho công ty nên đã sợ hãi bỏ trốn. Cho tôi hỏi là chồng tôi làm như vậy đã vi phạm pháp luật như thế nào và tôi là người bảo lãnh xử lý ra sao? Công ty đưa ra con số nợ của chồng tôi là 700 triệu nhưng thực tế chồng có nói với tôi là khoảng 400 triệu.
Xin tư vấn pháp luật cho tôi biết tình trạng của chồng tôi xử lý ra sao ? Có phải ngồi tù không ?
Cảm ơn!
>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162
Trả lời:
Thứ nhất, đối với hành vi của người chồng
Theo thông tin bạn cung cấp, chồng bạn vì không trả được tiền cho công ty nên bỏ trốn. Cần phải xác định nguyên nhân dẫn đến việc chồng bạn không trả được nợ. Công việc của người chồng là giao sữa cho khách và thu tiền sữa từ khách hàng sau đó bàn giao lại tiền cho công ty. Đơn giá đã có, việc thu tiền đúng đơn giá và đối chiếu lại với kế toán khi bàn giao hoàn toàn không có vấn đề. Nếu lý do chồng bạn giao thiếu tiền do sai lầm từ phía công ty (như báo giá sữa sai hoặc kế toán ghi nhầm sổ,...) trường hợp này bạn cần liên hệ với người chồng về để làm việc rõ ràng với công ty.
Còn nếu trường hợp chồng bạn có hành vi sử dụng số tiền sữa đó vào những hành vi phi pháp hoặc vì nổi lòng tham mà chiếm đoạt số tiền đó thì chồng bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm về Tội lạm dụng tín nhiệm nhằm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung 2017 (sau đây gọi là BLHS). Cụ thể quy định như sau:
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Về cơ bản, bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến chồng bạn không trả được tiền cho công ty để có phương án khuyên nhủ chồng mình cho hợp lý.
Thứ hai, trách nhiệm của người nhận bảo lãnh:
Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về bảo lãnh như sau:
Điều 335. Bảo lãnh1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Như vậy, nếu như đã có văn bản về việc bảo lãnh giữa bạn và chồng thì nghĩa vụ bảo lãnh của bạn đã phát sinh. Tuy nhiên, bộ luật hình sự không quy định người bảo lãnh phải chịu trách nhiệm hình sự thay cho người được bảo lãnh mà căn cứ quy định tại Điều 342 Bộ luật Dân sự, trách nhiệm của người vợ - người bảo lãnh sẽ thực hiện như sau:
Điều 342. Trách nhiệm dân sự của bên bảo lãnh1. Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó.2. Trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại.
Đối chiếu với quy định trên, bạn sẽ phải thay chồng bạn trả lại tiền cho công ty của chồng. Trường hợp bạn không thể hoàn thành nghĩa vụ tài sản này mà bên nhận bảo lãnh là công ty chồng bạn trình báo sự việc này tới cơ quan công an, khi xác định có dấu hiệu tội phạm thì chồng bạn sẽ bị khởi tố hình sự về hành vi phạm tội.
Về số nợ của công ty: Theo như bạn trình bày thì ở đây đang có sự mâu thuẫn giữa số nợ công ty đưa ra và số nợ mà chồng bạn cung cấp. Vì vậy, để đảm bảo quyền và lợi ích của mình bạn cần đưa ra những chứng cứ chứng minh số nợ thực tế mà chồng bạn nợ công ty.
>> Tham khảo dịch vụ liên quan: Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án.
2. Hướng dẫn khởi kiện đòi nợ và lãi chậm trả ?
Công ty tôi có trụ sở tại Singapore và có văn phòng đại diện (VPĐD) tại TPHCM. Ngày 23-11-2013, công ty tôi ký hợp đồng (HĐ) với Công ty A để bán hàng theo điều kiện CIF HCMC, thanh toán bằng L/C. Sau khi giao hàng vào ngày 30-11-2013, chúng tôi đã chuyển hóa đơn và vận đơn đến ngân hàng thông báo HSBC để yêu cầu thanh toán. Tuy nhiên, đến nay công ty tôi chưa nhận được số tiền hàng, vận đơn và hóa đơn cũng không nhận lại được. Đối tác giải thích, gửi công văn đến chúng tôi từ chối việc thanh toán vì cho rằng họ chỉ nhận ủy thác nhập khẩu giúp cửa hàng B (vì cửa hàng B không có quyền nhập khẩu cà phê). Để giải quyết việc này, VPĐD tại TPHCM đã ký biên bản thỏa thuận với Công ty A và cửa hàng B với nội dung cửa hàng B phải thanh toán nợ và lãi chậm trả đối với công ty tôi. Kể từ sau khi biên bản được ký kết, công ty tôi đã nhiều lần gửi công văn yêu cầu thanh toán nhưng vẫn chưa nhận được tiền.
Vậy công ty tôi nên khởi kiện Công ty A hay cửa hàng B để yêu cầu thực hiện nghĩa vụ ?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162
Trả lời:
Theo quy định của Luật Thương mại 2005, văn phòng đại diện có những quyền sau:
Điều 18. Nghĩa vụ của Văn phòng đại diện...
3. Không được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp Trưởng Văn phòng đại diện có giấy uỷ quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài hoặc các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 17 của Luật này.....
Như vậy, về bản chất, văn phòng đại diện không có quyền tiến hành kí kết hợp đồng liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cụ thể là ký biên bản thỏa thuận với Công ty A và cửa hàng B với nội dung cửa hàng B phải thanh toán nợ và lãi chậm trả đối với công ty bạn, trừ trường hợp người đại diện theo pháp luật của công ty tiến hành ủy quyền cho người của văn phòng đại diện. Đồng thời, công ty bạn chỉ có thể khởi kiện bên có nghĩa vụ với công ty bạn theo thỏa thuận giữa các bên. Vì thế với trường hợp của bạn,sẽ có hai trường hợp như sau:
Trường hợp 1: người đại diện theo pháp luật của công ty tiến hành ủy quyền cho người của văn phòng đại diện được tiền hành thỏa thuận với Công ty A và cửa hàng B với nội dung cửa hàng B phải thanh toán nợ và lãi chậm trả đối với công ty bạn. Trong trường hợp này, bên văn phòng đại diện sẽ có thẩm quyền kí kết hợp đồng trong phạm vi đã được ủy quyền. Do đó, người có nghĩa vụ thanh toán theo thỏa thuận giữa công ty bạn với công ty A và cửa hàng B (thỏa thuận có hiệu lực pháp luật) là cửa hàng B. Công ty A đã chuyển giao nghĩa vụ cho cửa hàng B. Do đó, công ty bạn nếu không được thanh toán đầy đủ và đúng hạn thì có thể tiến hành khởi kiện đồi với cửa hàng B để yêu cầu họ thực hiện nghĩa vụ của mình.
Trường hợp 2: người đại diện theo pháp luật của công ty không tiến hành ủy quyền cho người của văn phòng đại diện được tiền hành thỏa thuận với Công ty A và cửa hàng B với nội dung cửa hàng B phải thanh toán nợ và lãi chậm trả đối với công ty bạn. Trong trường hợp này, bên văn phòng đại diện sẽ không có thẩm quyền kí kết hợp đồng với công ty A và cửa hàng B. Thỏa thuận đã được lập sẽ bị vô hiệu do không đáp ứng điều kiện về chủ thể. Do đó, người có nghĩa vụ thanh toán vẫn là công ty A. Do đó, công ty bạn nếu không được thanh toán đầy đủ và đúng hạn thì có thể tiến hành khởi kiện đồi với công ty A để yêu cầu họ thực hiện nghĩa vụ của mình.
Như vậy, cần căn cứ vào việc có hợp đồng ủy quyền giữa người đại diện theo pháp luật của công ty bạn (người có thẩm quyền kí kết hợp đồng) có ủy quyền cho người thuộc văn phòng đại diện đã trực tiếp kí kết thỏa thuận hay không mới có thể xác định chính xác hiệu lực của thỏa thuận và người phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo quy định của pháp luật như các trường hợp chúng tôi đã nêu trên.
3. Đòi tài sản khi vay nợ giao sổ đỏ cho chủ nợ ?
Trước đây bố mẹ tôi có vay của ông b một số tiền. Đến năm 2015 vì ông b đã tính lãi suất lên đến 80tr (khi vay mẹ tôi có giao sổ quyền sử dụng đất do cha tôi đứng tên cho ông b (bố tôi mất năm 2013). Ông b bắt ép mẹ tôi viết giấy tay bán mảnh đất cho ông b và làm hợp đồng mua bán giả mạo chữ kí của tôi. Năm 2020 ông b làm đơn kiện mẹ tôi ra tòa với nội dung không giao quyền sử dụng đất cho ông b. Lúc đó tòa án có mời tôi tham gia người có nghĩa vụ liên quan thì tôi phát hiện hợp đồng mua bán không có chứng thực của uỷ ban phường xã hay của phòng công chứng. Điều đáng nói là trong hợp đồng không có sự đồng ý của tôi nhưng lại có chữ kí cú̉a tôi được giả mạo. Tôi đã yêu cầu tòa án giám định chữ kí kết quả của công an tỉnh là chữ kí giả mạo. Sau đó vụ án này được đình chỉ. Nay tôi được mẹ tôi, em tôi, chị dâu tôi ra công chứng uỷ quyền cho tôi đứng tên để nộp lên tòa án kiện hợp đồng vô hiệu. Như vậy:
1. Tôi có lấy lại được sổ đỏ không ?
2. Mẹ tôi có phải bồi thường với giá 80tr (có được tính lãi suất không)3/ Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường có phải là mẹ tôi hay không (theo quy định 137 bộ luật dân sự) ?
Hi vọng sớm nhận được hồi âm của luật sư minh khuê. Tôi xin chân thành cảm ơn.
>> Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến, gọi: 1900.6162
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp, diện tích đất trên đứng tên cha bạn. Như vậy, nếu mẹ bạn muốn chuyển nhượng cho người khác buộc phải thực hiện việc khai nhận di sản thừa kế và trong đó ông bà nội bạn và các con của bố mẹ bạn sẽ từ chối nhận di sản để người mẹ hưởng toàn bộ di sản thừa kế thì mẹ bạn mới có toàn quyền bán hoặc các đồng thừa kế đồng ý cho mẹ bạn đại diện bán thì mẹ bạn mới có đủ tư cách chủ thể để giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Ngoài ra, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng như sau:
1- Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
2- Mục đích và nội dung của giao dịch không trái pháp luật, đạo đức xã hội;
3- Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện;
4- Hình thức giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật.
Theo dữ liệu bạn đưa ra thì ông b ép mẹ bạn ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất này cho ông b, đồng thời ông b cũng đang giả mạo chữ ký của bạn để lập hợp đồng chuyển nhượng này. Theo quy định tại điều 127 Bộ luật dân sự năm 2015 thì sẽ bị tuyên vô hiệu:
Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng épKhi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.
Ngoài ra, khi vay tiền mẹ bạn có đưa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên bố bạn cho ông b - được hiểu rằng mẹ bạn đang thế chấp quyền sử dụng đất cho ông b, theo quy định tại Điều 317 Bộ luật dân sự năm 2015 thì hình thức hợp đồng thế chấp phải lập thành văn bản và đi công chứng hoặc chứng thực, cụ thể:
Điều 317. Thế chấp tài sản1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.
Do đó, theo dữ liệu bạn đưa ra thì hợp đồng thế chấp này không được đi công chứng hay chứng thực nên theo quy định tại Điều 129 Bộ luật dân sự năm 2015 thì hợp đồng này giao dịch này sẽ bị tuyên vô hiệu do không tuân thủ về hình thức là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Mẹ bạn có phải trả số tiền lãi 80 triệu hay không? Việc đó còn phụ thuộc vào trong nội dung hợp đồng vay tài sản của mẹ bạn với ông b có quy định hay không, bởi theo quy định tại Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 thì hợp đồng vay là sự thoả thuận giữa các bên, cụ thể:
Điều 463. Hợp đồng vay tài sảnHợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Tuy nhiên, bạn cần phải chú ý về lãi suất để xác định nếu ông b thoả thuận với mẹ mình lãi suất thì lãi suất cũng không được vượt quá 20% của khoản tiền vay theo quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015. Bạn cần tính toán lại lãi suất mà ông b tính xem có đúng hay không.
Ông b có phải bồi thường cho mẹ bạn hay không? Điều này còn phụ thuộc bạn có căn cứ chứng minh ông b có lỗi, có gây ra thiệt hại cho mẹ bạn hay không, cụ thể Điều 592 Bộ luật dân sự 2015 uy định:
Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;c) Thiệt hại khác do luật quy định.2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua emailhoặc qua tổng đài 1900.6162. Chúng tôi sẳn sàng giải đáp.
4. Mượn tiền không trả có khởi kiện được không ?
Thưa luật sư, tội có cho người bạn mượn tiền có lập giấy vay mượn viết tay và anh này có ký tên, điểm chỉ bằng vân tay. Nhưng bẵng đi một thời gian, khi đến hạn đòi nợ, tôi mới phát hiện ra anh ta đã tặng cho toàn bộ nhà đất cho bố mẹ cách thời hạn trả nợ tầm 1 tháng. Hiện giờ anh ta hoàn toàn không có tiền hay tài sản gì. Khi tôi nhắn tin đòi tiền anh ta xin khất mục đích để hoàn thành xong việc chuyển nhượng nhà đất cho bố mẹ. Tôi phải làm thể nào để đòi lại tiền đây?
Mong luật sư sớm hồi âm!
Trả lời:
Trường hợp của bạn rất may là bạn đã tỉnh táo trong việc việc giấy vay tiền khi cho người bạn đó vay. Kết hợp với tin nhắn xin khất nợ của người đó, đây là một trong các chứng cứ chứng minh người bạn đó có vay tiền của bạn. Vấn đề đặt ra ở đây là người bạn đó đã chuyển nhượng toàn bộ đất đai cho bố mẹ họ để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ. Trường hợp này, Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo như sau:
Điều 124. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo...
2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.
Bạn cần chuẩn bị tài liệu chứng minh cho việc người bạn đó nợ tiền bạn và căn cứ chứng minh cho việc người đó đã tặng cho bố mẹ họ toàn bộ đất đai khi sắp đến hạn trả nợ làm căn cứ cho việc khởi kiện yêu cầu tuyên bố giao dịch kia vô hiệu. Bạn có thể đồng thời khởi kiện đòi tài sản cùng lúc.
Nếu đúng là người đó tẩu tán tài sản để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ thì theo quy định của Luật thi hành án dân sự, sẽ xử lý như sau:
Điều 75. Giải quyết tranh chấp, yêu cầu hủy giấy tờ, giao dịch liên quan đến tài sản thi hành án...
2. Trường hợp có căn cứ xác định giao dịch liên quan đến tài sản thi hành án nhằm trốn tránh nghĩa vụ thi hành án thì Chấp hành viên thông báo cho người được thi hành án để yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đó.
Trường hợp người đó có dấu hiệu cấu thành tội phạm hoặc khởi kiện dân sự không có hiệu quả, bạn cần liên hệ để chúng tôi hỗ trợ tư vấn thêm.
5. Lãi suất cho vay cao hơn quy định pháp luật thì xử lý thế nào ?
Thưa luật sư, tôi có vay của người quen một số tiền. Hàng tháng tôi có trả lãi nhưng tính ra số lãi lên đến 15% một tháng. Dạo này tình hình dịch bệnh, tôi không đủ điều kiện để trả lãi nhưng bên kia cứ bắt tôi phải trả đủ nếu không sẽ đưa tôi ra công an. Giờ tôi không biết phải làm sao ?
Mong Luật sư tư vấn giúp!
Trả lời:
Theo quy định về lãi suất tại Bộ luật Dân sự năm 2015, lãi suất chuẩn sẽ là 20%/năm của khoản tiền vay. Nếu tính ra hàng tháng, lãi suất sẽ là khoảng 1,667%. Đối chiếu với trường hợp của bạn: Lãi suất 15% 1 tháng tính ra là gấp hơn 8 lần so với lãi suất quy định. Đối chiếu với Điều 201 BLHS, người đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.
Bạn có thể đàm phán, trao đổi lại với người cho vay về việc áp dụng lãi suất theo quy định của bộ luật dân sự. Nếu họ vẫn cố tình chèn ép bạn cần tìm thêm căn cứ về việc họ đã thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng trở lên để tố cáo ra cơ quan công an về hành vi cho vay lãi nặng.
Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ tổng đài tư vấn 19006162 để được tư vấn thêm, Trân trọng cảm ơn!