1. Phải làm gì để bảo vệ danh dự khi bị người khác xâm phạm ?
Kính mong luật sư giải đáp giúp.Tôi xin chân thành cảm ơn.
Trả lời:
Đối với hành vi này, có thể xem xét tiến hành xử phạt theo các mức sau đây:
Xử lý vi phạm hành chính:
Nếu hành vi của người đó không đủ để cấu thành tội phạm thì theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì người đó sẽ bị xử phạt hành chính. Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;"
Trách nhiệm dân sự:
Căn cứ vào pháp luật. Thì anh bạn đó có quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín. Khi đó, người nói xấu anh ấy có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật:
+ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần.
+ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
+ Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đặt ra khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ dân sự và đã gây ra thiệt hại. Một người chỉ phải chịu trách nhiệm dân sự khi người đó có lỗi, do vậy việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ phải dựa trên các cơ sở sau:
a) Có hành vi trái pháp luật:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi có hành vi trái pháp luật và chỉ áp dụng với người có hành vi đó. Về nguyên tắc một người có nghĩa vụ mà không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ đó thì được coi là vi phạm pháp luật về nghĩa vụ vì nghĩa vụ đó là do pháp luật xác lập hoặc do các bên thỏa thuận, cam kết và đã được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.
Tuy nhiên trong một số trường hợp không thực hiện nghĩa vụ không bị coi là trái pháp luật và người không thực hiện nghĩa vụ không phải bồi thường thiệt hại, cụ thể như:
+ Nghĩa vụ dân sự không thực hiện được hoàn toàn do lỗi của người có quyền;
+ Nghĩa vụ dân sự không thực hiện được do sự kiện bất khả kháng (là sự kiện khách quan làm cho người có nghĩa vụ không biết trước và không thể tránh được, không thể khắc phục được khó khăn do sự kiện đó gây ra mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép).
b) Có thiệt hại sảy ra trong thực tế.
Trong thực tế, thiệt hại xảy ra do vi phạm nghĩa vụ dân sự bao gồm: những tài sản bị mất mát hoặc bị hủy hoại hoàn toàn, những hư hỏng, giảm sút giá trị về tài sản, những chi phí mà người bị vi phạm phải bỏ ra để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục những hậu quả do người vi phạm nghĩa vụ gây ra, những tổn thất do thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút.
Những thiệt hại nói trên được chia làm 2 loại:
+ Thiệt hại trực tiếp như:
- Chi phí thực tế và hợp lý: là những khoản hoặc những lợi ích vật chất khác mà người bị thiệt hại phải bỏ ra ngoài dự định của mình để khắc phục những tình trạng xấu do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia gây ra;
- Tài sản bị hư hỏng, mất mát, hủy hoại.
+ Thiệt hại gián tiếp: là những thiệt hại mà phải dựa trên sự tính toán khoa học mới xác định được mức độ thiệt hại, thiệt hại này còn được gọi là thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
Truy cứu trách nhiệm hình sự:
Theo quy định trên Bộ luật hình sự, một hành vi sẽ bị coi là phạm tội vu khống khi có một trong các biểu hiện sau đây:
- Tạo ra những thông tin không đúng sự thực và loan truyền các thông tin đó mặc dù biết đó là thông tin không đúng sự thực.
- Tuy không tự đưa ra các thông tin không đúng sự thực nhưng có hành vi loan truyền thông tin sai do người khác tạo ra mặc dù biết rõ đó là những thông tin sai sự thực.
- Bịa đặt người khác là phạm tội và tố cáo họ trước các cơ quan có thẩm quyền. Đây là một dạng đặc biệt của hành vi vu khống. Đối với dạng hành vi này, tính nguy hiểm cho xã hội của tội vu khống phụ thuộc nhiều vào loại tội bị vu khống. Bộ luật Hình sự quy định vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng là cấu thành tăng nặng với mức hình phạt từ một năm đến bảy năm tù.
Như vậy, theo như những gì bạn đưa ra, có thể thấy danh dự và nhân phẩm của anh bạn đó đã bị xúc phạm nghiêm trọng. Vậy bạn đó có quyền làm đơn yêu cầu gửi cơ quan điều tra (công an địa phương) và gửi Viện KSND huyện (thành phố) nơi đang sinh sống để yêu cầu được giải quyết.
Trong trường hợp như thế người bị vu không nên làm đơn tố giác tội phạm và đề nghị Cơ quan điều tra khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với người đã có hành vi vu khống.
Mọi vướng mắc vui lòng trao đổi trực tiếp với luật sư Minh Khuê hoặc gọi điện trao đổi qua tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900.6162 để được hỗ trợ.
2. Tội xúc phạm danh dự, nhân phẩm ?
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự gọi:1900.6162
Trả lời:
Theo quy định Bộ luật Dân sự 2015
1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
2. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.
Như vậy khi nhận thấy danh dự nhân phẩm bị xâm phạm thì cá nhân có quyền khởi kiện dân sự có kèm nghĩa vụ chứng minh để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình đồng thời yêu cầu người gây ra thiệt hại phải bồi thường. Và tùy theo mức độ hành vi thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình :
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;”
Mặt khác, Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội làm nhục người khác:
Điều 155. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác ở đây có thể được hiểu là làm tổn thương nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người đó. Mức độ nghiêm trọng cụ thể của hành vi phụ thuộc vào thái độ, nhận thức, mục đích của người phạm tội (mong muốn làm nhục người khác) cường độ và thời gian kéo dài của hành vi xúc phạm; môi trường diễn ra hành vi xúc phạm, sự tác động cụ thể đối với người bị hại (bị ảnh hưởng về tâm lý).
Với căn cứ pháp lý nêu trên và thông tin chị cung cấp thì anh Tuấn có thể phạm tội làm nhục người khácnếu chị có đủ căn cứ cho rằng anh Tuấn đã xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của chị. Chị có quyền khởi kiện. Hồ sơ khởi kiện bao gồm:
- Đơn khởi kiện
- Tài liệu chứng minh nội dung khởi kiện là có cơ sở
- CMND, hộ khẩu
Hồ sơ khởi kiện được nộp ra tòa án nhân dân quận, huyện nơi anh Tuấn cư trú. Ngoài ra chị cũng có thể làm đơn tố cáo hành vi của anh Tuấn gửi ra công an khu vực.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!
3. Xúc phạm danh dự người khác có thể bị phạt tù ?
Trả lời:
Mọi người đều có quyền được tôn trọng, bảo vệ danh dự, nhân phẩm của mình. Những hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, tại Điều 155 quy định về Tội làm nhục người khác như sau:
" 1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
..."
Các yếu tố cấu thành tội phạm của tội làm nhục người khác như sau:
- Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội này được thể hiện qua các hành vi xác phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bằng một trong các hình thức sau đây:
+ Băng lời nói: dùng lời lẽ sỉ nhục, chửi bới, có từ ngữ thô tục,...nhằm hạ thấp danh dự, nhân cách của người khác làm cho họ cảm thấy xấu hổ, nhục nhã trước những người khác.
+ Bằng hành vi, việc làm: có những hành vi rõ ràng, trực tiếp với người bị hại trước nhiều người hoặc sử dụng hình ảnh, clip của người khác để hạ thấp danh dự, nhân phẩm của họ...Các hành vi này thường diễn ra trực tiếp, công khai với nhiều người.
- Khách thể: Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được nhà nước ghi nhận.
- Chủ thể: Bất kì người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên và có hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác theo quy định của Bộ luật Hình sự.
- Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Có mong muốn thực hiện hành vi nhằm nhiều mục đích, động cơ khác nhau có thể là tư thù cá nhân,...
Hình phạt cho cho tội phạm này:
Tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi mà người thực hiện tội phạm quy định tại điều này có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù với mức cao nhất là 02 năm; ngoài ra hình phạt bổ sung cho người phạm tội trong trường hợp này là có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định trong một thời gian nhất định từ 01 đến 05 năm.
Đối với trường hợp chưa đến mức để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ Luật hình sự thì người có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, cụ thể:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;....
Căn cứ quy định trên, trường hợp người có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác mà mức độ hành vi chưa đến mức nghiêm trọng và chưa gây ra hậu quả đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt hành chính. Hình thức xử phạt gồm hai hình thức: phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền. Phạt cảnh cáo áp dụng đối với hành vi ít nghiêm trọng, có gây ảnh hưởng nhưng không lớn đến danh dự, nhân phẩm của người khác không gây hậu quả nghiêm trọng cho người bị xúc phạm. Phạt tiền là hình thức xử phạt nghiêm khắc hơn, đánh vào kinh tế của người có hành vi vi phạm, theo đó mức phạt tiền là từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp. Trân trọng./.
4. Cách xác định tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm ?
>> Luật sư tư vấn luật hình sự về hành vi xam phạm danh dự, gọi:1900.6162
Trả lời:
Căn cứ vào thông tin mà bạn cung cấp, chúng tôi xác định tội danh cho từng hành vi phạm tội của A như sau:
Thứ nhất, sau khi A và M đã chia tay khoảng 1 tháng, khi gặp M, A đòi M cho quan hệ tình dục, M không đồng ý liền bị A doạ đưa ảnh khoả thân của M lên mạng internet, M lo lắng và đành chấp nhận. Thủ đoạn đe dọa của A với M được thực hiện dựa trên những ảnh nhạy cảm của M, M bị đặt trong một tình trạng khó có thể làm khác được khi A đe dọa tung những ảnh này lên mạng Internet tức tình trạng quẫn bách, buộc phải chấp nhận yêu cầu của A và miễn cưỡng giao cấu. Theo quy định tại Điều 143Bộ Luật Hình sự 2015
Điều 143. Tội cưỡng dâm
1. Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Thứ hai, A đe doạ và yêu cầu M phải gửi vào tài khoản cho hắn 40 triệu đồng “coi như mua đứt số phim, ảnh”. M sợ hãi đành chấp nhận làm theo yêu cầu của A. Căn cứ theo tính chất hành vi của A, đây là hành vi dịch chuyển trái phép tài sản của người khác không theo ý chí của họ tức chiếm đoạt tài sản. Hành vi này của A thực hiện được dựa trên thủ đoạn đe dọa M bằng số phim ảnh nhạy cảm của M mà A đang nắm giữ, thủ đoạn này của A đã uy hiếp đến tinh thân của M, có khả năng làm cho M sợ hãi và chấp nhận yêu cầu đưa tiền của A. Theo quy định tại Điều 168 BLHS:
Điều 168. Tội cướp tài sản
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
Thứ ba, được 2 tháng sau khi gặp mặt M, A lại gọi điện và nói còn giữ khá nhiều phim ảnh nhạy cảm của hai người và yêu cầu M gặp và cho hắn quan hệ tình dục. M không đồng ý, nhiều lần A đến nhà, đến công ty tìm gặp nhưng M tránh mặt. Một lần A chặn đường yêu cầu M vào nhà nghỉ với hắn, M không đồng ý liền bị A đánh đập, giật điện thoại, túi xách của M và bỏ đi. Điện thoại, túi xách của M (bên trong có tiền, dây chuyền) tổng trị giá 7 triệu đồng. Ở chuỗi các hành vi này của A, trước tiên vì M không đồng ý giao cấu cho nên M đã đánh đập M một cách cố ý, sau đó A đã chiếm đoạt một số tài sản M mang theo bên mình.
Đối với hành vi đánh đập M của A, A có thể phạm tội cố ý gây thương tích nếu giám định thương tật cho thấy tỉ lệ thương tật của M phù hợp với quy định tại BLHS:
"1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:.."
Đối với hành vi của A là giật điện thoại, túi xách của M có tổng giá trị tài sản là 7 triệu đồng. Hành vi khách quan của A được xác định là hành vi dùng sức mạnh vật chất tác động vào M nhằm đè bẹp hoặc làm tê liệt sự chống cự của M cho dù M vẫn đủ để nhận thức được việc mình bị lấy đi tài sản. Đây là hành vi khách quan của tội cướp tài sản theo quy định tại Điều 168 BLHS 2015.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
5. Thủ tục khởi kiện khi bị bôi nhọ danh dự nhân phẩm ?
>> Luật sư tư vấn Luật hình sự trực tuyến, gọi: 1900.6162.
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người đó, tùy theo mức độ vi phạm mà có thể bị xử lý dưới các hình thức sau đây:
- Xử phạt vi phạm hành chính:
Điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, phòng, chống bạo lực gia đình quy định:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
- Hoặc bị Truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017:
"Điều 155. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
...."
Ngoài ra, người có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn còn phải có trách nhiệm bồi thường cho bạn:
Theo Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm được xác định theo Ðiều 611 Bộ luật Dân sự: Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm bao gồm: Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Như vậy, để đảm bảo quyền lợi của mình, bạn sẽ phải làm đơn khởi kiện gửi lên cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết, kèm theo đơn khởi kiện là những căn cứ chứng minh bạn bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Tư vấn Pháp luật Hình sự - Công ty luật Minh Khuê