1. Khái niệm hàng nông sản

Nông sản chế biến là những hàng hoà được sản xuất từ nông sản nguyên liệu. Phần lớn chúng là những mặt hàng thực phẩm như đường, mút kẹo, mì ống, các loại bânh, nước xót, xúp... nhưng cũng được coi là hàng hóa công nghiệp như tinh bột đã biến đôi, chất dẻo, penisilin,...

Các loại này hợp thành một nhóm hàng hóa có thể coi vừa có cả hai tính chất nông nghiệp và công nghiệp. Chúng là một phần của chính sách nông nghiệp quốc gia, trong đó có chính sách bảo hộ và trợ cấp đề bảo vệ sản xuất nội địa đủ nông sản và thực phẩm.

Hàng nông sản vốn là nhóm mặt hàng nhạy cảm trong thương mại quốc tế. Vì vậy, không dễ đạt được thoả thuận về mở cửa thị trường và cắt giảm các hình thức trợ cấp cho loại hàng này. Sau nhiều vòng đàm phán khó khăn, các nước đã thống nhất một cơ chế thương mại riêng cho hàng nông sản, thể hiện tại Hiệp định nông nghiệp.

Trong WTO, hàng hoá được chia làm hai (02) nhóm chính: nông sản và phi nông sản. Nông sản được xác định trong Hiệp định Nông nghiệp là tất cả các sản phẩm liệt kê từ Chương I đến XXIV (trừ cá và sản phẩm cá) và một số sản phẩm thuộc các chương khác trong Hệ thống thuế mã HS (Hệ thống hài hoà hoá mã số thuế). Với cách hiểu này, nông sản bao gồm một phạm vi khá rộng các loại hàng hoá có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp như:

- Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản như lúa gạo, lúa mỳ, bột mỳ, sữa, động vật sống, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả tươi…;

- Các sản phẩm phái sinh như bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt…;

- Các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp như bánh kẹo, sản phẩm từ sữa, xúc xích, nước ngọt, rượu, bia, thuốc lá, bông xơ, da động vật thô…

Tất cả các sản phẩm còn lại trong Hệ thống thuế mã HS gọi là sản phẩm phi nông nghiệp (còn được gọi là sản phẩm công nghiệp).

Trong thực tiễn thương mại thế giới, nông sản thường được chia thành 2 nhóm, gồm (i) nhóm nông sản nhiệt đới và (ii) nhóm còn lại. Cho đến nay, chưa có định nghĩa thống nhất thế nào là nông sản nhiệt đới nhưng những loại nguyên liệu đồ uống (như chè, cà phê, ca cao), bông và nhóm có sợi khác (như đay, lanh), những loại quả (như chuối, xoài, ổi và một số nông sản khác) được xếp vào nhóm nông sản nhiệt đới. Trên thực tế, nhóm nông sản nhiệt đới được sản xuất chủ yếu bởi các nước đang phát triển.

Dưới đây chúng ta sẽ cùng nghiên cứu về hệ thống bù giá nông sản chế biến ở những mục sau.

2. Yếu tố nông nghiệp và phi nông nghiệp

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản.

Ngoài nông sản nguyên liệu, các mặt hàng nông sản chế biến còn có yếu té giấ trị gia tăng công nghiệp, thể hiện trong đó chi phí quản lý, tiền vốn, lao động và các yếu tô khác cua sản xuât khác cũng như lợi nhuận trong nông nghiệp chế biến. Những yếu tô sản xuất và tỷ lệ lợi nhuận cần phải đặt trong vị thế cạnh tranh quốc tế để khuyến khích việc sử dụng chúng một câch hiệu quả

Như vậy, dựa trên hệ thống động, khi mức giá nguyên liệu được ấn định 4 tháng một lần. Chênh lệch giá nguyên liệu được cộng thêm liên quan đến tỷ lệ phần trăm nguyên liệu trong sản phẩm cuối cùng

XR = hoàn xuất khẩu

AE = yếu tố nông nghiệp

Vì vậy, khi bảo hộ nhập khẩu đối với các nông sản chế biến càn phải phân định rõ hai yếu tố nông nghiệp và phi nông nghiệp (công nghiệp) đế trong các hiệp định thương mại tự do yếu tố công nghiệp được giảm bớt hoặc loại bỏ như đối với trường hợp bảo hộ nhập khẩu với mọi sản phẩm công nghiệp. Yếu tố nông nghiệp có thể được giữ lại bất chấp chế độ thương mại tự do, để tính toán sự chênh lệch trong giá thành của nông sản nguyên liệu

Khi bảo hộ nông sản chế biến có yếu tố nông nghiệp và phi nông nghiệp (công nghiệp), toàn bộ mức thuế tính gộp từ hai yếu tố này không được vượt quá thuế quan theo quy định bắt buộc của WTO. Điều này có nghĩa là nếu một thành viên của WTO đã đồng ý rằng thuế quan đối với một mặt hàng nào đó không vượt quá 10%, thì thuế tính cho cả hai yếu tố nông nghiệp và công nghiệp cũng không được vượt quá mức này.

3. Giá trong nước và trên thị trường thế giới

Giá trong nước đối với nguyên liệu đầu vào ở Châu Âu thường cao hơn giá trên thị trường thế giới đối với cùng một loại hàng hoá. Tuy nhiên, cũng có trường hợp ngược lại như đối với mặt hàng đường ở một số nước thành viên EFTA trong năm 1974. Trường hợp này dẫn đến một tình huống phức tạp khi áp dụng các biện pháp bù giá, vì chưa từng xảy ra trong hệ thống các nước này.

Khi nói về các nước hội viên sáng lập EFTA chính là Áo, Đan Mạch, Na Uy, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ và Vương quốc Anh. Trong thập niên 1960 các nước này thường được ám chỉ là 7 nước bên ngoài, đối lập với 6 nước bên trong của Cộng đồng kinh tế châu Âu thời đó. Phần Lan trở thành hội viên hợp tác năm 1961 (trở thành hội viên hoàn toàn năm 1986), và Iceland gia nhập năm 1970. Vương quốc Anh và Đan Mạch gia nhập Cộng đồng châu Âu năm 1973 (cùng với Ireland), và vì thế không còn là hội viên của EFTA. Bồ Đào Nha cũng lìa bỏ EFTA để gia nhập Cộng đồng châu Âu năm 1986. Liechtenstein gia nhập EFTA năm 1991 (trước đây quyền lợi của nước này trong EFTA được Thụy Sĩ đại diện). Cuối cùng, Áo, Thụy Điển và Phần Lan cũng gia nhập Liên minh châu Âu năm 1995 và vì thế ngưng chức hội viên của EFTA.

4. Bù giá nội tại và bù giá bên ngoài

Đối với các biện pháp bù giá có thể áp dụng dưới hình thức thuế cố định, các giải pháp xuất khẩu và nội tại.

Theo đó:

- Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế. Thuế không phải là một hiện tượng tự nhiên mà là một hiện tượng xã hội do chính con người định ra và nó gắn liền với phạm trù Nhà nước và pháp luật.

- Xuất khẩu (hay xuất cảng), trong lý luận thương mại quốc tế là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài, trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế theo IMF là việc bán hàng hóa cho nước ngoài. Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hoá ra nước ngoài, nó không phải là hành vi bán hàng riêng lẻ mà là hệ thống bán hàng có tổ chức cả bên trong lẫn bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân.Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh dễ đem lại hiệu quả đột biến. Mở rộng xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ, tạo điều kiện cho nhập khẩu và thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ.

Bù giá nội tại hay có khi còn gọi là phương pháp giá thấp, có nghĩa là nhà sản xuất các nông sản chế biến sẽ nhận được trợ cấp (biện pháp giảm giá) cho sản xuất của mình, trợ cấp này tương ứng với chênh lệch giữa giá trong nước và giá trên thị trường quốc tế của các nông sản nguyên liệu quan trọng nhất có trong thành phẩm bất kể sản phẩm đó dự định để tiêu thụ trong nước hay xuất khẩu. Phương pháp này được tài trợ từ ngân sách, vì thế người đóng thuế phải gánh chịu phần bù giá hoặc bằng câch sử dụng biện pháp thuế cân bằng áp dụng cho cả hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu.

Bù giá bên ngoài hay còn goi là phưong pháp giá cao, có nghĩa là thuế cố định được áp dụng khi nhập khẩu và được hoàn lại khi xuất khẩu thành phẩm, số hoàn lại tương ứng với chênh lệch giữa giá trong nước và giá thị trường thế giới đối với nguyên liệu có nông sản chế biến đó. Trong phương phảp này người tiêu dùng gánh chịu mức bù giá.

5. Sản phẩm cơ bản

Để được bù giá, cần phải xác định rõ các sản phẩm cơ bản.

Sản phẩm cơ bản thường là những nông sản được sử dụng làm nguyên liệu và có vai trò quan trọng đối với sản xuất trong nước như đường, ngũ cốc, tinh bột, trứng và các sản phẩm sữa...

6. Phương pháp tính toán thành phần nguyên liệu thô trong nông sản chế biến

Để tính đúng thuế và/hoặc phần hoàn thuế cho một sản phẩm nhất định, cần phải xác định được hàm lượng nguyên liệu của sản phẩm đó. Điều này được thực hiện hoặc là (a) trên cơ sở một công thức tiêu chuẩn; hoặc (b) xác định đúng hàm lượng thực tế của nguyên liệu thô trong từng sản phẩm riêng biệt; (c) trên cơ sở của một hệ thống dâng biếu.

Công thức tiêu chuẩn có nghĩa là các sản phẩm cùng loại được đưa gộp thành một nhóm như là bánh mỳ, bột nhão, bánh ngọt, mỳ ống hoặc đường mút kẹo. Đối với mỗi một nhóm sản phẩm, hàm lượng nguyên liệu trung bình được tính chung cho cả nhóm. Trên cơ sở công thức tiêu chuẩn này, thuế nhập khẩu hay tiền hoàn thuế xuất khẩu như nhau sẽ được áp dụng cho tất cả các sản phẩm trong nhóm.

Phương pháp hàm lượng nguyên liệu thô thực tế có nghĩa phải xác định đúng nguyên liệu thực tế đối với mỗi sản phẩm riêng biệt của từng nhà sản xuất. Thuế nhập khẩu hay hoàn thuế khi xuất khẩu sẽ được tính toán trên cơ sở hàm lượng nguyên liệu thô thực tế có trong sản phẩm đó.

Liên minh Châu Âu đã xây dựng một phương pháp tình toán nguyên liệu thô có thể được coi là sự kết hợp của hai phương pháp nêu trên. Phương pháp này bao gồm một bảng trong đó hàm lượng cực tiêu và cực đại của một số nguyên liệu thô đã được xác định cho từng sản phẩm.

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Luật Minh Khuê (Sưu tầm và biên tập).