Mục lục bài viết
I. Dàn ý bài phân tích nghệ thuật lập luận trong "Bình Ngô đại cáo" siêu hay
1. Mở bài:
- Trình bày về tác giả Nguyễn Trãi và tác phẩm Bình Ngô đại cáo"
- Dẫn dắt vấn đề
2. Thân bài
- Đối tượng và mục đích sáng tác:
+ Về nội dung đối tượng sáng tác hướng tới toàn thể nhân dân để khẳng định độc lập chủ quyền, tuyên bố thắng lợi, tuyên bố hòa bình
+ Tuy nhiên trong một tác phẩm chính luận như "Bình Ngô đại cáo", đối tượng và mục đích sáng tác có ý nghĩa quan trọng trong lập luận:
- Đối tượng: giặc Minh
- Mục đích: tạo nên cơ sở lý luận và thực tiễn xác đáng, ngăn chặn tận gốc mọi âm mưu xâm lược của kẻ thù, đây còn là đòn quan trọng trên mặt trận ngoại giao để giặc không còn lý do để tiếp tục xâm lược
- Bố cục, kết cấu
* Bố cục: 3 phần
- Phần 1: là cơ sở lý luận được tạo nên từ tư tưởng nhân nghĩa và chân lý về độc lập, tự chủ
- Phần 2: là cơ sở thực tiễn tạo nên từ bản cáo trạng về tội ác của giặc và sự thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn trong cuộc chiến từ đó đi đến kết luận quân ta chính nghĩa giành thắng lợi, địch phi nghĩa và thất bại
- Phần 3: là kết luận niềm tin về một tương lai đất nước vững bền của đất nước
* Kết cấu: Chặt chẽ, rõ ràng. Bắt đầu bằng những cơ sở lý luận không thể bác bỏ, sau đó dẫn chứng thực tiễn hơn 20 năm chiến đấu chống lại địch và cuối cùng là tuyên bố về hòa bình
- Cách lập luận
- Lập luận chặt chẽ bằng việc kết hợp giữa những lý lẽ và dẫn chứng
- Lập luận thuyết phục với những dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu, sâu sắc, từ đó khẳng định sự phi nghĩa của địch
- Lập luận cho thấy sự trưởng thành của nghĩa quân, khẳng định sự đồng tâm đồng lòng của quân và dân sẽ đem lại những thành quả tốt đẹp, chính nghĩa luôn chiến thắng phi nghĩa
- Giọng điệu:
- khi nói về tư tưởng nhân nghĩa và độc lập, chủ quyền dân tộc tác giả đã sử dụng giọng điệu khẳng định chắc nịch và hùng hồn.
- khi nói về tội ác dã man của giặc Minh, giọng điệu của tác giả căm phẫn, nhức nhối, đau đớn, uất hận
- khi nói về khởi nghĩa Lam Sơn, giọng điệu của tác giả đanh thép, hùng hồn và mạnh mẽ
- khi nói về những chiến công của quân ta, giọng điệu của tác giả tự hào
- khi nói về sự thất bại, nhục nhã, thảm hại của kẻ thù, giọng điệu của tác giả mỉa mai và châm biếm
- khi nói về ý chí và niềm tin về một tương lai vững bền, giọng điệu của tác giả trang trọng, sâu lắng
→ Mỗi giọng điệu cho thấy thái độ, cảm xúc của tác giả
→ Sự kết hợp nhiều giọng điệu cho thấy sự đa dạng trong nghệ thuật lập luận của tác phẩm
- Ngôn ngữ, hình ảnh:
+ Sử dụng nhiều điển tích, điên cố: Trúc Nam Sơn, nước Đông Hải, nếm mật nằm gai, quên ăn vì giận, cỗ xe cầu hiền,...
+ Các hình ảnh khái quát một cách chân thực: nói về tội ác của giặc (nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/ Vùi con đỏ dưới hầm tai họa), nói về sức mạnh của nghĩa quân (đánh một trận không kình ngạc, tan tác chim muông)
3. Kết bài
- Khái quát lại các yếu tố của nghệ thuật lập luận
- Khẳng định nghệ thuật lập luận là yếu tố quan trọng
II. Phân tích nghệ thuật lập luận trong Bình Ngô đại cáo siêu hay
Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi là một tác phẩm văn học vĩ đại, là bài cáo được Nguyễn Trãi viết vào năm 1428 theo lện của Lê Lợi. Đây là bản tuyên ngôn độc lập, bản cáo trạng tội ác kẻ thù, là bản anh hùng ca bất hủ về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Bài đại cáo mang đặc trưng cơ bản của thể cáo nói chung, và có những sáng tạo riêng của Nguyễn Trãi. Đại Cáo Bình Ngô xứng đáng là một bản tuyên ngôn độc lập, một áng "thiên cổ hùng văn" của dân tộc ta.
Trước hết là mục đích sáng tác, tác phẩm được Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi soạn thảo sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh giành thắng lợi vào mùa xuân năm 1428. Đối tượng mà bài cáo hướng tới chính là nhân dân, nhằm khẳng định độc lập chủ quyền dân tộc, tuyên bố chiến thắng vĩ đại của nghĩa quân, đồng thời chính thức lập lại nền hòa bình mới sau mấy chục năm khói lửa thương đau. Đối tượng tiếp theo cũng là đối tượng quan trọng nhất ấy là nhà Minh ở phương Bắc, chúng ta có thể nhận rõ ràng ở bài cáo ngoài việc khẳng định độc lập chủ quyền dân tộc thì nó còn có những lý luận vô cùng chặt chẽ và xác đáng khẳng định những chân lý đúng đắn về chủ quyền của nước ra, vạch rõ sai trái của giặc Minh khi sang xâm chiếm nước ta, cùng với những hành động nhân nghĩa mà chúng ta dành cho chúng khi bại trận. Qua đó, bài cáo đã trở thành một loại vũ khí chính trị chặt đứt nhuệ khí, con đường cũng như âm mưu quay trở lại xâm lược nước ta của giặc Minh.
Bố cục của bài cáo gồm ba phần. Trong phần đầu tiên, Nguyễn Trãi đã khéo léo đưa ra luận đề chính nghĩa với hai nội dung chính là tư tưởng nhân nghĩa gắn với tấm lòng yêu nước, thương dân, yêu chuộng hòa bình "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân". Tiếp đến là tác giả khẳng định chủ quyền dân tộc từ tước đến nay thông qua năm yếu tố: văn hiến, ranh giới lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử các triều đại và công cuộc chống giặc ngoại xâm, chủ quyền riêng. Nguyễn Trãi luôn đặt nước ta trong vị thế ngang bằng với cường quốc ở phương bắc, càng khẳng định nước ta là độc lập. Việc đưa ra lý luận như thế đã trở thành đòn bẩy khiến tội ác cũng như hành động bất nghĩa của giặc Minh trở nên nổi bật và sâu sắc hơn trong phần cơ sở thực tiễn. Ban đầu, đội quân đã phải đối mặt với hàng loạt khó khăn và thiếu thốn. Tuy nhiên đội quân đã bền bỉ và kiên trì, tin tưởng vào con đường chính nghĩa mà mình đã chọn. Họ cũng đã tìm được con đường phù hợp để cứu nước là việc lấy yếu chống mạnh và sử dụng quân mai phục để lấy ít địch nhiều trong thế trận xuất kì. Trải qua giai đoạn khó khăn, đội quân ngày càng trưởng thành và lớn mạnh, liên tục giành được những thắng lợi lớn, áp đảo kẻ thù. Trong khi đó, kẻ thù đã bị đánh bại và có những kẻ cầu xin tha tội, cũng như những kẻ dẫm đạp lên nhau hòng tìm đường thoát thân. Khi đội quân ta giành lại thế chủ động, mở đường sống cho chúng bằng cách cấp phương tiện về nước, chúng ta đang đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết. Điều này giúp cho nhân dân ta được nghỉ sức sau những tháng năm dài đằng đẵng chiến đấu.
Về nghệ thuật, tác giả đã sử dụng nhiều điển tích điển cố làm tăng tính trang trọng, uy nghiêm cho bài cáo (trúc Nam Sơn, nước Đông Hải, tấm lòng cứu nước vẫn chăm chăm muốn tiến về đông / Cỗ xe cầu hiền vẫn chăm chăm còn dành phái tả). Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh khi nói về tội ác của giặc.
Đại cáo Bình Ngô là một áng văn chính luận kiệt xuất. Nguyễn Tãi, không có ai có thể phủ nhận nhân cách, đức độ và tài năng của ông. Ở thể loại nào ông cũng thành công. Chưa kể đến những yếu tố về thời đại, về hoàn cảnh lịch sử chống quân minh, về những bức thư đầy tính luận chiến trong Quan trung từ mệnh tập và ngay cả sự bạo ngược của giặc Minh.
Như vậy, Bình ngô đại cáo là một áng văn chương mẫu mực thể loại cáo, là áng thiên cổ hùng văn, là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc với phần nội dung sâu sắc, khẳng định chủ quyền tuyệt đối của dân tộc, nêu bật được tư tưởng nhân nghĩa vì nhân dân. Nghệ thuật lập luận độc đáo, chặt chẽ và linh hoạt, phối hợp nhiều phương thức biểu đạt, cách lập luận, giọng điệu, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ đã làm cho bài cáo trở nên vô cùng thuyết phục, sâu sắc đi vào lòng người đọc. "Đại cáo bình Ngô" đã làm đọng lại trong lòng mỗi người dân Việt sự tự hào dân tộc. Đây sẽ mãi là áng văn chính luận của nghìn đời và cảm hứng anh hùng ca sẽ không bao giờ tắ.