1. Phụ phí là gì?

Phụ phí là khoản tiền, khoản chi phí phải trả thêm vào số tiền gốc theo quy định hoặc theo thoả thuận giữa các bên.

 

2. Phụ phí nhiên liệu là gì?

Phụ phí nhiên liệu (bunker surcharge) hay còn được biết đến với các cách gọi như: bunker adjustment factor, fuel oil surcharge, fuel adjustment factor... Đây là số tiền phải trả thêm cho hãng tàu chuyên tuyến hoặc công hội tàu chuyên tuyến do giá nhiên liệu không ổn định trên thị trường. Phụ phí này thường được tính trên cơ sở tấn cước hoặc một số phần trăm nhất định của tổng tiền cước. Hãng tàu sẽ tiến hành thu phí này từ đơn vị chủ hàng để bù đắp các chi phí phát sinh do giá nhiên liệu biến động trong suốt hành trình vận chuyển hàng hoá.

Có không ít những đơn vị vận chuyển cũng như chủ các lô hàng có sự nhầm lẫn giữa phụ phí BAF và phụ phí EBS. Theo đó, BAF là phụ phí xăng dầu được áp dụng cho các chuyến hàng đi đến châu Âu. EBS là phụ phí nhiên liệu, xăng dầu áp dụng cho các tuyến hàng đi châu Á. Tất nhiên, hai loại phụ phí này đều được hãng tàu quy định và thu lại từ đơn vị chủ hàng. Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá có thể dựa vào báo giá phụ phí của hãng tàu đưa ra để có sự lựa chọn phù hợp nhất, đảm bảo lợi nhuận sau khi trừ đi các loại chi phí này.

Như vậy,  Phụ phí nhiên liệu (Bunker surcharge) là số tiền phải trả thêm cho hãng tàu chuyên tuyến hoặc Công hội tàu chuyên tuyên (liner conference) do giá nhiên liệu không ổn định trên thị trường. Phụ phí này thường được tính trên cơ sở “tấn cước” (freight ton) hoặc một số phần trăm nhất định của tổng số tiền cước. Thuật ngữ này còn được gọi là “fuel oil surcharge”, “fuel adjustment factor”, “fuel oil adjustment factor” hay “bunker adjustment factor”.

Phụ phí nhiên liệu (Bunker adjustment factor) là thuật ngữ được gọi là “fuel oil surcharge”, fuel adjustment factor”, “fuel oil adjustment factor” hay “bunker surcharge”.

 

3. Phụ phí nhiên liệu (Fuel adjustment factor) là gì ?

Phụ phí nhiên liệu (Fuel adjustment factor) là thuật ngữ này còn được gọi là “fuel oil surcharge”, “fuel oil adjustment factor”, “bunker surcharge” hay “bunker adjustment factor”.

Thuật ngữ này còn được gọi là “fuel oil surcharge”, “bunker surcharge”, “bunker adjustment factor” hay “fuel adjustment factor”.

Thuật ngữ này còn được gọi là “bunker surcharge”, “bunker adjustment factor”, “fuel adjustment factor” hay “fuel oil adjustment factor”.

 

4. Nguồn gốc xuất hiện phụ phí nhiên liệu trong xuất nhập khẩu

Vào những năm 1970, thế giới chấn động với cú sốc về giá dầu, goá của nhiên liệu đột ngột tăng cao với một biên độ cực lớn. Trong hoand cảnh đó, nhiều hãng tàu và đơn vị vận chuyển gặp khó khăn lớn khi mà giá nhiên liệu biến động, ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận mà họ thu được.

Các đơn cị chủ hàng thì luôn yêu cầu container phải duy trì tốc độ để đảm bảo cho hàng hoá đến đích đúng hạn. Và như vậy thì số tiền chi cho nhiên liệu là cực kì lợn. Bên cạnh đó, giá của xăng dầu lại liên tục tăng, các hãng lại không đủ thời gian để điều chỉnh giá cước nên dẫn đến thiệt hại về lợi nhuận với các hãng vận chuyển. Trong hoàn cảnh này, phụ phí nhiên liệu được tính và trở thành chi phí không thể thiếu trong hoạt động giao thương, mua bán hàng hoá.

Tuỳ theo quy định của từng hãng tàu, mức phụ phí nhiên liệu được quy định khác nhau và không hề có mức cố định. Tuy nhiên, trên thực tế phụ phí này sẽ được tính dưới phần trăm của cước vận tải biển hoặc dựa trên khối lượng mỗi tấn hàng hoá hay mỗi mét khối hàng. Nhiều hãng tàu thì sẽ áp dụng cách tính phụ phí nhiên liệu theo từng container. Nếu như giá nhiên liệu có dấu hiệu giảm, hãng tàu sẽ có sự giảm phụ phí này để có được mức giá hợp lý nhất để thương lượng với chủ hàng.

 

5. Phụ phí nhiên liệu do ai quy định? Bên nào cần đóng phụ phí nhiên liệu?

Hãng tàu hoặc hiệp hội các hãng tàu sẽ đưa ra quy định về mức phụ phí nhiên liệu cho đơn vị chủ hàng. Cần lưu ý rằng, nếu như hợp đồng nhập khẩu hàng hoá thoả thuận theo quy tắc FOB (Free on board) thì bên nhận hàng và bên giao hàng cần trao đổi trước xem ai sẽ trả phụ phí này. Trong trường hợp này thì thường đơn vi giao hàng sẽ là người thanh toán.

 

6. Một số loại phụ phí khác trong hoạt động xuất nhập khẩu

Trong hoạt động xuất nhập khẩu, chủ hàng cần tính toán được các phụ phí có thể phát sinh để từ đó điều chỉnh giá cả hàng hoá một cách hợp lí nhất. Không chủ có phụ phí nhiên liệu, các chủ hàng cần phải trả khá nhiều những khoản phụ phí khác trong tổng cước vận tải. Một số loại phụ phí khá cần kể đến như:

Phí GRI (General Rate Increase): đây là phụ phí cước vận chuyển tăng giá vào mùa hàng cao điểm, đặc biệt là giáng sinh ở các thị trường châu Âu

Phí CAF (Currency Adjustment Factor): đây là phụ phí biến động tỷ giá ngoại tệ. Hãng tàu sẽ quy định và tiến hành thu phí CAF từ đơn vị chủ hàng nhằm bù đắp thiệt hại do tỷ giá ngoại tệ có biến động.

Phí PSS (Peak Season Surcharge): phụ phí màu cao điểm. Thông thường, phí này sẽ được các hãng tàu áp dụng cho những chuyến hàng có lịch trình vào mùa cao điểm, rơi vào khoảng tháng 8 và tháng 10 mỗi năm hoặc từ tháng 11 tới tháng 1 năm sau.

Phí COD (Change of Destination): phụ phí thay đổi nơi đến, đây là phụ phí hãng tàu thu để bù đắp các chi phí phát sinh trong trường hợp chủ hàng yêu cầu thay đổi cảng đích, chẳng hạn như: phí xếp dỡ, phí đảo chuyển, phí lưu container, vận chuyển đường bộ...

Phí LSS (Low Sulphur Surcharge): phụ phí giảm thải lưu huỳnh. 

Từ ngày 1 tháng 1 năm 2015 theo quy định môi trường quốc tế về việc sử dụng nhiên liệu sạch trong các Khu vực kiểm soát khí thải (ECA), các hãng tàu sẽ áp dụng phụ phó giảm thải lưu huỳnh (LSS) để bù đắp các chi phí phát sinh khi hoạt động trong những khu vực này. Việc tách riêng khoản phụ phí này, không gộp chung vào cước hiệu chỉnh nhiên liệu sẽ giúp cho khách hàng thấy rõ được chi phí phát sinh thêm theo quy định mới về môi trường. Mức phụ phí LSS này sẽ được xác định cụ thể theo tuyến và được áp dụng bằng nhau cho hàng xuất, hàng nhập và hàng khô, hàng đông lạnh. Mức phí sẽ khác nhau dựa vào chi phí phát sinh thêm do sử dụng nhiên liệu ít lưu huỳnh trên từng tuyến cụ thể. Mức phụ phí sẽ được xem xét hàng quý và sẽ được điều chỉnh để phản ánh đúng chi phí cho nhiên liệu ít lưu huỳnh, nghĩa là biến động về giá của nhiên liệu ít lưu huỳnh sẽ được phản ánh rõ vào mức phụ phí.

Phí DDC (Destination Delivery Charge): phụ phí giao hàng tại cảng đến. Không giống với tên gọi thể hiện, phụ phí này không liên quan gì đến việc giao hàng thực tế cho người nhận hàng mà thực chất chủ tàu thu phí này để bù đắp chi phí dỡ hàng khỏi tàu, sắp xếp container trong cảng và phí ra vào cổng cảng. Người gửi hàng không phải trả phí này vì đây là phí phát sinh tại cảng đích.

Phí PCS (Panama Canal Surcharge): phụ phí qua kênh đào Panama, đây là khoản phụ phí áp dụng khi vận chuyển hàng hoá qua kênh đào Panama.

Phí PCS (Port Congestion Surcharge): phí tắc nghẽn cảng - phụ phí này áp dụng khi cảng xếp hoặc dỡ xảy ra ùn tắc, có thể làm tàu bị chậm trễ dẫn tới phát sinh chi phí liên quan cho chủ tàu.

Phí SCS (Suez Canal Surcharge): phụ phí qua kênh đào Suez

Phí AMS (Automatic Manifest System): phí khai báo hải quan tự động cho nước nhập khẩu (thường là đi Mỹ, Canada, Trung Quốc): phí này bởi việc khai báo trên hệ thống rất phức tạp nên các Forwarder thường sẽ hỗ trợ khai báo giúp.

Phí CIC (Container Imbalance Charge): là phụ phí mất cân đối vỏ container hay còn gọi là phí phụ trội hàng nhập. Có thể hiểu đơn giản là phí chuyển vỏ container rỗng. Đây là một loại phụ phí cước biển mà các hãng tàu thu để bù đắp chi phí phát sinh từ việc điều chuyển một lượng lớn container rỗng từ nơi thừa đến nơi thiếu.

Phí ENS (Entry Summary Declaration): phí khai Manifesh tại cảng đến cho các lô hàng đi EU. Đây là một loại phụ phí kê khai sơ lược hàng hoá nhập khẩu vào EU nhằm đảm bảo tiêu chuẩn an ninh cho khu vực EU.

Phí AFR (Advance filing rules): phí khai manifest điện tử cho hàng hoá nhập khẩu vào Nhật 

Phí Bill: phí này là phí chứng từ để hãng tàu làm vận đơn và các thủ tục về giấy tờ cho lô hàng xuất khẩu. Hãng tàu phải phát hành một bộ hoá đơn là Bill of lading hoặc airway bill.

Phí DO (Delivery order): phí lệnh giao hàng ..... 

Trên đây là một số những thông tin hữu ích về phụ phí nhiên liệu mà Luật Minh Khuê cung cấp cho bạn đọc. Bên cạnh đó bài viết cũng liệt kê một số loại phụ phí khác trong vận tải để quý bạn đọc tham khảo.