Quan hệ nhân quả là quan hệ giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà trong đó hành vi phải xảy ra trước và có mối quan hệ nội tại, tất yếu với hậu quả.
1. Khái niệm quan hệ nhân quả
Khái niệm về quan hệ nhân quả, một trong những chủ đề trọng tâm trong triết lý khoa học ngày nay, đã chiếm được sự quan tâm của nhiều triết gia lỗi lạc suốt từ thời Hy Lạp cổ đại cho đến nay. Trong các thời kỳ trước, nó cũng từng là một đề tài lớn trong triết lý tự nhiên. Lĩnh vực này bao gồm cả phần nghiên cứu thực nghiệm lẫn phần triết học soi sáng loại tri thức đó. Và thời nay, ngày càng rõ ràng là công việc nghiên cứu thiên nhiên là nhiệm vụ của các nhà khoa học thực nghiệm, chứ không phải của giới triết gia trong phẩm cách này.
Quan hệ nhân quả là quan hệ giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà trong đó hành vi phải xảy ra trước và có mối quan hệ nội tại, tất yếu với hậu quả.
Xác định quan hệ nhân quả là xác định cơ sở khách quan của trách nhiệm hình sự. Một người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hậu quả nguy hiểm cho xã hội nếu về khách quan hậu quả đó do hành vi của họ gây ra hay nói một cách khác giữa hậu quả đó và hành vi của họ có quan hệ nhân quả với nhau.
Quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả nguy hiểm cho xã hội tồn tại khi thỏa mãn các điều kiện:
1) Hành vi nguy hiểm cho xã hội xảy ra trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội về mặt thời gian;
2) Hành vi nguy hiểm cho xã hội chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Trong điều kiện nhất định, khả năng đó trở thành hiện thực là tất yếu;
3) Hậu quả nguy hiểm cho xã hội đã xảy ra đúng là sự hiện thực hóa khả năng thực tế của hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Trong thực tiễn áp dụng luật hình sự có thể xảy ra một số dạng quan hệ nhân quả sau:
1) Quan hệ nhân quả đơn trực tiếp;
2) Quan hệ nhân quả kép trực tiếp;
3) Quan hệ nhân quả gián tiếp,
4) Quan hệ nhân quả dây chuyền.
>> Xem thêm: Luật nhân quả là gì? Những câu nói hay về luật nhân quả trong cuộc sống
2. Một số tính chất của mối quan hệ nhân quả
Tính khách quan
Mối liên hệ nhân quả là mối liên hệ khách quan của bản thân các sự vật. Nó tồn tại ngoài ý muốn của con người, không phụ thuộc vào việc ta có nhận thức được nó hay không.
Vì mối quan hệ nhân quả là vốn có trong bản thân sự vật nên không thể đồng nhất nó với khả năng tiên đoán.
Tính tất yếu
– Tính tất yếu ở đây không có nghĩa là cứ có nguyên nhân thì sẽ có kết quả. Mà phải đặt nguyên nhân trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định.
Một nguyên nhân nhất định trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định chỉ có thể gây ra một kết quả nhất định. Đó là tính tất yếu của mối liên hệ nhân quả trong những điều kiện nhất định.
– Nếu những sự vật, hiện tượng về cơ bản là giống nhau, tác động trong những hoàn cảnh tương đối giống nhau thì sẽ gây nên những kết quả giống nhau về cơ bản.
Nếu các nguyên nhân và hoàn cảnh càng ít khác nhau bao nhiêu thì các kết quả do chúng gây nên càng ít khác nhau bấy nhiêu.
Tính phổ biến
Tất cả mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều được gây ra bởi những nguyên nhân nhất định.
Không có sự vật, hiện tượng nào không có nguyên nhân của nó. Vấn đề là chúng ta đã phát hiện, tìm ra được nguyên nhân hay chưa.
3. Các điều kiện của mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm
Dựa vào cơ sở lý luận của cặp phạm trù nhân quả trong phép biện chứng có thể xác định được các điều kiện của mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm như sau:
- Hành vi phải xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian.
- Trong bản thân hành vi phải chứa đựng khả năng thực tế, mầm mống nội tại, nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh hậu quả.
- Nếu hậu quả xảy ra phải là thực hiện hóa khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả của hành vi.
- Một hậu quả của tội phạm có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân (một hoặc nhiều hành vi) trực tiếp gây ra. Do đó mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả của tội phạm được chia thành 2 dạng:
+ Mối quan hệ nhân quả đơn trực tiếp: Là mối quan hệ nhân quả chỉ có một hành vi trái pháp luật là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả. Ví dụ: A dùng dao đâm B, B bị thương với tỷ lệ thương tật là 20%.
+ Mối quan hệ nhân quả kép trực tiếp: Là mối quan hệ có nhiều hành vi trái pháp luật làm nguyên nhân trong đó mỗi hành vi trái pháp luật đều đã chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả. Ví dụ: A dùng gậy gây thương tích cho B dẫn tới tỷ lệ thương tật là 30%.
4. Vai trò của việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm
Việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm đối với những tội có cấu thành vật chất nhằm xác định có hay có tội phạm xảy ra.
Một người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội của mình nếu giữa hành vi đó và hậu quả của tội phạm có mối quan hệ nhân quả. Ví dụ: A đâm B, B bị chết, kết quả giám định kết luận B chết do bị vết đâm của A thì A phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người. Trong trường hợp A đâm B nhưng B chỉ bị thương sau đó do không cẩn thận B bị nhiễm trùng uốn ván và bị chết thì A không phải chịu trách nhiệm về cái chết của B vì nguyên nhân dẫn đến hậu quả B chết không phải từ hành vi A đâm B.
Chính vì vậy, khi xác định tội phạm ngoài việc xác định hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi khách quan, chúng ta còn phải xác định mối quan hệ nhân quả giữa chúng.Việc nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm và hậu quả của tội phạm có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định có tội phạm xảy ra không, xác định tội phạm đã hoàn thành hay chưa, xác định mức độ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong từng trường hợp cụ thể, cũng như xác định hậu quả xảy ra là của hành vi nào.
5. Cơ sở xác định mối quan hệ nhân quả
Để xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả chúng ta cần dựa vào các cơ sở có tính nguyên tắc sau:
Hành vi được coi là nguyên nhân phải là hành vi trái pháp luật hình sự và xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian:Nguyên nhân phải xảy ra và vận động kết hợp với những điều kiện nhất định cần thiết mới có thể dẫn đến phát sinh hậu quả. Vì vậy, giữa nguyên nhân và hậu quả bao giờ cũng có một khoản thời gian nhất định mà nguyên nhân là cái diễn ra trước.Ví dụ: A bị phát hiện là treo cổ chết. Tuy nhiên, qua khám nghiệm tử thi không cho thấy các dấu hiệu của chết treo cổ ( thè lưỡi, xuất tinh, tiểu…). Mặt khác, trong dạ dày A có một loại chất độc và theo kết luận, A chết do loại chất độc đó. Như vậy, hành vi treo cổ xảy ra sau hậu quả chết người. Hành vi treo cổ không có mối quan hệ nhân quả với hậu quả này.
Giữa nguyên nhân và hậu quả phải có mối quan hệ nội tại và tất yếu:Một nguyên nhân bao giờ cũng chứa đựng mầm mống nội tại nhằm phát sinh kết quả nhất định.
Chúng ta cần hết sức chú ý khi xem xét nguyên nhân chứa đựng mối quan hệ nội tại và tất yếu bởi vì có trường hợp vẫn có nguyên nhân tất yếu nhưng thực tế hậu quả xảy ra là do một nguyên nhân khác. Chính vì thế, cần xem xét hậu quả nguy hiểm xảy ra phải là sự hiện thực hoá khả năng thực tế
Trong thực tế, một sự vật, hiện tượng có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra và có thể một nguyên nhân sinh ra nhiều sự vật hiện tượng. Vì vậy, trong sự đa dạng của tội phạm, một hậu quả có thể được sinh ra từ nhiều nguyên nhân và tất cả những nguyên nhân đó đều có mối quan hệ nhân quả với hậu quả ấy. Chẳng hạn, T vào trộm tài sản của cơ quan X, B là bảo vệ của cơ quan phát hiện nhưng không đuổi bắt T dẫn đến tài sản bị mất. Vậy, hậu quả mất tài sản của cơ quan là nguyên nhân của hành vi trộm cắp của T và hành vi thiếu trách nhiệm của B.
Tương tự như thế, một nguyên nhân cũng có thể gây ra nhiều hậu quả mà mỗi hậu quả đều có quan hệ nhân quả với nguyên ấy. Ví dụ, N đặt chất nổ để phá toà nhà là cơ quan Nhà nước (chống chính quyền) và thực tế, toà nhà bị phá huỷ và một số người trong toà nhà chết và bị thương. Như vậy, hành vi đặt chất nổ của N là nguyên nhân gây ra hậu quả công trình công cộng bị phá huỷ và gây chết người, gây thương tích cho người khác.
6. Các dạng tồn tại của mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm và hậu quả của tội phạm
Dạng quan hệ nhân quả đơn trực tiếp: là quan hệ nhân quả mà chỉ có một hành vi trái pháp luật đóng vai trò là nguyên nhân của hậu quả tội phạm.Bản thân sự vận động nội tại của hành vi trái pháp luật này độc lập đã có khả năng trực tiếp đưa đến hậu quả. Ví dụ, hành vi bóp cò súng bắn chết người, lén lút vào nhà người khác trộm tài sản...
Dạng quan hệ nhân quả kép trực tiếp: là quan hệ nhân quả trong đó nhiều hành vi trái pháp luật cùng đóng vai trò là nguyên nhân của hậu quả của tội phạm.Ví dụ, một người thợ săn bắn nhằm một người (người này núp trong bụi cây, thợ săn ngỡ là thú) thủng dạ dày, đầu đạn đã được lấy ra coi như an toàn, thoát chết. Không may, người nhà không biết nên cho ăn cơm, dạ dày bị nhiễm trùng mà chết. Hậu quả chết người do hai nguyên nhân là bắn nhằm và cho ăn cơm (người thợ săn phạm tội “vô ý gây thương tích nặng” , người nhà không có tội).
Ngoài ra, trong một số trường hợp, các nhà lý luận Luật hình sự còn đưa ra khái niệm quan hệ nhân quả dây chuyền là trường hợp có một hành vi đóng vai trò là nguyên nhân một đưa đến hành vi nguyên nhân hai và làm phát sinh hậu quả. Cả hai hành vi đều được xem là có mối quan hệ nhân quả với hậu quả. Ví dụ, Q cho P mượn súng và biết rằng P không biết sử dụng súng. Hậu quả P gây chết người. Như vậy, cả Q và P đều phải chịu trách nhiệm về hậu quả chết người. Tuy nhiên, quan điểm này hiện nay chưa được giới nghiên cứu Luật hình sự chấp nhận rộng rãi.
Ngoài ra, nếu còn vấn đề vướng mắc hoặc băn khoăn về những nội dung trên hoặc các nội dung khác liên quan tới giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Toà án, Quý khách hàng có thể liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6162 để được giải đáp thêm. Trân trọng./