Để phục vụ lợi ích của mình và tạo ra trật tự chung cho xã hội, nhà nước dùng quy phạm pháp luật như một quy tắc xử sự chung nhằm tập trung nguồn thu từ thuế vào ngân sách nhà nước. Quan hệ thu, nộp thuế thực hiện trên cơ sở các quy phạm pháp luật đã trở thành quan hệ pháp luật thuế.

1. Quan hệ pháp luật thuế

Quan hệ pháp luật thuế mang một số đặc điểm sau:

Thứ nhất, quan hệ pháp luật thuế mang nặng tính quyền uy. Hệ quả của quan hệ pháp luật thuế là sự chuyển giao một khối lượng tài sản (có thể dưới hình thức giá trị hoặc dưới hình thức hiện vật, tuỳ thuộc vào từng thời kì) từ người nộp thuế cho nhà nước, vì vậy việc nộp thuế không phải là sự lựa chọn của đối tượng nộp thuế mà do yêu cầu của nhà nước. Quyền và nghĩa vụ pháp lí trong quan hệ pháp luật thuế được đảm bảo thực hiện thông qua các biện pháp cưỡng chế nhà nước.

Thứ hai, quan hệ pháp luật thuế thường quy định cụ thể những quyền và nghĩa vụ pháp lí của các bên tham gia quan hệ. Tuy vậy, cho dù cụ thể đến đâu, các quy định này vẫn chỉ là “quy tắc xử sự” mà không thể quy định tất cả hoặc dự liệu được tất cả điều kiện mà quan hệ pháp luật thuế sẽ diễn ra. Vì vậy, các xử sự thực tế sẽ làm rõ ràng hơn, chi tiết hơn các quy định pháp luật nhưng không được làm trái pháp luật thuế cụ thể.

Thứ ba, một bên tham gia quan hệ pháp luật thuế bao giờ cũng là cơ quan quản lí thuế.

Nghiên cứu quan hệ pháp luật thuế, những nội dung sau đây càn làm rõ:

- Căn cứ pháp lí hình thành quan hệ pháp luật thuế cụ thể;

- Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thuế;

- Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thuế;

- Sự kiện pháp lí.

2. Căn cứ pháp lí phát sinh quan hệ pháp luật thuế

“Quy phạm pháp luật tác động tới các quan hệ xã hội nhất định và biến chúng thành quan hệ pháp luật. Nếu quan hệ xã hội không được quy phạm pháp luật điều chỉnh thì chúng không thể trở thành quan hệ pháp luật”.

Như vậy, quan hệ pháp luật thuế chỉ có thể xác định được khi có quy phạm pháp luật thuế xác định điều kiện cho các đối tượng nộp thuế.

Quy phạm pháp luật thuế tác động tới quan hệ thu nộp thuế và biến chúng thành các quan hệ pháp luật. Không thể có quan hệ pháp luật thuế nếu như không có quy định ghi nhận tính hợp pháp của quan hệ đó. Như đã đề cập, các quan hệ pháp luật thuế mang tính quyền uy cao nhưng lại gắn với yếu tố tài sản nên không thể có quan hệ chuyển giao lượng tài sản dưới dạng thuế cho nhà nước nếu không được thực hiện dựa trên một cơ sở pháp lí cụ thể.

Cơ sở pháp lí cho quan hệ pháp luật thuế cũng là một trong những căn cứ để phân biệt quan hệ pháp luật thuế này với quan hệ pháp luật thuế khác. Điều này cũng có nghĩa, nghĩa vụ thuế không thể được thực hiện khi chưa có văn bản pháp luật thuê quy định về vấn đề đó (Quan hệ pháp luật thu nộp thuế giá trị gia tăng không thể được hình thành khi Luật thuế giá trị gia tăng chua được ban hành).

Căn cứ pháp lí cho quan hệ pháp luật thuế thường được ghi nhận rõ trong các quyết định của cơ quan quản lí thuế.

3. Các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thuế

Bất kì quan hệ pháp luật thuế nào, cơ cấu chủ thể cũng được xác định. Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thuế là các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện do nhà nước quy định cho từng loại, về nguyên tắc, các đối tượng này đều phải đảm bảo năng lực chủ thể pháp luật. Trong quan hệ pháp luật thuế, có hai loại chủ thể cơ bản là các cơ quan quản lí, thu thuế và đôi tượng nộp thuế.

- Các cơ quan quản lí và thu thuế. Pháp luật Việt Nam quy I định các cơ quan trong hệ thống cơ quan tài chính nhà nước ị có trách nhiệm thực hiện hoạt động quản lí và thu thuế trên lãnh thổ Việt Nam. Các cơ quan này có quan hệ hữu cơ với nhau trên cơ sở chức năng nhiệm vụ và quan hệ công tác trong từng thời kì.

Cơ quan thuế có nhiệm vụ thu các khoản thuế phát sinh trên cơ sở các hoạt động sản xuất kinh doanh ở trong nước.

Cơ quan thuế được thành lập từ năm 1991, có cơ cấu tổ chức thống nhất theo ngành dọc. Tổng cục thuế trực thuộc Bộ tài chính; Cục thuế ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Tổng cục thuế; chi cục thuế ở cấp quận huyện trực thuộc cục thuế tỉnh và đơn vị quản lí thuế đặc thù được thành lập trong trường hợp cần thiết. Do tổ chức theo ngành dọc, các cấp trong hệ thống cơ quan thuế được phân định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể. Theo đó, Tổng cục thuế không trực tiếp tiến hành quản lí thu thuế; việc tiến hành quản lí thu thuế thuộc về Cục thuế, Chi cục thuế ở các địa phương. Như vậy, một bên tham gia quan hệ pháp luật thuế trực tiếp với đối tượng nộp thuế là các cơ quan thuế ở địa phương.

Cơ quan hài quan có nhiệm vụ quản lí và thu các loại thuế gắn với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Cơ cấu tô chức của cơ quan hải quan được thực hiện theo ngành dọc: Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ tài chính,® cục hải quan tỉnh hoặc liên tỉnh trực thuộc Tổng cục hải quan; chi cục hải quan cửa khẩu, đội kiểm soát hải quan hoặc các đơn vị tương đương thuộc cục hải quan tỉnh hoặc liên tỉnh. Cũng như nhiệm vụ của cơ quan thuế, chỉ có các cơ quan hải quan địa phương tham gia trực tiếp vào hoạt động quản lí thuế ở khâu xuất khẩu, nhập khẩu.

- Đối tượng nộp thuế là tất cả cá tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện phải nộp một loại thuế nhất định theo luật định. Các văn bản pháp luật thuế cụ thể đều nêu rõ đối tượng này.

4. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể

Trong quan hệ pháp luật thuế, các bên tham gia đều được xác định trước về quyền và nghĩa vụ pháp lí. Quyền của chủ thể này không nằm ngoài mối liên hệ pháp lí với việc thực hiện các nghĩa vụ pháp lí của chủ thể khác. Do quan hệ pháp luật thuế có Ihể được trải dài trong suốt một quá trình, một giai đoạn hay xuất hiện khi có đủ sự kiện pháp lí, các quyền và nghĩa vụ pháp lí của các chủ thể cũng được xem xét ở các giai đoạn cụ thể khác nhau.

4.1 Quyền và nghĩa vụ trước khi thực hiện quan hệ thu nộp thuế

- Các cơ quan quản lí thuế có trách nhiệm

+ -Cấp sổ đăng kí thuế cho đối tượng nộp thuế

+ Cấp mã sổ thuế cho chủ thể nộp thuế (nghĩa vụ này thông thường chỉ xuất hiện đối với những chủ thể có nghĩa vụ thuế phát sinh thường xuyên mà không xuất hiện đối với các chủ thể chỉ có nghĩa vụ thuế phát sinh theo vụ việc - Mã số thuế được cấp cho các chủ thể có hành vi kinh doanh; một số trường hợp như cá nhân có thu nhập không thường xuyên, không thể nằm trong diện phài cấp mã số thuế);

+ Cung cấp các mẫu chứng từ, hoá đơn hoặc chấp nhận việc đăng kí mẫu chứng từ hoá đơn của đối tượng nộp thuế khi các chủ thể này đáp ứng đầy đủ điều kiện (Theo Nghị định của Chính phủ số 51/2010/NĐ-CP ngày 28/9/2010 vê hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ);

+ Hướng dẫn trình tự kê khai và nộp thuế cho đối tượng nộp thuế.

Trước giai đoạn xác định một số tiền thuế cụ thể, cơ quan quản lí thuế phải thực hiện một số nghĩa vụ nhất định, vừa đảm bảo hoạt động quản lí thuế của hệ thống đồng thời đây cũng được hiểu là những hành vi mà cơ quan thuế phải thực hiện (tạo điều kiện cho dân chúng) mà không phải là quyền của cơ quan quản lí thuế. Nhận xét này nhằm khẳng định trách nhiệm của cơ quan quản lí thuế đối vởi các chủ thể nộp thuế.

- Đối tượng nộp thuế có các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau:

+ Đăng kí thuế với cơ quan quản lí thuế có thẩm quyền (đối với các chủ thể tiến hành hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc có liên quan đến hàng hoá xuất nhập khẩu, thủ tục đăng kí thuế phải được thực hiện tại cơ quan thuế và cơ quan hải quan);

+ Cung cấp các tài liệu cần thiết cho cơ quan quản lí thuế để chủ thể này áp dụng biện pháp quản lí thu thuế phù hợp;

+ Đăng kí áp dụng chế độ chứng từ hoá đơn, chế độ kế toán thống kê theo quy định pháp luật Việt Nam (Có thể có sự khác biệt về chế độ kế toán thống kê giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp cố vốn đầu tư nước ngoài).

4.2 Quyền và nghĩa vụ trong quá trình thu, nộp thuế

- Cơ quan thuế cọ quyền thực hiện những hành vi cơ bản sau đây (Xem: Luật quản lý thuế năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quàn lí thuế năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành):

+ Công bố các thông tin liên quan đến đối tượng nộp thuế một cách công khai;

+ Quyết định phương thức quản lí thuế phù hợp với từng loại thuế, từng đối tượng nộp thuế theo quy định pháp luật;

+ Yêu cầu đối tượng nộp thuế cung cấp tài liệu, chủng cứ để kiểm tra tính chính xác các căn cứ tính thuế;

+ Yêu cầu đối tượng nộp thuế thực hiện kê khai, nộp thuế theo thông báo thuế hoặc theo phần tự đánh giá của chính đối tượng nộp thuế;

+ Án định thuế nếu đối tượng nộp thuế không đáp ứng đầy đủ điều kiện kê khai, nộp thuế;

+ Ra quyết định truy thu thuế, phạt vi phạm theo thẩm quyền;

+ Kiểm ưa, thanh tra thuế ttong những trường hợp cần thiết;

+ Xử lí vi phạm, xét khiếu nại về thuế theo thẩm quyền.

- Đối tượng nộp thuế có quyền và nghĩa vụ cơ bản:

+ Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ chứng từ hoá đơn, tuân thủ chế độ tài chính kế toán áp dụng cho đối tượng nộp thuế;

+ Kệ. khai, nộp tiền thuế ttên cơ sở hoạt động thực tế và theo đúng quy định pháp luật; tự chiu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung kệ khai thuế;

+ Nộp thuế theo đúng thời hạn đã được pháp luật quy định trước hoặc thời hạn quy định trong thông báo thuế;

+ Được quyện khiếu nại về các quyết định, thông báo thuế của cơ quan quản lí thuế. Trong thời gian giải quyết khiếu nại, đối tượng nộp thuế có nghĩa vụ nộp thuế theo đúng thời hạn ghi trong quyết định, thông bậo thuế;

+ Được quyền nhận lại số tiền thuế đã nộp vượt quá nghĩa vụ đáng lẽ phải thực hiện;

+ Thực hiện chế độ báo cáo, quyết toán thuế theo yêu cầu pháp Ịuật.

- Trường hợp chù thể nộp thuế không thường xuyên phát sinh nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, quan hệ thu, nộp thuế thường được thực hiện và chấm dứt ngay sau khi sự kiện pháp lí làm nảy sinh nghĩa vụ thuế cụ thể đó và chấm dứt khi đối tượng nộp thuế đã hoàn thành nghĩa vụ của mình. Chẳng hạn, đối với trường hợp cá nhân có thu nhập đột xuất nằm trong giới hạn tính thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao; có hàng hóa chuyển dịch qua biên giới nhưng không nằm trong đối tượng kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu...

4.3 Quyền và nghĩa vụ khi có thay đổi điều kiện thu, nộp thuế

Đối với trường hợp chủ thể nộp thuế không còn đầy đủ điều kiện nộp thuế như không tiếp tục kinh doanh, tạm hoãn kinh doanh, mức thu nhập nằm dưới giới hạn nộp thuế... cơ quan quản lí thuế có trách nhiệm tạo điều kiện cho đối tượng nộp thuế hoàn tất nghĩa vụ còn lại của mình. Mặt khác, các chủ thể nộp thuế phải báo cáo tình hình thực tế để tạm hoãn- hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật thuế nhất định với nhà nước.

5. Sự kiện pháp lí trong quan hệ pháp luật thuế

Sự kiện pháp lí trong quan hệ pháp luật thuế là những sự kiện thực tế làm xuất hiện các điều kiện của chủ thể nộp thuế, được pháp luật ghi nhận rõ.

Mỗi quan hệ pháp luật thuế hình thành trên cơ sở một đạo luật thuế cụ thể có những quy định về sự kiện pháp lí riêng.

Trường hợp bất khả kháng cũng có thể được đặt ra trong quá trình thực hiện quan hệ pháp luật thuế. Điều này xuất hiện bởi lẽ, quan hệ kê khai, thông báo thuế, thu nộp thuế là một quá trình và có thể xuất hiện những yếu tố khách quan mà đối tượng nộp thuế không thực hiện nghĩa vụ của mình theo đúng thời hạn luật định. Việc không thực hiện đúng thời hạn và đầy đủ nghĩa vụ thuế có thể làm ảnh hưởng trực tiễp tói sự ehử động trong quá trình điều hành ngân sách nhà nước. Vì vậy, khoản 2 Điều 55 Luật ngân sách nhà nước 2003 quy định: “Trường hợp tơ chức, cá nhân vì nguyên nhân khách quan mà không thế nộp đúng hạn các khoản phải nộp vào ngân sách nhà nước thì phải báo cáo với cơ quan eá thẳm quyền cho phép”.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập từ các nguồn trên internet)