Luật sư tư vấn:
Quan hệ pháp luật về cho vay nói chung được cấu thành bởi nhiều yếu tố. Ngoài các quy định về năng lực của chủ thể, thì các sự kiện pháp lý (bao gồm: sự biến pháp lý, hành vi pháp lý) cũng là nhân tố cấu thành, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ này.
Đề cập phạm vi của giao dịch vay, có quan điểm cho rằng, nó (sự kiện pháp lý) được thể hiện thông qua các hành vi “cam kết” và hành vi “định đoạt”. Nếu hành vi “cam kết” chỉ tạo ra các quyền và nghĩa vụ cho các bên thực hiện, thì hành vi “định đoạt” làm chuyển dịch quyền sở hữu tài sản (vốn vay). Thật vậy, trong suốt “vòng đời” của hợp đồng cho vay, tổ chức tín dụng có thể thực hiện một hay một vài hành vi tín dụng, nhưng các hành vi này luôn có mối liên hệ với nhau, không đơn thuần chỉ khi ký kết hợp đồng mới ràng buộc trách nhiệm. Các bên có thể thỏa thuận thực hiện ngay từ khi tiếp xúc, đánh giá năng lực hợp đồng, nhưng mức độ ràng buộc trách nhiệm đến đâu vẫn là vấn đề còn nhiều tranh luận.
Mặt khác, với bản chất của một giao dịch có phụ thuộc đáng kể vào lợi ích công (trật tự xã hội), sự biến pháp lý vốn dĩ thường được xem là nhân tố khách quan chi phối hiệu lực, điều kiện thực hiện hợp đồng (thường thấy trong lĩnh vực thương mại) lại không tác động nhiều đến các quan hệ hợp đồng vay.
1. Sự kiện pháp lý do các chủ thể hợp đồng cho vay tạo ra
- Sự kiện ký kết, thực hiện hợp đồng cho vay:
Trước hết, phải kể đến giao kết hợp đồng cho vay đương nhiên làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ đã được các bên cam kết. Có ý kiến cho rằng: “Hợp đồng là một hành vi pháp lý, hơn thế nữa là một hành vi pháp lý đặc biệt: Sự thỏa thuận giữa các bên” là có cơ sở, xuất phát từ quyền tự do, tự định đoạt của các chủ thể được nghiên cứu, ghi nhận trong các Hiến chương về quyền con người. Các bên trước khi ký kết hợp đồng cho vay phải tiến hành các bưóc đàm phán, phác thảo kê hoạch, ghi nhận đầy đủ ý chí của mình trong hợp đồng để khi thực hiện, sẽ đạt được mục đích, hiệu quả như mong muôn. Hành vi ký kết hợp đồng chính là biểu hiện về sự đồng thuận giữa các chủ thể hợp đồng, đồng thời làm cơ sở giải quyết tranh chấp về sau.
Quá trình thực hiện hợp đồng vay kéo dài, từ giai đoạn tìm hiểu, ký kết đến khi thanh lý, phát sinh nhiều hành vi, sự kiện tác động khác nhau đến hiệu lực, hiệu quả hợp đồng, theo ý chí chủ quan của các bên hoặc khách quan (sự biến pháp lý). Trong chừng mực nhất định, hành vi và sự kiện pháp lý có thể xảy ra cùng vào một thời gian, địa điểm. Chẳng hạn: Bên vay không chấp hành quy định kiểm tra việc sử dụng vốn vay là nguyên nhân làm phát sinh sự kiện chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quyết định của bên cho vay; Hành vi không hoàn trả đầy đủ nợ gốc và lãi tiền vay làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ, là nguyên nhân dẫn đến tranh chấp, mâu thuẫn quyền lợi được tiếp tục giải quyết bằng các hoạt động tố tụng.
Đối với hành vi chấm dứt thực hiện hợp đồng cho vay có thể do chủ quan: Bên vay vi phạm hợp đồng, không chấp hành quyết định kiểm tra của bên cho vay, không hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn, cung cấp thông tin tín dụng sai sự thật... hoặc vì những lý do khách quan: Bên vay chết, mất năng lực hành vi (đối với cá nhân); phá sản, giải thể (đối với doanh nghiệp) không đáp ứng các điều kiện cần thiết để có thể tiếp tục thực hiện hợp đồng.
+ Hành vi mời chào vay vốn của ngân hàng:
Các tổ chức tín dụng trước áp lực cạnh tranh mở rộng thị trường, thường chủ động đưa ra lời mời chào vay vốn dưới hình thức quảng bá kinh doanh. Điều đó giúp khách hàng dễ dàng nhận diện uy tín, năng lực, nhanh chóng tiếp cận vốn như các nghiên cứu thường đề cập:
“đôi khi ngân hàng còn chủ động đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng cho khách hàng để tự mình lựa chọn lấy những khách hàng có đủ uy tín và năng lực trả nợ... văn bản đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng do phía ngân hàng đưa ra thường là các thư chào mời được ngân hàng soạn”.
Vậy, hành vi mời chào tín dụng có ràng buộc trách nhiệm của bên mời chào (ngân hàng) cũng như bên nhận chào hàng (khách hàng), cho dù khách hàng không có ý kiến phản hồi hoặc chấp thuận hay không?
Có thể thấy rằng, nếu “thư mời chào” là hình thức pháp lý của đề nghị giao kết hợp đồng, đáp ứng đầy đủ các điều kiện của hình thức này (Điều 386 Bộ luật Dân sự năm 2015), thì tổ chức tín dụng phải “chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể”, là chưa có căn cứ pháp lý. Bởi lẽ, không một tổ chức tín dụng nào có thể đưa ra một bản hợp đồng vay được soạn sẵn dưới hình thức thư mời chào mà không biết rõ nhu cầu tín dụng của khách hàng, đồng thời áp dụng các biện pháp can thiệp tối thiểu để bảo đảm khoản vay được hoàn trả đúng hạn.
Ví dụ: Mẫu thư ngỏ của một ngân hàng thương mại có ghi: Chương trình “Ngôi nhà đầu tiên với mức thu nhập hàng tháng 15 triệu đồng; Vay vốn với lãi suất ưu đãi chỉ từ 7,5%/năm tính trên dư nợ giảm dần; Thời hạn vay lên đến 20 năm - Thư ngỏ của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) ngày 09/01/2017 gửi khách hàng về việc giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng”. Kèm theo thông báo, ngân hàng còn đưa ra bảng kê cách tính lãi suất và phương thức thanh toán. Mẫu thư trên, về bản chất, là giới thiệu một sản phẩm tín dụng mới, tương tự như hành vi xúc tiến thương mại (Theo khoản 10 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005:
“Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại), nhằm mục đích tìm kiếm cơ hội cung ứng dịch vụ vay cho khách hàng. Hình thức này khác với văn bản đề nghị giao kết hợp đồng, theo đó, bên đề nghị (bên cho vay) sẵn sàng chấp nhận thực hiện các nghĩa vụ phát sinh nếu bên nhận đề nghị (bên vay) đồng ý những nội dung đã đề nghị.
Việc chấp thuận hay không chấp thuận thư mời chào cho vay dưổi bất kỳ hình thức nào cũng không ràng buộc trách nhiệm pháp lý giữa các bên. Hay nói cách khác, thư ngỏ của ngân hàng chỉ là tiền đề để các bên tạo niềm tin, tìm kiếm cơ hội, điều kiện tiến hành các bước thủ tục cho vay theo đúng luật định. Thư ngỏ này không được xem là một cam kết cấp tín dụng, có giá trị ràng buộc ngay khi được tổ chức tín dụng phát hành, kể cả khi bên vay có ý kiến chấp thuận.
+ Quyết định (bằng văn bản) chấp thuận cho vay do tổ chức tín dụng phát hành:
Sự tồn tại của các quyết định chấp thuận cho vay trong thực tiễn giao kết hợp đồng cho vay khá phổ biến. Đó là kết quả của quy trình xét duyệt cho vay đã được các tổ chức tín dụng thực hiện, theo đúng trình tự quy định của pháp luật.
Có ý kiến cho rằng:
“Bất luận ý chí cho vay của ngân hàng thương mại được thể hiện hay bày tỏ dưới hình thức nào... thì về nguyên tắc, các văn bản đó đều mới chỉ phản ánh ý chí của một bên là ngân hàng thương mại, do đó chỉ mới có giá trị ràng buộc đối với bên thể hiện ý định cho vay là ngân hàng thương mại...”.
Về luận điểm này, nếu dựa trên các nguyên tắc chung của quan hệ hợp đồng, cho phép các tổ chức tín dụng tự do, chủ động lựa chọn khách hàng, từ đó cho rằng quyết định chấp thuận cho vay không ràng buộc trách nhiệm đối với các bên sẽ tạo ra sự tùy tiện trong các giao dịch, nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng, ơ trường hợp này, hành vi chấp thuận cho vay có sự khác biệt cơ bản với hành vi mời chào cấp tín dụng. Hành vi này được thực hiện sau khi các bên đã qua quá trình thẩm định cấp tín dụng, ý thức đồng ý tham gia quan hệ cho vay.
Ví dụ: Ngày 09/11/2010, Ngân hàng thương mại cổ phần ĐD phát hành văn bản chấp thuận cho bà Trần Thị Ch (quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh) vay số tiền 3.000.000.000 đồng. Bà Ch sau đó bán căn nhà dự định thế chấp vay vốn nên hai bên không tiếp tục ký kết hợp đồng cho vay. Ngân hàng cũng không yêu cầu bà Ch tiếp tục vay vốn hay yêu cầu khoản tiền bồi thường thiệt hại, mặc dù trước đó họ thẩm định tín dụng, chấp thuận cho vay. Từ tình huống này, vấn để pháp lý được đặt ra là: tổ chức tín dụng quyết định chấp thuận cho vay, nhưng nếu khách hàng không vay vốn mà không có lý do chính đáng thì có phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm. Hoặc ngược lại, tổ chức tín dụng đó có phải chịu mọi chi phí, tổn thất của khách hàng hay không?
Về vấn đề này, tác giả vận dụng lý thuyết giai đoạn tiền hợp đồng đã được các nghiên cứu trong và ngoài nước thực hiện, có giá trị khoa học để phân tích, đánh giá. Theo đó, trong giai đoạn tiền hợp đồng giữa các bên có quan hệ tương tác qua lại lẫn nhau, ràng buộc bằng các nghĩa vụ, quyền lợi cụ thể. Bên nào vi phạm được xem là bội ước, không trung thực, thậm chí nếu gây thiệt hại cho bên kia thì “phải gánh chịu các hậu quả pháp lý mang tính chất bất lợi cho mình”.
Trên thực tiễn, bên cho vay thường đặt ra các nghĩa vụ của bên vay đối với những cam kết trước khi ký kết hợp đồng cho vay (Ví dụ: Hợp đồng tín dụng số 1601- LAV-201000349 ký ngày 09/8/2010 giữa Ngân hàng NN & PTNTVN - Chi nhánh Quận 1, Thành phố' Hồ Chí Minh với ông Nguyễn Văn T và bà Nguyễn Thị Chí s, tại Điều 9 có quy định: “Bên vay và/hoặc Bên bảo lãnh cung cấp thông tin sai sự thật, kể cả những thông tin cung cấp trước khi
được cấp tín dụng>,ỵ Song, nếu cho rằng cam kết này chỉ dừng lại ở nghĩa vụ cung cấp thông tin về hợp đồng là chưa lột tả đầy đủ hết ý nghĩa về những ràng buộc phát sinh. Bằng các quy định về xét duyệt tín dụng, thỏa thuận làm hình thành mối quan hệ tương tác, nhưng phạm vi mức độ, trách nhiệm của bên vi phạm như thế nào và đến đâu vẫn còn mờ nhạt trong thực tiễn pháp luật Việt Nam.
Tóm lại, những sự kiện pháp lý làm thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật được thực hiện thông qua hành vi ký kết, sửa đổi hợp đồng cho vay, về nguyên tắc, phải được sự điều chỉnh của pháp luật. Khác với hành vi mời chào cho vay không được xem là đề nghị giao kết hợp đồng thì quyết định cho vay cần được thực hiện để bảo đảm quyền tiếp cận tín dụng vốn dĩ được pháp luật đề cao, tránh sự tùy tiện khi cho vay.
2. Sự kiện pháp lý xảy ra nằm ngoài ý chí chủ quan của chủ thể
Nếu hành vi giao kết hợp đồng do các bên chủ động thực hiện, là căn cứ phát sinh quan hệ pháp lý từ hợp đồng đó, thì sự kiện xảy ra do tự nhiên, ngoài ý thức chủ quan của bên vay cũng có thể làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt thực hiện hợp đồng cho vay.
- Sự kiện chủ thể hợp đồng cho vay chấm dứt hoạt động:
+ Đối với trường hợp bên cho vay là các tổ chức tín dụng giải thể, tuyên bố phá sản:
Trong lĩnh vực ngân hàng, tổ chức tín dụng có dấu hiệu mất khả năng thanh khoản sẽ bị kiểm soát đặc biệt (Kiểm soát đặc biệt là việc các tổ chức tín dụng đặt dưới sự kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước khi có dấu hiệu mất khả năng chi trả, nợ không có khả nàng thu hồi, nguy cơ mất khả năng thanh toán). Sau khi áp dụng các biện pháp phục hồi, xử lý (sáp nhập, hợp nhất, chia tách), nếu tổ chức tín dụng đó vẫn không khắc phục năng lực thanh khoản thì bị tuyên bố giải thể hoặc phá sản như các doanh nghiệp bình thường khác. Pháp luật đã ghi nhận, trao quyền cho phép phá sản các định chế ngân hàng, là điểm mối của pháp luật Việt Nam hiện nay tạo cơ hội cho các tổ chức tín dụng phát triển lành mạnh, hạn chế sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động khá nhạy cảm này (Xem thêm: Điều 150, 152b Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010). Đồng nghĩa rằng, quyết định chấp nhận giải thể, phá sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm chấm dứt thực hiện hợp đồng cho vay, các bên phải cùng nhau giải quyết những hệ quả phát sinh.
+ Đối với trường hợp bên vay là doanh nghiệp chấm dứt hoạt động do giải thể, tuyên bố phá sản:
Về nguyên tắc, doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính trước khi giải thể. Trường hợp phá sản doanh nghiệp, tất cả quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan đến doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản phải được giải quyết trong cùng vụ án (Xem: Quyết định giám đốc thẩm số 01/2010/KDTM-GĐT ngày 06/01/2010 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dần tối cao đã tuyên hủy quyết đỉnh của tòa án cấp dưới xét xử một vụ án tranh chấp hợp đồng cho vay. Lý do, trước đó tòa án đã mồ thủ tục tuyên bố phá sản đối với khách hàng trong vụ án mà ngân hàng đã khỏi kiện tranh chấp hợp đồng vay). Nếu vụ án đã được giải quyết mà thiếu vắng các chủ thể liên quan, doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, xóa tên trên hệ thống đăng ký kinh doanh không thể thực thi phán quyết của Tòa án, trọng tài.
+ Đối với trường hợp bên vay là cá nhân chết:
Dựa trên các quy định của pháp luật về thừa kế trong luật dân sự, những người kế thừa tài sản của bên vay có thể thỏa thuận với tổ chức tín dụng về việc giải quyết những hệ quả phát sinh từ hợp đồng vay. Trường hợp người kế thừa (của người vay) có nhu cầu tiếp tục vay vốn, có đầy đủ tư cách pháp lý, nhận được sự tín nhiệm và đáp ứng đầy đủ các điều kiện trả nợ, các bên cũng phải ký kết bản hợp đồng cho vay mới để ràng buộc trách nhiệm lẫn nhau theo nhu cầu tín dụng thực tế tại thời điểm đó.
Sự kiện này (bên vay là cá nhân bị chết) như một căn cứ để bên cho vay chấm dứt thực hiện hợp đồng vay, thường được các ngân hàng viện dẫn vào hợp đồng (Ví dụ: Hợp đồng tín dụng sô C0110073-NHKD ký ngày 28/01/2011 giữa Ngân hàng thương mại cổ phần TV (Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh) với ông Nguyễn Lưu H, tại Điều 6, có ghi căn cứ để thu hồi nợ trước hạn như sau: “c) Bên vay bị chết hoặc bị Tòa án tuyên bốlà đã chết; bị tòa án tuyên bốmất tích,...”). Theo tác giả, điều khoản trên là phù hợp với các quy định của pháp luật về chấm dứt thực hiện hợp đồng, xuất phát từ các nguyên tắc an toàn tín dụng (Theo tác giả cần phân biệt giữa nguyên tắc “an toàn” và “rủi ro” trong quan hệ hợp đồng cho vay. Nếu như “an toàn” là nguyên tắc bắt buộc các bên tuân thủ nhằm bảo vệ khách thể là sự vận hành bình thường của hệ thống tiền tệ, ngân hàng thì “rủi ro” là nguy cơ có thể xảy ra hoặc không xảy ra, chỉ ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế, có thể khắc phục, hạn chế được nên biện pháp này thường linh hoạt hơn, do các tổ chức tín dụng quyết định thực hiện tùy thuộc vào năng lực kiểm soát của từng tổ chức tín dụng). Sự kiện này cần được xem là những rủi ro xảy ra ngoài dự liệu ban đầu khi ký kết hợp đồng, có thể dẫn đến nguy cơ mất vốn vay.
Trên lý thuyết là thế, song công tác xử lý những hệ quả của hợp đồng khi bên vay là cá nhân chết (kể cả khi bị tuyên bố mất tích) gặp không ít khó khăn đối với ngân hàng, luật sư, thẩm phán... (khi vụ việc được đưa ra tòa án giải quyết). Nguyên do là những người thừa kế, người có quyền lợi liên quan không hợp tác, thậm chí từ chối kế thừa tài sản bảo đảm, từ chối tiếp nhận hệ quả phát sinh từ hợp đồng vay. Pháp luật tố tụng dân sự hiện hành cũng chưa có giải pháp cụ thể, khả thi để khơi thông, giải quyết, khắc phục những vướng mắc này theo một cơ chế chủ động, đặc thù.
- Hỏa hoạn, bão lụt, thiên tai, địch họa (sự biến do tự nhiên) tác động đến việc thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng:
Bên cho vay ký kết hợp đồng cho vay có mục đích kinh doanh, sinh lời. Các quy định của pháp luật hiện nay không ghi nhận những nguyên nhân bất khả kháng, như một lý do chính đáng để bên vay trì hoãn thực hiện nghĩa vụ hoàn trả tiền vay. Nhưng trong một số trường hợp cá biệt, pháp luật vẫn xem đây là những điều kiện (bất khả kháng) để hỗ trợ bên vay vượt qua khó khăn, thường thấy trong các khoản cho vay đối tượng chính sách (được sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước). Đối với khoản vay nhằm sinh lợi, để được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, các bên phải tuân thủ những điều kiện khắt khe, phức tạp hơn như được trình bày.
Tóm lại, chính từ yêu cầu cho vay phải tuân thủ nguyên tắc an toàn, giảm thiểu rủi ro, các nhà làm luật đã đặt ra các quy định “xét duyệt tín dụng trước khi cho vay”, hay tuân thủ các nghĩa vụ “hoàn trả đầy đủ tiền vay và lãi suất”. Nhũng quy định này hình thành mốĩ quan hệ pháp lý tương tác giữa các bên, gắn với trách nhiệm của cả bên vay và bên cho vay. Trong đó, quan hệ phát sinh ở giai đoạn tiền hợp đồng cần được nghiên cứu, luật hóa nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm tuân thủ cam kết, bảo đảm quyền tiếp cận vốn vay đối với mọi chủ thể khách hàng.
Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, hoạt động vay vốn, giải ngân vốn... Quý khác hàng vui lòng gọi: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật ngân hàng, tài chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại. Đội ngũ luật sư của Công ty luật Minh Khuê luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.