Mục lục bài viết
- 1. Tổng quan chung
- 2. Tội quảng cáo gian dối và tội lừa dối khách hàng
- 2. Phân tích, bình luận yếu tố cấu thành
- 2.1 Tội quảng cáo gian dối
- 2.1.1 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm
- 2.1.2 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm
- 2.1.3 Dấu hiệu lỗi của chủ thể
- 2.2 Tội lừa dối khách hàng
- 2.2.1 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm
- 2.2.2 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm
- 2.2.3 Dấu hiệu lỗi của chủ thể
1. Tổng quan chung
“Hoàn thiện chính sách, pháp luật hình sự và dân sự phù họp với nền kinh tể thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; hoàn thiện các thủ tục tố tụng tư pháp, bảo đảm tính đồng bộ, dân chủ, công khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con người” là một trong những phương hướng cải cách tư pháp nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa được khẳng định tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
Trước yêu cầu cải cách tư pháp và hoàn thiện hệ thống pháp luật, thời gian qua, một loạt các luật lớn, quan trọng đã được ban hành trong đó có Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội khóa XIII, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 12/2017/QH14 ngày 20/6/2017 của Quốc hội khóa XIV (viết tắt là Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017). Đây được xem là một thành tố quan trọng của pháp luật hình sự, là công cụ sắc bén, hữu hiệu để đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, góp phần duy trì trật tự, an toàn xã hội, trật tự quản lý kinh tế, bảo đảm cho mọi người được sống trong một môi trường xã hội an toàn, lành mạnh.
BLHS năm 2015 sửa đổi 2017 đã bổ sung một số tội danh mới như tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm (Điều 213); tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động (Điều 216);... Bên cạnh đó, BLHS năm 2015 cũng sửa đổi nội dung ở một số tội danh cho phù hợp với thực tế như tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190); tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 192);... Một số tội danh bị hủy bỏ do không còn phù hợp với tình hình hiện tại như tội kinh doanh trái phép, tội báo cáo sai trong quản lý kinh tế... BLHS năm 2015 quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại đối với 22 tội thuộc chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế như tội buôn lậu (Điều 188); tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới (Điều 189);...
BLHS năm 2015 sửa đổi 2017 đã bổ sung một số tội danh mới như tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm (Điều 213); tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động (Điều 216);... Bên cạnh đó, BLHS năm 2015 cũng sửa đổi nội dung ở một số tội danh cho phù hợp với thực tế như tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190); tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 192);... Một số tội danh bị hủy bỏ do không còn phù hợp với tình hình hiện tại như tội kinh doanh trái phép, tội báo cáo sai trong quản lý kinh tế... BLHS năm 2015 quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại đối với 22 tội thuộc chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế như tội buôn lậu (Điều 188); tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới (Điều 189);..
2. Tội quảng cáo gian dối và tội lừa dối khách hàng
STT | Tội quảng cáo gian dối | Tội lừa dối khách hàng |
1 | Điều 197 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 | Điều 198 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 |
2 | Điều 197. Tội quảng cáo gian dối 1. Người nào quảng cáo gian dổi về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chỉnh về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vì phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 2. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. | Điều 198. Tội lừa dối khách hàng ỉ. Người nào trong việc mua, bản hàng hóa hoặc cung câp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vỉ này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa điĩợc xóa án tích mà còn vỉ phạm; b) Thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau dãy, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Cỏ tẻ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; d) Thu lợi bất chỉnh 50.000.000 đồng trở lên. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. |
2. Phân tích, bình luận yếu tố cấu thành
2.1 Tội quảng cáo gian dối
Điều luật gồm 2 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định các dấu hiệu pháp lý của tội phạm và khung hình phạt cơ bản và khoản 2 quy định khung hình phạt bổ sung.
2.1.1 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm
Chủ thế của tội quảng cáo gian dối được quy định là chủ thể bình thường và theo Điều 12 BLHS là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS. Chủ thế của tội quảng cáo gian dối được quy định là chủ thể bình thường và theo Điều 12 BLHS là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS.
2.1.2 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan được quy định là hành vi quảng cáo gian dối về hàng hoá, dịch vụ. Đây là hành vi đưa ra thông tin sai sự thật trong nội dung quảng cáo về loại hàng hoá, dịch vụ nào đó. Hình thức quảng cáo có thể thực hiện qua phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, đài phát thanh, báo chí hoặc qua các biển hiệu, trên tờ rơi, áp phích, pa-nô hay băng-rôn...
Hành vi quảng cáo gian dối chỉ cấu thành tội phạm khi thoả mãn một trong các dấu hiệu sau:
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm;
+ Đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.<415)
2.1.3 Dấu hiệu lỗi của chủ thể
Lỗi của chủ thể được quy định là lỗi cố ý.
Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản là phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt bổ sung (có thể áp dụng đối với người phạm tội) là phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
2.2 Tội lừa dối khách hàng
Điều luật gồm 3 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định các dấu hiệu pháp lý của tội phạm và khung hình phạt cơ bản; khoản 2 quy định các trường họp phạm tội tăng nặng và khoản 3 quy định khung hình phạt bổ sung.
2.2.1 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội lừa dối khách hàng được quy định là người bán hàng hoặc người cung cấp dịch vụ và theo Điều 12 BLHS là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS. Chủ thể của tội lừa dối khách hàng được quy định là người bán hàng hoặc người cung cấp dịch vụ và theo Điều 12 BLHS là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS.
2.2.2 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội này là hành vi lừa dối khách hàng. Đây là hành vi lừa dối khách hàng của người bán hàng hoặc của người cung cấp dịch vụ bàng một trong các thủ đoạn sau:
+ Cân, đong, đo, đếm gian dổi: Đây là thủ đoạn lợi dụng sự sơ hở của khách hàng hoặc chuẩn bị các dụng cụ đo lường từ trước để cân, đong, đo, đếm thiếu cho khách hàng.
+ Tính gian: Đây là thủ đoạn tính tiền không đúng để lấy của khách hàng nhiều hơn số tiền đáng lẽ họ phải trả.
+ Dùng thủ đoạn gian dối khác: Bao gồm mọi thủ đoạn gian dối ngoài các thủ đoạn kể trên và có khả năng lừa dối được khách hàng gây thiệt hại cho họ như hành vi đánh tráo hàng...
Hành vi lừa dối khách hàng bị coi là tội phạm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xoá án tích mà còn vi phạm;
+ Thu lời bất chính từ 05 triệu đồng trở lên.
2.2.3 Dấu hiệu lỗi của chủ thể
Lỗi của chủ thể được quy định là lỗi cố ý.
Khoản 1 của diều luật quy định khung hình phạt cơ bản là cảnh cáo, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt là phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
- Có tổ chức: Đây là trường hợp đồng phạm lừa dối khách hàng mà trong đó có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người đồng phạm;
- Có tính chất chuyên nghiệp: Đây là trường hợp người phạm tội đã liên tiếp phạm tội (từ 05 lần trở lên) và coi việc phạm tội này như là nguồn thu nhập chính.
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt: Đây là thủ đoạn lừa dối tinh vi làm khách hàng khó lường trước hoặc khó đoán trước được.
- Thu lợi bất chính 50 triệu đồng trở lên: Đây là trường hợp người phạm tội đã thu được khoản lợi bất chính từ 50 triệu đồng trở lên.
Khoản 3 của điều luật quy định hình phạt bổ sung (có thể áp dụng đối với người phạm tội) là phạt tiền tù’ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm hành nghề hoặc iàm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự - Công ty luật Minh Khuê