1 Nhận hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài?

Thưa Luật sư tôi có 2 câu hỏi

1 .Doanh nghiệp tôi có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam muốn nhận một số hàng hóa gia công cho thương nhân bên nước ngoài nhưng tôi không biết pháp luật có quy định vấn đề này không và tôi có được phép nhận gia công cho người nước ngoài không,và nếu được thì hợp đồng như thế nào ạ?

2 Cho tôi hỏi là điều kiện kiện cấp Giấy phép sản xuất, gia công xuất khẩu quân phục cho các lực lượng vũ trang nước ngoài được quy định như thế nào?

Trả lời.

CHào bạn cảm ơn bạn đã tin tưởng đặt câu hỏi cho chúng tôi, câu hỏi của bạn được chúng tôi trả lời như sau

1 'Về vấn đề nhận hàng hóa gia công theo quy định của pháp luật như sau

Điều 28 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP quy định: Trừ trường hợp quy định tại Điều 36 Nghị định này, thương nhân Việt Nam, kể cả thương nhân có vốn đầu tư của nước ngoài tại Việt Nam, được nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài, trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân chỉ được ký hợp đồng sau khi được Bộ Công Thương cấp phép.

*Hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài

Điều 29 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP quy định: Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của Luật Thương mại và phải tối thiểu bao gồm các điều khoản sau:

- Tên, địa chỉ của các bên ký hợp đồng và bên gia công trực tiếp.

- Tên, số lượng sản phẩm gia công.

- Giá gia công.

- Thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán.

- Danh mục, số lượng, trị giá nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu và nguyên liệu, phụ liệu, vật tư sản xuất trong nước (nếu có) để gia công; định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư; định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu trong gia công.

- Danh mục và trị giá máy móc, thiết bị cho thuê, cho mượn hoặc tặng cho để phục vụ gia công (nếu có).

- Biện pháp xử lý phế liệu, phế thải, phế phẩm và nguyên tắc xử lý máy móc, thiết bị thuê, mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa sau khi kết thúc họp đồng gia công.

- Địa điểm và thời gian giao hàng.

- Nhãn hiệu hàng hóa và tên gọi xuất xứ hàng hóa.

- Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.

2 .Vấn đề điều kiện kiện cấp Giấy phép sản xuất, gia công xuất khẩu quân phục cho các lực lượng vũ trang nước ngoài

Điều 28a Nghị định số 187/2013/NĐ-CP quy định: Bộ Công Thương cấp giấy phép sản xuất, gia công xuất khẩu quân phục cho các lực lượng vũ trang nước ngoài sau khi có ý kiến xác nhận bằng văn bản của Bộ Công an hoặc Bộ Quốc phòng theo các điều kiện sau:

- Phải có hợp đồng mua bán, sản xuất hoặc gia công ký giữa Bên đặt sản xuất, gia công với cơ quan chịu trách nhiệm mua sắm, đảm bảo hậu cần cho các lực lượng vũ trang nước ngoài hoặc xác nhận về đơn vị, cơ quan, tổ chức sử dụng cuối cùng sản phẩm quân phục đặt sản xuất, gia công tại Việt Nam.

- Trường hợp xuất khẩu sang Hoa Kỳ, khi làn đầu nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, phải có văn bản cấp Mã số Nhà sản xuất (mã MID) hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ đã được Bộ Công Thương cấp.

2 Những vấn đề liên quan đến bên nhận và đặt gia công hàng hóa?

Thưa luật sư Doanh nghiệp tôi có nhận gia công giày dép phụ kiến cho thương nhân nước ngoài, nhưng tôi gặp một số vấn đề về máy móc không biết rằng bên đặt gia công có cung cấp máy móc cho tôi không và quyền nghĩa vụ của hai bên như thế nào ạ

Trả lời:

2.1 Việc thuê, mượn, nhập khẩu máy móc, thiết bị của bên đặt gia công để thực hiện hợp đồng gia công

Điều 31 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP quy định: Bên nhận gia công được thuê, mượn máy móc, thiết bị của bên đặt gia công để thực hiện hợp đồng gia công. Việc thuê, mượn hoặc tặng máy móc, thiết bị phải được thỏa thuận trong hợp đồng gia công.

2.2 Quyền, nghĩa vụ của bên đặt và nhận gia công được

Điều 32 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP quy định:

1. Đối với bên đặt gia công:

a) Giao toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu, vật tư gia công theo thỏa thuận tại hợp đồng gia công.

b) Nhận lại toàn bộ sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị cho bên nhận gia công thuê hoặc mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng gia công, trừ trường hợp được phép xuất khẩu tại chỗ, tiêu hủy, biếu, tặng theo quy định tại Nghị định này,

c) Được cử chuyên gia đến Việt Nam để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thỏa thuận trong hợp đồng gia công.

d) Chịu trách nhiệm về quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ hàng hóa.

đ) Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động gia công và các điều khoản của hợp đồng gia công đã được ký kết.

e) Được xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế phẩm, phế liệu theo văn bản thỏa thuận của các bên có liên quan, phù hợp với các quy định hiện hành về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và phải thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

2. Đối với bên nhận gia công:

a) Được miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư tạm nhập khẩu theo định mức và tỷ lệ hao hụt để thực hiện hợp đồng gia công; được miễn thuế xuất khẩu đối với sản phẩm gia công.

b) Được thuê thương nhân khác gia công.

c) Được cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, phụ liệu, vật tư để gia công theo thỏa thuận trong hợp đồng gia công; phải nộp thuế xuất khẩu theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với phần nguyên liệu, phụ liệu, vật tư mua trong nước.

d) Được nhận tiền thanh toán của bên đặt gia công bằng sản phẩm gia công, trừ sản phẩm thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Đối với sản phẩm thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu có giấy phép, hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành thì phải tuân thủ các quy định về cấp phép và quản lý chuyên ngành.

đ) Phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động gia công xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất hàng hóa trong nước và các điều khoản của hợp đồng gia công đã được ký kết.

e) Làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế phẩm, phế liệu theo ủy nhiệm của bên đặt gia công.

3. Điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế phẩm, phế liệu quy định tại Điểm e Khoản 1 và Điểm e Khoản 2 Điều này được quy định như sau:

a) Phải tuân thủ quy định về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, về thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

b) Phải có hợp đồng mua bán ký giữa thương nhân nước ngoài hoặc người được ủy quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài với thương nhân nhập khẩu.

3 Gia công chuyển tiếp được quy định như thế nào?

Luật sư cho tôi hỏi, việc gia công chuyển tiếp có yếu tố nước ngoài được quy định như thế nào ạ, văn bản nào quy định về vấn đề này ạ

Điều 33 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP quy định: Thương nhân được quyền gia công chuyển tiếp. Theo đó:

- Sản phẩm gia công của hợp đồng gia công này được sử dụng làm nguyên liệu gia công cho hợp đồng gia công khác tại Việt Nam.

- Sản phẩm gia công của hợp đồng gia công công đoạn trước được giao cho thương nhân theo chỉ định của bên đặt gia công cho họp đồng gia công công đoạn tiếp theo.

4 Thanh lý khoản hợp đồng gia công ?

CÔng ty tôi có nhận gia công cho một công ty nước ngoài về mặt hàng gia dụng rổ rá, che nứa sau vài tháng công ty tôi đã hoàn thành xong nhưng không biết xử lý cái hợp đồng trước khi nhận gia công như thế nào vậy mong luật sư tư vấn giúp tôi!

Trả lời

Điều 34 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP quy định:

- Khi kết thúc hợp đồng gia công hoặc hợp đồng gia công hết hiệu lực, các bên ký kết họp đồng gia công phải thanh lý hợp đồng và làm thủ tục thanh lý khoản hợp đồng với cơ quan Hải quan.

Bộ Tài chính hướng dẫn hủ tục thanh khoản hợp đồng gia công của bên nhận gia công với cơ quan Hải quan.

- Căn cứ để thanh lý hợp đồng gia công là lượng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nháp khẩu, lượng sản phẩm xuất khẩu theo định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, định mức tiêu hao vật tư và tỷ lệ hao hụt đã được thỏa thuận tại hợp đồng gia công.

Căn cứ để thanh khoản hợp đồng gia công là lượng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư tái xuất, lượng sản phẩm xuất khẩu theo định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, định mức tiêu hao vật tư và tỷ lệ hao hụt phù hợp với thực tế thực hiện hợp đồng.

- Máy móc, thiết bị thuê, mượn theo hợp đồng; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu, phế thải được xử lý theo thỏa thuận của họp đồng gia công nhưng phải phù hợp với pháp luật Việt Nam.

-Việc tiêu hủy các phế liệu, phế phẩm, phế thải (nếu có) chỉ được phép thực hiện sau khi có văn bản cho phép của Sở Tài nguyên và Môi trường và phải được thực hiện dưới sự giám sát của cơ quan Hải quan. Trường họp không được phép tiêu hủy tại Việt Nam thì phải tái xuất theo chỉ định của bên đặt gia công.

-Việc tặng máy móc thiết bị, nguyên, phụ liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm được quy định như sau:

+ Bên đặt gia công phải có văn bản tặng, biếu.

+ Bên được tặng, biếu phải làm thủ tục nhập khẩu theo quy định về nhập khẩu; phải nộp thuế nhập khẩu, thuế khác (nếu có) và đăng ký tài sản theo quy định hiện hành.

+ Phế liệu, phế phẩm nằm trong định mức sử dụng, tỷ lệ hao hụt nếu thuộc danh mục phế liệu được phép nhập khẩu thì không phải làm thủ tục hải quan; được miễn thuế nhập khẩu; phải nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp.

5 Các hình thức gia công khác được quy định như thế nào?

Điều 36 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP quy định:

- Việc gia công, tái chế, sửa chữa máy móc, thiết bị cho nước ngoài thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu chỉ được thực hiện nếu đáp ứng các điều kiện sau:

+ Phải có phương án, biện pháp xử lý phế liệu, phế thải của quá trình gia công, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường do Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.

+ Tái xuất toàn bộ sản phẩm, hàng hóa ra nước ngoài, không được phép tiêu thụ tại Việt Nam.

+ Phải được Bộ quản lý chuyên ngành theo phân công tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này cho phép.

- Căn cứ phân công tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này, các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành hướng dẫn cụ thể hình thức gia công này.

Mọi thắc mắc xin liên hệ với công ty Luật Minh Khuê chúng tôi : 1900.6162

Bộ phận tư vấn pháp luật - Công ty Luật Minh Khuê

Luật Minh Khuê xin cảm ơn !!