Luật sư tư vấn:

1. Gia công là gì?

Gia công hiện đang là một hoạt động thương mại đang diễn ra vô cùng phổ biến trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo quy định tại điều 178 Luật thương mại 2005 thì gia công thương mại là gia công theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên gia đặt gia công để hưởng thù lao. 

Nghị định 69/2018/ NĐ-CP quy định chi tiết một số điều luật của quản lý ngoại thương có quy đinh về gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài. Thì thương nhận Việt Nam được nhận gia công hàng hóa hợp pháp cho thương nhân nước ngoài trừ hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. ( điều 38) 

Đối với hàng hóa mà thuộc danh mục đầu tư kinh doanh có đủ điều kiện thì chỉ các thương nhân đáp ứng đủ điều kiện theo quy định về sản xuất, kinh doanh mặt hàng đó mới được gia công xuất khẩu cho nước ngoài. 

Đối với các mặt hàng nhập khẩu theo hình thức chỉ định thương nhân thuộc thẩm quyền quản lý của ngân hàng nhà nước Việt Nam, việc gia công hàng hóa thực hiện theo quy định của ngân hàng nhà nước Việt Nam. 

Đối với hành hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân chỉ được ký hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài sau khi được Bộ Công Thương cấp phép. Hồ sơ quy đình cấp phép được thực hiện như sau:

- Thương nhân gửi một bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép gia công hàng hóa trực tiếp hoặc đường bưu điện hoặc trực tuyến ( nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương theo đó thì hồ sơ bao gồm:  Văn bản đề nghị cấp Giấy phép gia công hàng hóa, trong đó, nêu cụ thể các nội dung quy định tại Điều 39 Nghị định này: 1 bản chính; Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân; Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh (nếu có): 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

- Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo đúng quy định thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của thương nhân, Bộ công thương có văn bản yêu cầu thương nhân hoàn thiện hồ sơ. 

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương có văn bản trao đổi ý kiến với bộ, cơ quan ngang bộ liên quan

- Trong thời hạn  5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Công Thương, bộ, cơ quan ngang bộ liên quan có văn bản trả lời Bộ Công Thương

-  Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của bộ, cơ quan ngang bộ liên quan, Bộ Công Thương cấp Giấy phép cho thương nhân. Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ Công Thương có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

- Trong trường hợp thương nhân có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh mặt hàng nhận gia công cho thương nhân nước ngoài, Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy phép cho thương nhân trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, không thực hiện việc trao đổi ý kiến với các bộ, cơ quan ngang bộ liên quan quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 38 nghị định này. 

- Trong trường hợp bổ sung, sửa đổi giấy phép, cấp lại do mất, thất lạc giấy phép, thương nhận gửi văn bản đề nghị và các giấy tờ liên quan đến Bộ Công Thương. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét điều chỉnh, cấp lại giấy phép cho thương nhân. 

Theo đó thì nghị định 69 cũng quy định về hợp đồng gia công, theo đó thì hợp đồng gia công phải được thành lập bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của Luật thương mại và phải tối thiểu bao gồm các điều khoản như sau: Tê, địa chỉ của các bên ký hợp đồng và bên gia công trực tiếp; tên, số lượng sản phẩm gia công; giá gia công; thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán; danh mục, số lượng, trị giá nguyên liệu, phụ liệu, vật tư sản xuất trong nước ( nếu có ) để gia công; định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu vậy tư; định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu trong gia công; Danh mục và giá trị máy móc, thiết bị cho thuê, cho mượn hoặc là nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa sau khi tiến hành kết thúc hợp đồng gia công; Biện pháp xử lý phế liệu, phế thải, phế phẩm và nguyên tắc xử lý máy móc, thiết bị thuê, mượn, nguyên liệu, phụ liệu và vật tư dư thừa sau khi kết thúc hợp đồng gia công; Địa điểm và thời gian giao hàng; Nhãn hiệu hàng hóa và tên gọi xuất xứ hàng hóa; Thời hạn hiệu lực của hợp đồng. 

 

2. Quyền và nghĩa vụ của bên đặt và bên nhận gia công hàng hóa. 

Căn cứ pháp lý: Điều 42 nghị định 69/2018/NĐ-CP

Thứ nhất là quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công. Theo đó thì tại khoản 1 điều 42 có quy định về quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công như sau:

- Giao toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu, vật tư gia công theo thỏa thuận tại hợp đồng gia công

- Nhận lại toàn bộ sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị cho bên nhận gia công thuê hoặc mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng gia công, trừ trường hợp được phép xuất khẩu tại chỗ, tiêu hủy, biếu, tặng theo quy định tại Nghị định này

- Tiếp theo là bên đặt gia công có quyền được cử chuyên gia đến Việt Nam để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thỏa thuận trong hợp đồng gia công. 

-  Bên đặt gia công phải chịu trách nhiệm về quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ hàng hóa. 

- Phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động gia công và các điều khoản của hợp đồng gia công đã được ký kết. 

- Được xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công máy móc thiết bị cho thuê hoặc cho mượn nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế phẩm, phế liệu theo văn bản thỏa thuận của các bên có liên quan, phù hợp với các quy định hiện hành về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và phải thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

Thứ hai là quyền và nghĩa vụ quy định đối với bên nhận gia công được quy định tại khoản 2 của điều 42 nghị định như sau:

- Bên nhận gia công được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế đối với hàng hóa tạm nhập khẩu theo định mức và tỷ lệ hao hụt để thực hiện hợp đồng gia công và đối với sản phẩm gia công xuất khẩu.

- Được thuê thương nhân khác gia công

- Được cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, phụ liệu, vật tư để gia công theo thỏa thuận trong hợp đồng gia công; phải nộp thuế xuất khẩu theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với phần nguyên liệu, phụ liệu, vật tư mua trong nước

- Bên nhận gia công được nhận tiền thanh toán của bên đặt gia công bằng sản phẩm gia công, trừ sản phẩm thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Đối với sản phẩm thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện thì phải tuân thủ các quy định chung về giấy phép điều kiện

- Phải tuân thủ các quy định của Pháp luật Việt Nam về hoạt động gia công xuất khẩu, nhập khẩu sản xuất hàng hóa trong nước và các điều khoản của hợp đồng gia công đã được ký kết

- Làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế phẩm, phế liệu theo ủy nhiệm của bên đặt gia công. 

 

3. Xử lý vi phạm gia công hàng hóa có yếu tố nước ngoài?

Căn cứ pháp lý: Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 

Quy định xử phạt về hành vi vi phạm về gia công hàng hóa có yếu tố nước ngoài thì được quy định tại điều 45 của nghị định 98/2020/NĐ-CP . Cụ thể như sau:

Thứ nhất là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi đặt gia công hoặc nhận gia công hàng hóa với thương nhân nước ngoài mà không có hợp đồng theo quy định

Thứ hai là sẽ phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

-Tiêu thụ tại thị trường Việt Nam máy móc, thiết bị thuê, mượn hoặc nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu tạm nhập khẩu được thực hiện gia công và sản phẩm gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài không đúng quy định

- Giả mạo hợp động gia công với thương nhân nước ngoài

Thứ ba là sẽ tiến hành phạt tiền từ 40.000.000 đồng đên 70.000.000 đồng đối với hành vi đặt gia công hàng hóa hoặc nhận gia công hàng hóa với thương nhân nước ngoài loại hàng xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép mà không được sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định. 

Thứ tư là phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

- Nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài loại hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấp xuất khẩu, cấm nhập khẩu và tạm ngưng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu mà không có chấp thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật

- Đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài để tiêu thụ trong nước loại hàng hóa cấp xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu hoặc hàng hóa bị áp dụng biện pháp khẩn cấp cấm lưu thông, bị thu hồi, tạm ngừng lưu thông và hàng hóa không bảo đảm an toàn thực phẩm. 

Hình thức xử phạt bổ sung thì có quy định rằng tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định đối với trường hợp thứ 2, thứ 3 và thứ 4. 

Bên cạnh đó thì buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tiêu thụ tại thị trường Việt Nam, máy móc, thiết bị thuê, mượn hoặc nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm , phế liệu tạm nhập khẩu để thực hiện gia công và sản phẩm gia công hàng hóa cho thương nhân và trường hợp nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài loại hoàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu và tạm ngừng nhập khẩu mà không có chấp thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định. 

Như vậy thì trong trường hợp của bạn bạn có nói rằng sau khi sản xuất hàng hóa gia công sang nước ngoài thì bạn có tiêu thụ hàng hóa thừa ra thị trường Việt Nam. Như vậy thì theo điểm a khoản 2 điều 45 thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi tiêu thụ tại thị trường Việt Nam máy móc, thiết bị thuê, mượn hoặc nguyên liệu, vật liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu tạm nhập khẩu để thực hiện gia công và sản phẩm gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài không đúng quy định. 

Trên đây là toàn bộ những thông tin mà chúng tôi muốn cung cấp cho các bạn có liên quan đến hoạt động gia công hàng hóa, và xử lý hành vi vi phạm quy định trong hoạt động gia công hàng hóa. Ngoài ra nếu các bạn có những vấn đề thắc mắc có vấn đề có liên quan đến hoạt động gia công hàng hóa có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi thông qua số điện thoại của tổng đài tư vấn pháp luật1900.6162 để có thể được tư vấn hỗ trợ một cách nhanh chóng. Minh Khuê xin chân thành cảm ơn sự theo dõi và ủng hộ của quý khách hàng trong thời gian qua.