1. Trưởng công an xã được hiểu là gì?

Trưởng công an xã là người có vai trò quan trọng và đứng đầu cơ quan cấp xã, đảm nhận nhiệm vụ và quyền hạn quan trọng nhằm bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã. Điều này dựa trên các quy định của Pháp lệnh công an xã 2008 trong đó có nêu rõ các nhiệm vụ và quyền hạn của trưởng công an xã như sau:

- Một trong những nhiệm vụ chính của trưởng công an xã là nắm vững tình hình an ninh trật tự và an toàn xã hội tại khu vực và đề cuất các cấp ủy Đảng, Ủy ban nhân dân cùng cấp và cơ quan Công an cấp trên về các chủ trương, kế hoạch, biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội. Trưởng công an xã cũng có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện những chủ trương, kế hoạch, biện pháp đã được đề xuất.

Ngoài ra, trưởng công an còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc. Người này phải tuyên truyền và phổ biến chủ trương, chính sách và pháp luật liên quan đến an ninh trật tự an toàn xã hội, đồng thời hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc các cơ quan, tổ chức và cá nhân thực hiện một cách nghiêm túc các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này.

- Một trong những phạm vi hoạt động quan trọng khác của trưởng công xã là tham mưu cho Ủy ban nhân dân xã tổ chức thực hiện các quy định về quản lý, giáo dục các đối tượng bị áp dụng hình phạt quản chế, cải tọa không giam giữ, người bị kết án tù những được hưởng án treo cư trú trong khu vực xã. Nhiệm vụ này cũng bao gồm quản lý người được đặc xã, người sau cai nghiệm ma túy và người chấp hành xong hình phạt tù thuộc diện phải tiếp tục quản lý theo quy định của pháp luật.

- Trưởng công an xã phải có vai trò lãnh đạo và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức và lực lượng khác nhằm phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn xã hội theo quy định của pháp luật. Nhiệm vụ này cũng bao gồm bảo vệ an ninh, trật tự và an toàn xã hội, đồng thời bảo vệ tính mạng và tài sản của cá nhân. cơ quan, tổ chức trên địa bàn xã.

Cuối cùng, trưởng công an xã phải thực hiện một số quy định khác của pháp luật như quản lý cư trú, chứng minh nhân dân/ căn cước công dân  và các giấy tờ đi lại khác, quản lý vật liệu nổ, vũ khí, công cụ hỗ trợ, phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường. Trong việc quản lý về an ninh, trật tự đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trên địa bàn xã trưởng công xã cần tuân thủ và thực hiện đúng theo phân cấp và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ công an.

2. Quy định mới không quy định về công chức xã

Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ban hành vào ngày 10/6 năm 2023 đã mang đến nhiều điểm mới quan trọng liên quan đến cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách tại cấp xã và các đơn vị dân cư như thôn, tổ dân phố.

Trong số những điểm mới của nghị định này thì một trong những thay đổi đáng chú ý là chức danh công chức Trưởng công an không còn nằm trong biên chế công chức cấp xã. Điều này có ý nghĩa quan trọng và sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/8/2023. Thay vào đó chức danh Trưởng công an xã sẽ trở thành một chức danh thuộc lực lượng công an nhân dân, điều này hợp nhất với đề án xây dựng công an xã chính quy được thực hiện trên toàn quốc theo nghị định 42/2001/NĐ-CP.

Điều 55 trong nghị định 33/2023/NĐ_CP đã xác định rõ danh sách các chức danh công chức cấp xã, địa chính- xây dừn - đô thị và môi trường tại các phường thị trấn hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường tại cấp xã; tài chính - lế toán; tư pháp - hộ tịch; văn hóa - xã hội. Điều này tương đối khác biệt so với quy định trước đó tại khoản 2 điều 3 nghị định 92/2009/NĐ-CP khi chức danh Trưởng công an xã cũng được liệt kê trong danh sách công chức công xã.

Ngoài việc loại bỏ chức danh Trưởng công an xã khỏi biên chế công chức cấp xã thì nghị định 33/2023 cũng đưa ra một số thay đổi về tiêu chuẩn cho từng chức danh công chức cấp xã. Trong quy định cũ chỉ có chức danh Chỉ huy trường Ban Chỉ huy quân sự cấp xã được điều chỉnh theo pháp luật chuyên ngành về quân sự. Tuy nhiên, tại điều 10 của nghị định 33/2023/NĐ-CP thì đã điều chỉnh tiêu chuẩn các chức danh còn lại.

Tóm lại, tại nghị định số 33/2023/NĐ-Cp có ý nghĩa quan trọng trong việc chỉnh đốn và cải cách hệ thống cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách tại cấp xã. Các thay đổi về chức danh và tiêu chuẩn sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị cấp xã và đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển của đất nước.

3. Trách nhiệm của các cơ quan, chủ thể trong việc xây dựng công an xã chính quy

Căn cứ theo nghị định số 42/2021/NĐ_CP thì Bộ Công an có trách nhiệm quan trọng say đây liên quan đến việc quản lý và hoạt động của Công an xã chính quy:

- Hướng dẫn và kiểm tra việc quản lý, xây dựng lực lượng Công an xã chính quy: Bộ công an phải đảm bảo rằng các quy định, chế độ và chính sách đối với Công an xã chính quy được thực hiện đúng đắn và hiệu quả. Điều này bao gồm việc đào tạo., nâng cao trình độ chuyên môn, cung cấp đầy đủ trang bị và vũ khí cho công tác bảo vệ trật tự, an ninh và trị an cộng đồng.

- Trang bị phương tiện làm việc và trang thiết bị phục vụ cho công an xã chính quy như: Bộ công an có trách nhiệm đảm bảo rằng các đơn vị Công an xã được cung cấp đầy đủ và đúng loại phương tiện làm việc, công cụ hỗ trợ và trang thiết bị phục vụ cho công tác. Điều này nâng cao hiệu quả quá trình hoạt động của Công an xã và đảm bảo an ninh trật tự tại cơ sở.

NGoài ra, nghị định cũng có quy định chi tiết về trách nhiệm của các bộ, ngành trung ương đối với hoạt động của Công an xã chính quy như sau:
- Bộ Nội Vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nhằm nghiên cứ và đề xuất sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công an xã bán chuyên trách khi tổ chức công an xã chính quy. Điều này đảm bảo rằng quy định về công an xã phù hợp và hiệu quả nhằm đáp ứng được yêu cầu thực hiện và phù hợp với nguyên tắc quản lý nhà nước.

- Bộ tài chính chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan để đảm bảo kinh phí thực hiện Nghị định theo quy định của pháp luật cụ thể theo Luật Ngân sách nhà nước. Điều này nhằm đảm bảo rằng công an xã chính quy sẽ có đủ kinh phí để hoạt động một cách hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ.

- Cán bộ, cơ quan ngang nộ có trách nhiệm phối hợp với Bộ công an hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện việc xây dựng công an xã chính quy; rà soát các quy định có liê quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới để phù hợp với tổ chức và hoạt động của công an xã chính quy. Điều này nhằm đảm bảo sự phối hợp hài hòa và hiệu quả giữa các bộ, ngành và địa phương trong công tác quản lý an ninh địa phương trật tự cộng đồng. Ngoài ra các cấp liên quan đối với công an xã chính quy như sau:

- Bố trí sắp xếp xông tác hợp lý theo thẩm quyền đối với công an bán chuyên trách.

- Giải quyết chế độ, chính sách thôi việc đối với việc công an xã chuyên trách khi bố trí công an chính quy thay thế.

- Bảo đảm trụ sở làm việc và hỗ trợ ngân sách để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đầy đủ để phục vụ cho hoạt động của lực lượng công an xã.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết sau: Công an xã có được kiểm tra, xử phạt lỗi giao thông không?

Bài viết trên Luật Minh Khuê đã gửi tới bạn đọc chi tiết về vấn đề: Quy định mới không quy định về chức danh công chức Trưởng công an xã. Trong bài viết có mục nào chưa hiểu hay bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề pháp lý có thể liên hệ qua số tổng đài 19006162 hoặc địa chỉ email: lienhe@luatminhkhue.vn để được hỗ trợ.