1. Cơ sở pháp lý

Luật Đất đai 2024

Nghị định 101/2024/NĐ-CP Quy định về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hệ thống thông tin đất đai 

 

2. Những thay đổi chính trong quy định về đăng ký đất đai

Thủ tục đăng ký: Khoản 3 Điều 18 Nghị định 101/2024/NĐ-CP về hình thức đăng ký đất đai bằng phương tiện điện tử

Việc áp dụng phương tiện điện tử trong đăng ký đất đai giúp đơn giản hóa thủ tục hành chính đối với các cá nhân, tổ chức tham gia giao dịch bất động sản. Trước đây, quy trình đăng ký đất đai thường phức tạp và mất nhiều thời gian vì phải di chuyển đến các cơ quan chức năng để nộp hồ sơ và nhận giấy chứng nhận. Tuy nhiên, với việc cho phép đăng ký đất đai bằng phương tiện điện tử, người dân và doanh nghiệp có thể tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại, đồng thời giảm thiểu các rủi ro phát sinh trong quá trình giao dịch.

Điều này cũng mở ra cơ hội cho việc phát triển các dịch vụ công nghệ thông tin hỗ trợ đăng ký đất đai, từ việc lập hồ sơ đăng ký, tra cứu thông tin, đến thanh toán phí dịch vụ một cách thuận tiện và nhanh chóng. Nhờ vào tính linh hoạt và tiện lợi của phương tiện điện tử, quy trình đăng ký đất đai trở nên minh bạch hơn, giảm thiểu được các sai sót và lỗi phát sinh do con người.

Hồ sơ đăng ký:

Theo Điều 29 Nghị định 101/2024/NĐ-CP thì hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà không thuộc trường hợp quy định tại các Điều 38, 39, 40, 41, 42, 43 và 44 Nghị định 101/2024/NĐ-CP như sau:

(1) Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 11/ĐK ban hành kèm theo Nghị định 101/2024/NĐ-CP.

(2) Giấy chứng nhận đã cấp.

(3) Một trong các loại giấy tờ liên quan đến nội dung biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất đối với từng trường hợp cụ thể theo quy định tại Điều 30 Nghị định 101/2024/NĐ-CP. 

(4) Văn bản về việc đại diện theo quy định của pháp luật về dân sự đối với trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất thông qua người đại diện.

Thời hạn giải quyết: Điều 22 Nghị định 101/2024/NĐ-CP

+ Đăng ký lần đầu: không quá 20 ngày làm việc; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất lần đầu là không quá 03 ngày làm việc.

+ Đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất: thông thường sẽ là 10 ngày đến 15 ngày nhưng có một số trường hợp được rút ngắn thời gian, cụ thể: 

- Trường hợp đổi tên hoặc thay đổi thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là không quá 05 ngày làm việc;

- Trường hợp cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng là không quá 05 ngày làm việc;

- Trường hợp xóa đăng ký cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng là không quá 03 ngày làm việc;

- Trường hợp có thay đổi hạn chế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc có thay đổi quyền đối với thửa đất liền kề là không quá 07 ngày làm việc;

… 

Cấp Giấy chứng nhận:

Hình thức cấp: Bổ dung trường hợp cấp giấy chứng nhận điện tử hoặc giấy chứng nhận bản cứng.

 

3. Quy định về đăng ký tài sản gắn liền với đất

Tài sản gắn liền với đất được hiểu là những tài sản vật chất không thể tách rời với một mảnh đất cụ thể, ví dụ như các công trình xây dựng như nhà ở, tòa nhà, cầu đường, đường sắt, đường bộ, cống hố và các công trình khác được xây trên một mảnh đất cụ thể. Các tài sản này được coi là gắn liền với đất vì chúng không thể di chuyển hoặc tách rời một cách dễ dàng và không gây thiệt hại cho chúng.

Căn cứ Điều 31, 32 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định thủ tục đăng ký tài sản gắn liền với đất: 

Bước 1: Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ gồm

Đối với cá nhân, cộng đồng dân cư, hộ gia đình đang sử dụng đất: 

- Đơn đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK ban hành kèm theo Nghị định này

- Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 137, khoản 1, khoản 5 Điều 148, khoản 1, khoản 5 Điều 149 của Luật Đất đai, sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (nếu có).

- Giấy tờ về việc nhận thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về dân sự đối với trường hợp nhận thừa kế

- Giấy tờ về việc nhận thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về dân sự và giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 45 của Luật Đất đai;

- Giấy tờ về giao đất không đúng thẩm quyền hoặc giấy tờ về việc mua, nhận thanh lý, hóa giá, phân phối nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất theo quy định tại Điều 140 của Luật Đất đai (nếu có);

- Giấy tờ liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với trường hợp có vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;

- Hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận hoặc quyết định của Tòa án nhân dân về việc xác lập quyền đối với thửa đất liền kề kèm theo sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất liền kề được quyền sử dụng hạn chế đối với trường hợp có đăng ký quyền đối với thửa đất liền kề;

- Văn bản xác định các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình đang sử dụng đất đối với trường hợp hộ gia đình đang sử dụng đất;

- Mảnh trích đo bản đồ địa chính thửa đất (nếu có);

- Hồ sơ thiết kế xây dựng công trình

…  

Bước 2: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ.

Thời gian đăng ký sẽ là 20 ngày làm việc quy định tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định 101/2024/NĐ-CP. 

 

4. Quy định về đăng ký biến động đất đai

Căn cứ Điều 37 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định thủ tục đăng ký tài sản gắn liền với đất:  

Bước 1: Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ gồm

- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất

- Giấy chứng nhận đã cấp

- Một trong các loại giấy tờ liên quan đến nội dung biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất đối với từng trường hợp cụ thể theo quy định tại Điều 30 Nghị định 101/2024/NĐ-CP.

- Văn bản về việc đại diện theo quy định của pháp luật về dân sự đối với trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất thông qua người đại diện. 

Bước 2: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ.

Thời gian đăng ký sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 22 Nghị định 101/2024/NĐ-CP.

 

5. Quy định về quản lý thông tin đất đai

Căn cứ vào Khoản 22 Điều 3 Luật đất đai 2024 quy định Hệ thống thông tin đất đai quốc gia là hệ thống tổng hợp các yếu tố hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, phần mềm, dữ liệu được xây dựng thành một hệ thống tập trung, thống nhất trên phạm vi cả nước để quản lý, vận hành, cập nhật, khai thác thông tin đất đai.

Chương IV Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định về xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai bao gồm các hoạt động như sau: 

- Ban hành quy chế, cơ chế, quy định về xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai.

- Thiết lập, duy trì vận hành, bảo trì, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin của Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai.

- Xây dựng, nâng cấp, duy trì phần mềm của Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai.

- Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; quản lý, quản trị, kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.

- Lưu trữ, bảo mật, bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng cho Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai.

- Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai.

- Quản lý các hoạt động dịch vụ trong việc xây dựng, cung cấp dịch vụ hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, phần mềm, xây dựng cơ sỡ dữ liệu và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ gia tăng sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin đất đai.

- Hướng dẫn, triển khai việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến và giao dịch điện tử về đất đai.

- Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai.

- Các nội dung hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

Việc đổi mới quy định về đăng ký đất đai đã mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho cả người dân và doanh nghiệp. Trước hết, việc rõ ràng hóa quy trình đăng ký giúp nâng cao tính minh bạch và công khai, từ đó giảm thiểu các tranh chấp pháp lý liên quan đến quyền sử dụng đất đai. Điều này không chỉ làm tăng sự tin tưởng của các bên liên quan mà còn giúp thúc đẩy hoạt động giao dịch bất động sản và đầu tư trong lĩnh vực này.

Đồng thời, việc cải tiến các công nghệ và hệ thống quản lý thông tin đất đai cũng đã tạo ra môi trường làm việc hiệu quả hơn cho các cơ quan chức năng. Nhờ vào việc áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý đất đai, các quy trình đăng ký trở nên nhanh chóng và chính xác hơn, giảm thiểu thủ tục hành chính và chi phí phát sinh cho người dân và doanh nghiệp.

Một lợi ích khác là việc bảo vệ quyền lợi của người sử dụng đất đai được đảm bảo một cách chặt chẽ hơn. Quy định mới cung cấp các cơ chế pháp lý để ngăn chặn các hành vi vi phạm quyền sở hữu, từ đó bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của các chủ sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Quy định về đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất mới nhất mà Công ty Luật Minh Khuê muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Bài viết liên quan: Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là gì?

Nếu quý khách hàng còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.

Nếu quý khách hàng cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: lienhe@luatminhkhue.vn để nhận được thông tin sớm nhất. Xin trân trọng cảm ơn!