Mục lục bài viết
- 1. Dự án đầu tư xây dựng nhà ở để phục vụ tái định cư và việc lựa chọn chủ đầu tư dự án
- 1.1 Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở để phục vụ tái định cư
- 1.2 Lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở để phục vụ tái định cư
- 1.3 Hồ sơ đăng ký làm chủ đầu tư đối với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư
- 1.4 Trình tự, thủ tục lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư
- 2. Loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở để phục vụ tái định cư
Luật sư tư vấn:
1. Dự án đầu tư xây dựng nhà ở để phục vụ tái định cư và việc lựa chọn chủ đầu tư dự án
Khoản 1 Điều 38, Luật nhà ở năm 2014 quy định:
Dự án đầu tư xây dựng nhà ở để phục vụ tái định cư được lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng.
1.1 Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở để phục vụ tái định cư
Khoản 2 Điều 38 Luật Nhà ở 2014 quy định chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở để phục vụ tái định cư bao gồm:
- Ban quản lý dự án chuyên ngành thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh;
- Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.
1.2 Lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở để phục vụ tái định cư
Việc lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở để phục vụ tái định cư được quy định tại Khoản 2 Điều 27 Nghị định 99/2015/NĐ-CP, nội dung như sau:
- Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, công trái quốc gia, trái phiếu, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, vốn tín dụng đầu tư phát ưiển của Nhà nước để phục vu dự án, công trình quan trọng quốc gia thì Bộ Xây dựng đề xuất đơn vị làm chủ đâu tư và báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định lựa chọn;
- Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, công trái quốc gia, trái phiếu, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước nhưng không thuôc diện để phuc vụ dự án, công trình quan trong quốc gia thì Sở Xây dựng đề xuất đơn vị làm chủ đầu tư và báo cáo ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định lựa chọn;
- (được bãi bỏ - Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 30/2021/NĐ-CP.)
1.3 Hồ sơ đăng ký làm chủ đầu tư đối với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư
Trường hợp lựa chọn doanh nghiệp kinh doanh bất động sản làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư thì hồ sơ đăng ký làm chủ đầu tư được quy định tại Khoản 3 Điều 27 Nghị định 99/2015/NĐ-CP, nội dung như sau:
- Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở bằng nguồn vốn quy định tại Khoản 3 Điều 36 của Luật Nhà ở thì hồ sơ đăng ký làm chủ đầu tư được áp dụng như đối với trường hợp lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở công vụ;
- Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở bằng nguồn vốn khác không phải nguồn vốn quy định tại Khoản 3 Điều 36 của Luật Nhà ở thì hồ sơ đăng ký làm chủ đầu tư được áp dụng như đối với trường hợp lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại.
1.4 Trình tự, thủ tục lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư
Trình tự, thủ tục lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở phục vụ tải định cư cư được quy định tại Khoản 4 Điều 27 Nghị định 99/2015/NĐ-CP, nội dung như sau:
- Đối với trường hợp dự án đầu tư xây dựng nhà ở sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, công trái quốc gia, trái phiếu, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để phục vụ dự án, công trình quan trọng quốc gia thì Bộ Xây dựng thẩm tra hồ sơ đăng ký làm chủ đầu tư và báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định lựa chọn hoặc ủy quyền cho Bộ Xây dựng quyết định lựa chọn;
- Đối với trường hợp dự án đầu tư xây dựng nhà ở sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, công trái quốc gia, trái phiếu, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước nhưng không thuộc diện để phục vụ dự án, công trình quan trọng quốc gia thì Sở Xây dựng thẩm tra hồ sơ đăng ký làm chủ đầu tư và báo cáo ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định lựa chọn;
- (được bãi bỏ - Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 30/2021/NĐ-CP.)
- (được bãi bỏ - Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 30/2021/NĐ-CP.)
2. Loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở để phục vụ tái định cư
Điều 39 Luật Nhà ở 2014 quy định:
1. Đối với khu vực đô thị thì nhà ở để phục vụ tái định cư phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
- Là căn hộ chung cư hoặc nhà ở riêng lẻ được xây dựng phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng và chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương đã được phê duyệt;
- Trường hợp là căn. hộ chung cư thì phải thiết kế, xây dựng theo kiểu khép kín, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng. Khi thiết kế nhà ở để phục vụ tái định cư, chủ đầu tư có thể bố trí một phần diện tích để tổ chức kinh doanh phù hợp với điều kiện thực tế của từng dự án;
- Trường hợp là nhà ở riêng lẻ thì phải được xây dựng theo quy hoạch chi tiết xây dựng, thiết kế được phê duyệt; tuân thủ nguyên tắc kiến trúc nhà ở quy định tại Điều 20 của Luật này và bảo đảm hạn mức diện tích đất ở tối thiểu theo quy định của pháp luật về đất đai.
2. Đối với khu vực nông thôn thì nhà ở để phục vụ tái định cư được thiết kế, xây dựng phải bao gồm diện tích ở và các công trình phụ trợ, phục vụ sinh hoạt, sản xuất gắn với nhà ở, tuân thủ nguyên tắc kiến trúc nhà ở quy định tại Điều 20 của Luật này và bảo đảm hạn mức diện tích đất ở tối thiểu theo quy định của pháp luật về đất đai.
Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực đất đai, xây dựng, nhà ở - Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay: Luật sư tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 1900.6162, Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc.
Luật Minh Khuê (tổng hợp)