Luật sư tư vấn:

1. Các đương sự trong vụ việc dân sự

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong Vụ việc dân sự là người tuy không khởi kiện, không phải là người yêu cầu, không bị kiện, nhưng khi giải quyết vụ việc dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ dân sự nên họ có thể tự mình để nghị hoặc đương sự khấc để nghị đưa họ vào tham gia tố tụng: hoặc do Toà án chủ động đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có hai dạng:

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu đệc lập, họ tham gia tố tụng độc lập với nguyên đơn, bị đơn, người yêu cầu; yêu cầu của họ có thể buộc nguyên đơn, bị đơn, người yêu cầu phải thực hiện nghĩa vụ đối vối họ. Thông thường, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tô tụng độc lập có đủ điều kiện pháp lý khởi kiện vụ án dân sự nhưng do vụ việc dân sự đã xuất hiện giữa nguyên đơn, bị đơn, người yêu cầu mà quyền lợi của họ. gắn với nguyên đơn, bị đơn hoặc với cả hai. Vì vậy, họ phải tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình nếu không việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ sau đó có thể sẽ gặp khó khăn hơn.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, tham gia tố tụng không độc lập là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà quyền hoặc nghĩa vụ của họ gắn với nguyên đơn, bị đơn hoặc lợi ích của họ gắn với yêu cầu của người yêu cầu trong việc dân sự, nên việc tham gia tố tụng của họ ít nhiều bị phụ thuộc vào hành vi tố tụng của các đương sự nói trên. Tuy nhiên, trong quá trình tố tụng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn có quyền định đoạt các vấn đề thuộc lợi ích của mình.

Theo quy định tại phần thứ năm Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành thì chỉ có người yêu cầu và “người có liên quan” trong việc dân sự. Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành cũng không đề cập khái niệm về người yêu cầu. Tuy nhiên, có thể hiểu khái niệm về người yêu cầu như sau:

- Người yêu cầu trong việc dân sự là người tham gia tố tụng đưa ra các yêu cầu về giải quyết việc dân sự. Việc tham gia tố tụng của người yêu cầu trong việc dân sự cũng chủ động như nguyên đơn trong vụ án dân sự. Tuy nhiên, yêu cầu của họ chỉ giới hạn trong phạm vi yêu cầu Toà án công nhận hay không công nhận một sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quyền, nghĩa vụ của mình hoặc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác; yêu cầu Toà án công nhậh cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.

Ngoài ra, những người sau đây được gọi là những người có liên quan:

- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người được đương sự nhờ và được Toà án chấp nhận để tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Những người này có thể là Luật sư tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về Luật sư; hoặc là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dận sự dầy đủ, chưa bị kết án hoặc bị kết án nhưng đã được xoá án tích, không thuộc trường hợp dạng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sỏ chữa bệnh, cơ sỏ giáo dục và quản chế hành chính; không phải là cán bộ, công chức trong các ngành Toà án, Kiểm sát, Công an.

Người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Người đại diện theo pháp luật được quy định trong Bộ luật dân sự là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp bị hạn chế quyển đại diện theo quy định của pháp luật. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác cũng là đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự củà người được bảo vệ.

- Người làm chứng là người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc dân sự theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết Toà án triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng. Quyển và nghĩa vụ của người làm chứng được quy định tại Điều 66 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành.

 

2. Khái niệm về chứng cứ

Căn cứ Điều 93 Bộ Luật tố tụng Dân sự quy định về khái niệm chứng cứ như sau:

"Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp".

 

3. Đặc điểm của chứng cứ

Chứng cứ luôn được xem là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định, là cơ sở giúp Tòa án đưa ra kết luận cuối cùng, vì vậy chứng cứ luôn cần phải đảm bảo 03 yếu tố: tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp nhằm tìm ra sự thật khách quan. Cụ thể:

- Tính khách quan: chứng cứ không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người - không được tạo ra chứng cứ. Do đó, con người chỉ có thể nhận thức về nó, thu thập, nghiên cứu, đánh giá nó, chứ không thể tạo ra chứng cứ theo đúng ý nghĩa, bản chất của chứng cứ. Mọi hành vi sửa chữa, thay đổi, tạo ra cái gọi là chứng cứ, thì đó chắc chắn không phải là chứng cứ của vụ án, đó là giả chứng cứ. Vì vậy, khi thu thập, nghiên cứu về chứng cứ phải rất chú ý đến tính khách quan của chứng cứ, phải xem xét nội dung các tài liệu có phải xác thực hay không, nó xuất hiện khi nào? ai là người viết, ai là ngưòi quản lý, lưu giữ hay phát hiện ra nó; chứng cứ đó có phản ánh đúng bản chất của sự việc hay không... để xem xét, đánh giá nó như nó vốn có.

- Tính liên quan: chứng phải liên quan trực tiếp, gián tiếp đến vụ việc. Sự liên quan này có thể là trực tiếp, rất dễ nhận ra, nó giúp chúng ta nhận thức ra ngay bản chất, sự thật khách quan của vụ việc dân sự đó.

- Tính hợp pháp: chứng cứ phải được thu thập, bảo quản, xem xét, đánh giá, nghiên cứu theo trình tự, thủ tục luật định. Ví dụ: chứng cứ phải là một trong các nguồn theo quy định của BLTTDS, phải được giao nộp trong một thời gian luật quy định...

 

4. Hoạt động đối chất trong tố tụng dân sự

Đối chất là một biện pháp điều tra rất quan trọng nhằm hoá giải các xung đột trong các lời khai và tài liệu đang có trong hồ sơ. Do đó, việc đối chất chỉ tiến hành khi có yêu cầu của đương sự, hoặc tuy đương sự không có yêu cầu nhưng xét thấy có sự mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng thì Tòa án có thể tự mình chủ động cho tiến hành đốĩ chất, dù đương sự không có yêu cầu.

Điều 100 Bộ luật Tố tụng Dân sự quy định về đối chất như sau:

“1. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy có mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng, Thẩm phán tiến hành đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng hoặc giữa những người làm chứng với nhau.

2. Việc đối chất phải được lập thành biên bản, có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tham gia đối chất.”

Thẩm phán có thể cho đôì chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng, hoặc giữa những ngưòi làm chứng vối nhau. Muốn việc đối chất có hiệu quả, Thẩm phán phải nghiên cứu hồ sơ thật kỹ, phát hiện hết những điểm mâu thuẫn nhau giữa các lời khai, tài liệu mà hai bên xuất trình, từ đó, có kệ hoạch đối chất chi tiết và đặt ra những yêu cầu khi đối chất, thậm chí phải tính toán xem vấn đề gì cần đối chất trước, cách đặt câu hỏi và thứ tự các câu hỏi cũng cần cần nhắc để buổi đối chất có hiệu quả, làm rõ được các mâu thuẫn, các điểm chưa rõ trong hồ sơ. Khi tiến hành đối chất, Thẩm phán có thể tự ghi biên bản hoặc có thư ký giúp Thẩm phán ghi biên bản đôì chất. Biên bản đôì chất phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tham gia đôì chất, chữ ký của Thẩm phán và thư ký (nếu có thư ký ghi biên bản), đồng thời đóng dấu của Tòa ân.

Trên thực tế, có những biên bản tiêu đề ghi là “biên bản đối chất” nhưng thực ra chỉ là bản ghi lồi khai đơn thuần của các bên, chứ không hề đưa ra các câu hỏi để cho các bên trả lòi, lý giải về các điểm mâu thuẫn, các điểm chưa rõ trong hồ sơ. Vì vậy, những biên bản này không phải là biên bản đối chất theo đúng nghĩa, chỉ làm hồ Sơ dày thêm, chứ không có tác dụng trong thực tế.

 

5. Trình tự, thủ tục đối chất

Thủ tục tiến hành đối chất được tiến hành theo quy định tại Điều 189 Bộ luật tố tụng hình sự 2015:

  • Trước khi đối chất, phải làm rõ quan hệ giữa những người tham gia đối chất, sau đó hỏi về những vấn đề cần làm rõ. Điều tra viên có thể hỏi thêm từng người.
  • Trong quá trình đối chất, Điều tra viên có thể đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật có liên quan; có thể để cho những người tham gia đối chất hỏi và trả lời lẫn nhau.
  • Chỉ sau khi những người tham gia đối chất khai báo xong mới được nhắc lại lời khai trước đó của họ
  • Việc đối chất phải được ghi thành biên bản và có thể ghi âm, ghi hình.

Theo điểm d khoản 3 Điều 83 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, với vai trò là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sư, luật sư có quyền có mặt khi đối chất.

- Công việc luật sư cần làm bao gồm:

  • Nhận dạng, nhận biết giọng nói người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố;
  • Lắng nghe lời khai từ các bên để giúp thân chủ của mình nhận thấy rõ mâu thuẫn trong lời khai, tư vấn kịp thời cho thân chủ hướng giải quyết;
  • Nghiên cứu, xem xét các chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan tới vụ án mà Điều tra viên đưa ra;
  • Hỏi người tố cáo/người bị tố cáo nhằm làm đưa ra cách xử lý, giải quyết vụ án hợp lý, đảm bảo quyền lợi cho thân chủ khi bào chữa trước Tòa án.

 

6. Trong vụ án dân sự, đối chất có phải thủ tục bắt buộc không?

Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 100 BLTTDS 2015 thì theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy có mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng, Thẩm phán tiến hành đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng hoặc giữa các người làm chứng với nhau. Nói cách khác, nếu không có yêu cầu của đương sự hoặc không thấy có mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng thì Thẩm phán không tiến hành đối chất. Do đó, Đối chất không là thủ tục bắt buộc trong tố tụng dân sự.