1. Mẫu quyết định đối chất (Mẫu số 6)

Mẫu quyết định đối chất (Mẫu số 6) ban hành kèm theo Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. Tuy nhiên Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hiện nay đã hết hiệu lực và chưa có văn bản thay thế nên mẫu quyết định đối chất mà Luật Minh Khuê cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo: 

>>> Tải ngay Mẫu quyết định đối chất (Mẫu số 6) tại đây.

TÒA ÁN NHÂN DÂN ............(1)

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:....../....../QĐ-ĐC (2)

............, ngày...... tháng ...... năm ......

 

QUYẾT ĐỊNH

ĐỐI CHẤT

TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN CẦU GIẤY

Căn cứ vào Điều 85 và Điều 88 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 ;

Sau khi xem xét văn bản yêu cầu đối chất của Nguyễn Ngọc Mai (3) là bị đơn (4), trong vụ án dân sự (5)

Xét thấy việc đối chất là cần thiết cho việc giải quyết vụ án,

QUYẾT ĐỊNH:

1. Tiến hành đối chất giữa: Nguyễn Ngọc Mai với bà Lê Thị Thanh là người làm chứng (6)

2. Việc đối chất được bắt đầu tiến hành vào hồi 8 giờ 30 phút ngày 12tháng 5 năm  2023 tại Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy (7)

Nơi nhận:
- Ghi cụ thể cá nhân, cơ quan, tổ chức Liên quan đến yêu cầu đối chất; đương sự có đơn yêu cầu Toà án tiến hành đối chất;
- Lưu hồ sơ vụ án.

TÒA ÁN NHÂN DÂN.............................

THẨM PHÁN

 

2. Hướng dẫn điền mẫu quyết định đối chất (mẫu số 06):

(1) Ghi tên Toà án nhân dân ra quyết định đối chất; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội), nếu là Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao thì ghi: Toà án nhân dân tối cao Toà phúc thẩm tại (Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh).

(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định (ví dụ: Số: 01/2012/QĐ-TĐTC).

(3) (4) Ghi đầy đủ tên, địa chỉ, địa vị pháp lý của người làm đơn yêu cầu đối chất.

(5) Ghi đúng như ghi trích yếu về vụ án mà Toà án đang giải quyết.

Tòa án chỉ ghi mục (3) (4) (5) khi có yêu cầu của đương sự về việc đối chất.

(6) Ghi đầy đủ họ tên, địa vị pháp lý của những người được Tòa án yêu cầu đối chất. Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A là bị đơn đối chất với bà Nguyễn Thị B là người làm chứng….

(7) Ghi cụ thể ngày, giờ, địa điểm tiến hành đối chất.

 

3. Quy định về đối chất trong tố tụng dân sự 

Đối chất là một biện pháp điều tra vô cùng quan trọng nhằm hóa giải các xung đột trong các lời khai và tài liệu đang có trong hồ sơ của các đương sự. Như vậy nên việc đối chất chỉ tiến hành khi có yêu cầu của đương sự, hoặc tuy đương sự không có yêu cầu nhưng xét thấy có sự mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng thì Tòa án có thể tự mình chủ động cho tiến hành đối chất theo quy định của pháp luật, dù đương sự không có yêu cầu.

Theo quy định tại Điều 100 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về đối chất như sau: 

- Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy có mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng, Thẩm phán tiến hành đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng hoặc giữa những người làm chứng với nhau.

- Việc đối chất phải được lập thành biên bản, có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tham gia đối chất.

Theo quy định trên có thể thấy đương sự là người có quyền lợi và nghĩa vụ gắn liền với vụ án,  đương sự chính là người liên quan trực tiếp đến các tình tiết, biết rõ nội dung vụ kiện, tình trạng pháp lý đã và đang tồn tại như thế nào trên thực tế. Theo đó nên  mọi vấn đề, yêu cầu của đương sự đều xuất phát từ lời khai, lời trình bày của họ và mọi vấn đề mâu thuẫn đều xuất phát từ những lời trình bày, lời khai của các đương sự trong vụ kiện.

Việc lấy lời khai là cách thức thu thập chứng cứ được Tòa án được áp dụng nhiều trong quá trình giải quyết vụ án dân sự vì đó là quá trình thu thập thông tin giúp ích cho vụ án và có thể giúp Tòa án nắm bắt một cách nhanh nhất nội dung vụ án. Lời khai của đương sự không phải là chứng cứ duy nhất để kết luận bản chất của vụ án. Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án, Tòa án sẽ đánh giá từng lời khai, trình bày của đương sự nào là đúng, là chính xác và có cơ sở.

Như vậy, việc lấy lời khai của đương sự có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc giải quyết cụ án dân sự, góp phần giải quyết vụ án được đúng đắn, toàn diện. Tuy nhiên khi lời khai của các đương sự mâu thuẫn với nhau, thông tin sai lệch giữa các đương sự người làm chứng, Thẩm phán tiến hành đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng hoặc giữa những người làm chứng với nhau để từ đó làm chứng cứ, bằng chứng và phát hiện ra các tình tiết âu thuẫn trong việc đối chất.

Việc đối chất phải do thẩm phán tiến hành, Thư ký Tòa án nếu có tham gia chỉ là để giúp đỡ Thẩm phán trong việc ghi biên bản đối chất. Biên bản đối chất phải có chữ ký của người tham gia đối chất. Thẩm phán tiến hành đối chất Thư ký Tòa án ghi biên bản đối chất và đóng dấu của Tòa án.

Trên thực tế, các đối tượng được đối chất thường phải được tách riêng để đảm bảo tính khách quan khi trả lời câu hỏi, những nội dung mà Thẩm phán đưa ra để đối chất. Tránh tình trạng thông đồng giữa các đương sự, người làm chứng hay giữa các người làm chứng. Trong quá trình đối chất, Thẩm phán tiến hành đối chất cần phải linh hoạt dựa trên trạng thái tâm lý của người được đối chất để đưa ra những câu hỏi phù hợp nhằm xác định được sự thật trong nội dung đối chất. Yếu tố tâm lý là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của việc đối chất. Thông thường, qua đối chất, những lời khai gian dối, khai chưa đúng sự thật hoặc sai do nhầm lẫn về nhận thức sẽ được nhận diện. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào nghĩa vụ của Thẩm phán.

 

4. Ai là người có thẩm quyền thực hiện đối chất?

Theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định thì thẩm phán có thể cho đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng, hoặc giữa những người làm chứng với nhau.

Trước khi tiến hành đối chất, Thẩm phán phải nghiên cứu hồ sơ thật kỹ, phát hiện hết những điểm mâu thuẫn nhau giữa các lời khai, tài liệu mà hai bên xuất trình, từ đó, có kệ hoạch đối chất chi tiết và đặt ra những yêu cầu khi đối chất, thậm chí phải tính toán xem vấn đề gì cần đối chất trước, cách đặt câu hỏi và thứ tự các câu hỏi cũng cần cần nhắc để buổi đối chất có hiệu quả, làm rõ được các mâu thuẫn, các điểm chưa rõ trong hồ sơ.

Khi tiến hành đối chất, Thẩm phán có thể tự ghi biên bản hoặc có thư ký giúp Thẩm phán ghi biên bản đối chất. Biên bản đối chất phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tham gia đối chất, chữ ký của Thẩm phán và thư ký (nếu có thư ký ghi biên bản), đồng thời đóng dấu của Tòa án.

Để tham khảo thêm thông tin về vấn đề này, bạn đọc có thể tìm hiểu tại bài viết của Luật Minh Khuê.:

Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Mẫu quyết định đối chất (Mẫu số 6) mà Công ty Luật Minh Khuê muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.

Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: lienhe@luatminhkhue.vn để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Minh Khuê xin trân trọng cảm ơn!