1 Quy định chung về doanh nhân và thương nhân

1.1 Quy định về doanh nhân

Doanh nhân là người giải quyết các vấn đề cho người khác để kiếm lợi nhuận.Việt Nam, doanh nhân là một từ được các phương tiện truyền thông sử dụng để xác định một tầng lớp gắn với thành phần kinh tế tư nhân và chủ nghĩa tư bản xuất hiện từ sau những năm 1990. Họ có một nền tảng kinh tế thành đạt và có những cống hiến nhất định cho xã hội

Các doanh nhân xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đều là những con người đã thành đạt trong sự nghiệp của mình, điều này tạo ra một hiệu ứng tâm lý rằng: cứ được gọi là doanh nhân có nghĩa là người đó là người có nhiều tiền.

Doanh nhân là gì? Là người kinh doanh, đôi khi được hiểu là những người chủ chốt trong việc quản trị, điều hành một doanh nghiệp. Đó có thể là những người đại diện cho các cổ đông, cho các chủ sở hữu (thành viên Hội đồng Thành viên, Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát) hoặc trực tiếp điều hành các doanh nghiệp (thành viên Ban Giám đốc).

Hiểu theo nghĩa rộng thì doanh nhân là những người có vị trí trong một doanh nghiệp và làm công việc quản trị trong doanh nghiệp. Doanh nhân còn là những người có được những:

- năng khiếu đặc biệt về kinh doanh

- kỹ năng đặc biệt về kinh doanh và

- các kinh nghiệm phong phú để ứng dụng trong kinh doanh.

Doanh nhân thường là người có năng lực quản lý, quản trị hơn hẳn những người khác. Doanh nhân được xem là một nghề như nhiều nghề khác trong xã hội.

Vai trò chính của doanh nhân là xây dựng các doanh nghiệp, vận hành, phát triển chúng để làm ra hàng hóa, dịch vụ cho xã hội, giải quyết công ăn việc làm cho người dân. Doanh nhân phải làm ra lợi nhuận và biết đóng góp cho xã hội. Các doanh nhân tập hợp trong một tầng lớp xã hội gọi là tầng lớp doanh nhân. Từ trước đến nay, doanh nhân Việt Nam chủ yếu cố gắng chiếm lĩnh thị trường nội địa. Nay đã bắt đầu có những đầu tư ra nước ngoài.

1.1 Quy định về thương nhân

Theo quy định tại Điều 6 Luật Thương mại năm 2005, thương nhân có thể được hiểu là những tổ chức kinh tế được thành lập theo đúng quy định của pháp luật hoặc những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại một cách thường xuyên, độc lập và có thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định.

Bên cạnh đó, tại Điều 16 của Luật thương mại năm 2005 cũng xác định rõ, với những thương nhân được thành lập hay đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật của nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận được xác định là thương nhân nước ngoài.

Như vậy, có thể thấy trên cơ sở quy định này, chỉ cần là những tổ chức kinh tế được thành lập một cách hợp pháp hay những cá nhân có hoạt động thương mại đảm bảo ba yếu tố: thường xuyên, độc lập, có đăng ký kinh doanh sẽ được xác định là thương nhân.

Thương nhân theo quy định của pháp luật có những đặc điểm đặc trưng cơ bản sau đây:

- Về chủ thể: thương nhân theo quy định của pháp luật có thể là tổ chức kinh tế hoặc cũng có thể là cá nhân có hoạt động thương mại. Cụ thể:

Đối với thương nhân là tổ chức: Theo quy định của pháp luật, chỉ những tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, trên cơ sở quy định của pháp luật mới được xác định là thương nhân.

Đối với thương nhân là cá nhân: Điều kiện để cá nhân trở thành thương nhân phải đảm bảo những chủ thể này có hoạt động thương mại, trong đó:

+ Đây là những hoạt động thương mại được thực hiện một cách thường xuyên, được coi là nghề nghiệp thực hiện lặp đi lặp lại, tạo ra thu nhập ổn định

+ Là hoạt động thương mại được thực hiện một cach độc lập, thể hiện qua việc các thương nhân hoạt động thương mại vì lợi ích của mình, tự chịu trách nhiệm cho hoạt động của mình.

- Bên cạnh tính chất thường xuyên, liên tục thì hoạt động thương mại mà thương nhân thực hiện phải có mục đích sinh lợi, thể hiện qua các hoạt động như mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ,hoạt động thương mại, xúc tiến thương mại,…Những hoạt động này có thể được thực hiện trong các ngành nghề tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm.

- Các hoạt động thương mại được thực hiện một cách hợp pháp của thương nhân luôn được pháp luật bảo vệ.

-Thương nhân khi thực hiện các hoạt động thương mại phải thực hiện hiện đăng ký kinh doanh theo quy định. Đối với những trường hợp thương nhân chưa đăng ký kinh doanh thì vẫn phải chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thương mại của mình theo quy định của pháp luật.

2 Quyền và nghĩa vụ của doanh nhân, thương nhân khi bắt đầu kinh doanh

Thương nhân, doanh nhân phải:
a) Xin ghi tên vào sổ thương mại và công ty (xem chương 4);
b) Đề nghị với thanh tra thuế trực thu ghi tên mình vào sổ thuế nghề nghiệp
c) Khai với người thu thuế gián thu để nộp thuế theo doanh số;
d) Xin mở tài khoần ở ngân hàng hoặc ở Phòng chuyển tiền của bưu điện;
e) Xin ghi tên vào qũy hưu trí;
Việc ghi tên phải được tiến hành trong thời hạn ba tháng kể từ khi bắt đầu kinh doanh. Nếu không thì sẽ bị phạt 1% đối với mỗi tháng chậm trễ.
Doanh nhân được chọn để ghi tên vào những qũy liên nghề Ạ ở tỉnh hoặc qũy nghề nghiệp phù hợp với nghê hoặc nghiệp , đoàn cua mình. Họ còn phải nộp những khoản đóng góp vào phường ,qũy đó tùy theo hạng bậc được lựa chọn.

3 Quyền và nghĩa vụ thương nhân trong quá trình kinh doanh

Mọi doanh nhận, thương nhân phải:.
Lập sổ kinh doanh (xem chương 5);
Khi cần thiết, đề nghị sửa những điều ghi trọng "sổ thương mại và công ty", đặc biệt là những thây đổi tài sản trong hôn nhân (xem chương 4);
Đóng thuế (đặc biệt là thuế nghề nghiệp và thuế doanh thu) '
Khi không trả nợ được thì phải chấp hạnh thủ, tục. yẹ thanh toán tư pháp và thạnh ly tài ạản (xem chương 18);^
Chấp hành pháp luật về giá cả.Những quy định‘này rất phức tạp và thường thay đổi luôn.Ngoài ra, doanh nhân còn có nghĩa vụ về giao biên lai, về tôn trọng những giới hạn của tự do cạnh tranh, và nếu sử dụng nhân công thì còn phải chấp hành những quy định riêng về vấn đề này.Thêm nữa, họ còn có nghĩa vụ vệ bảo hiểm xã hội và chấp hành pháp luật lao động, đặc biệt là trong trường hợp sa thải người lao động (xem tiết VI ở sau).

4 Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thực hiện khuyến mại

Theo quy định của Luật thương mại 2005, Nghị định 81/2018/NĐ-CP, Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định. Doanh nghiệp thực hiện khuyến mại là thương nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trực tiếp thực hiện khuyến mại hoặc thực hiện khuyến mại thông qua các thương nhân phân phối (bán buôn, bán lẻ, đại lý, nhượng quyền thương mại và các thương nhân phân phối khác theo quy định của pháp luật);
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác theo thỏa thuận với thương nhân đó.
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thực hiện khuyến mại được quy định tại Luật thương mại 2005, Nghị định 81/2018/NĐ-CP như sau:
Về quyền của doanh nghiệp thực hiện khuyến mại
- Lựa chọn hình thức, thời gian, địa điểm khuyến mại, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại.
- Quy định cụ thể hạn mức tối đa về giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại mà thương nhân được thực hiện trong hoạt động khuyến mại được quy định tại Nghị định 81/2018/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 15 tháng 7 năm 2018) thay thế Nghị định số 37/2006/NĐ-CP.
- Thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện việc khuyến mại cho mình.
- Tổ chức thực hiện các hình thức khuyến mại quy định tại Điều 92 của Luật thương mại. Cụ thể:
+ Đưa hàng hoá mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền.
+ Tặng hàng hoá cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền
+ Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã đăng ký hoặc thông báo. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc diện Nhà nước quản lý giá thì việc khuyến mại theo hình thức này được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
+ Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ để khách hàng được hưởng một hay một số lợi ích nhất định.
+ Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố.
+ Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bố.
+ Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên, theo đó việc tặng thưởng cho khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc trị giá mua hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng thực hiện được thể hiện dưới hình thức thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận sự mua hàng hoá, dịch vụ hoặc các hình thức khác
+ Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại.
+ Các hình thức khuyến mại khác nếu được cơ quan quản lý nhà nước về thương mại chấp thuận.
Về nghĩa vụ của doanh nghiệp thực hiện khuyến mại
- Đối với thương nhân trực tiếp thực hiện khuyến mại
a. Thực hiện đầy đủ các trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật để thực hiện các hình thức khuyến mại
b. Thông báo công khai các nội dung thông tin về hoạt động khuyến mại cho khách hàng
- Tên của hoạt động khuyến mại;
- Giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ khuyến mại và các chi phí có liên quan để giao hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại cho khách hàng;
- Tên, địa chỉ, số điện thoại của thương nhân thực hiện khuyến mại;
- Thời gian khuyến mại, ngày bắt đầu, ngày kết thúc và địa bàn hoạt động khuyến mại;
- Trường hợp lợi ích của việc tham gia khuyến mại gắn với các điều kiện cụ thể thì trong thông báo phải nêu rõ hoạt động khuyến mại đó có kèm theo điều kiện và nội dung cụ thể của các điều kiện.
Ngoài ra tùy vào hình thức khuyến mãi áp dụng mà doanh nghiệp còn phải thông báo các nội dung như sau:
- Giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ được tặng cho khách hàng;
- Trị giá tuyệt đối hoặc phần trăm thấp hơn giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ bình thường trước thời gian khuyến mại
- Giá trị bằng tiền hoặc lợi ích cụ thể mà khách hàng được hưởng từ phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ; địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ và các loại hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng có thể nhận được từ phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ;
- Loại giải thưởng và giá trị của từng loại giải thưởng; thể lệ tham gia các chương trình khuyến mại, cách thức lựa chọn người trúng thưởng;
- Các chi phí mà khách hàng phải tự chịu.
c. Thực hiện đúng chương trình khuyến mại đã thông báo và các cam kết với khách hàng
d. Đối với một số hình thức chương trình khuyến mại mang tính may rủi, thương nhân phải trích 50% giá trị giải thưởng đã công bố vào ngân sách nhà nước trong trường hợp không có người trúng thưởng
Ngoài ra thương nhân trực tiếp thực hiện khuyến mại còn phải thực hiện các nghĩa vụ quy định tại Điều 16 Nghị định 81/2018/NĐ-CP:
- Thông báo, đăng ký thực hiện khuyến mại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật và khách hàng về chương trình khuyến mại (trừ trường hợp thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ)
- Cung cấp cho khách hàng, các thương nhân phân phối và các bên liên quan đầy đủ, chính xác và rõ ràng các nội dung thông tin phải thông báo công khai;
Đối với thương nhân thực hiện khuyến mại là thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại
- Tuân thủ các thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ khuyến mại nếu thương nhân thực hiện khuyến mại là thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và khách hàng đối với các hoạt động thuộc phạm vi hợp đồng dịch vụ khuyến mại.

Mọi vướng mắc về các vấn đề pháp lý liên quan đến bài viết , Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự - Công ty luật Minh Khuê

Công Ty Luật Minh Khuê xin cảm ơn!!