1. Nghĩa vụ và trách nhiệm của người bán: 

Nghĩa vụ và trách nhiệm của người bán được quy định theo điều 30 CISG thì “Người bán có nghĩa vụ giao hàng, giao chứng từ liên quan đến hàng hoá và chuyển giao quyền sở hữu về hàng hoá theo đúng quy định của hợp đồng và của Công ước này.”

 

- Nghĩa vụ giao hàng, chuyển giao chứng từ (điều 31-34 CISG)

Theo nguyên tắc thì người bán phải có nghĩa vụ giao hàng hóa phải phù hợp với quy định của hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng.

Nếu người bán không bắt buộc phải giao hàng tại một nơi nhất định nào đó, thì nghĩa vụ giao hàng của người này, nếu hợp đồng mua bán quy định cả việc vận chuyển hàng hoá thì người bán phải giao hàng cho người chuyên chở đầu tiên để chuyển giao cho người mua.

Nếu người bán giao hàng cho một người chuyên chở, và nếu hàng không được cá biệt hoá một cách rõ ràng dành cho mục đích của hợp đồng bằng cách ghi ký mã hiệu trên hàng hoá, bằng các chứng từ chuyên chở hay bằng một cách khác, thì người bán phải thông báo cho người mua biết về việc họ đã gửi hàng kèm theo chỉ dẫn về hàng hoá.

Nếu người bán có nghĩa vụ phải thu xếp việc chuyên chở hàng hoá, thì họ phải ký kết các hợp đồng cần thiết để việc chuyên chở được thực hiện tới đích, bằng các phương tiện chuyên chở thích hợp với hoàn cảnh cụ thể và theo các điều kiện thông thường đối với phương thức chuyên chở.

Nếu người bán không có nghĩa vụ phải bảo hiểm hàng hoá trong quá trình hàng chuyên chở, thì họ phải cung cấp cho người mua, nếu người này yêu cầu, mọi thông tin cần thiết mà họ có thể giúp người mua ký kết hợp đồng bảo hiểm.

Người bán phải giao hàng đúng thời điểm, đúng địa điểm

+ Ðúng vào ngày giao hàng mà hợp đồng đã quy định

+ theo thỏa thuận 

+ Vào bất kỳ thời điểm nào trong khoảng thời gian được hợp đồng ấn định hay có thể xác định được khoảng thời gian giao hàng bằng cách tham chiếu vào hợp đồng, nếu như không thể căn cứ vào các tình tiết để biết ngày giao hàng mà người mua ấn định là ngày nào.

Nếu người bán phải có nghĩa vụ phải giao các chứng từ liên quan đến hàng hoá thì họ phải thi hành nghĩa vụ này đúng thời hạn, đúng địa điểm và đúng hình thức như quy định trong hợp đồng

Người bán giao hàng đúng số lượng, phẩm chất và mô tả như quy định trong hợp đồng, và đúng bao bì hay đóng gói như hợp đồng yêu cầu.

Nếu hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, người bán phải loại trừ sự không phù hợp ấy, trừ những trường hợp khi điều này không hợp lý xét theo tất cả các tình tiết. Việc yêu cầu loại trừ sự không phù hợp của hàng hóa so với hợp đồng phải được tiến hành hoặc là cùng một lúc với thông báo những dữ kiện chiếu theo điều 39 hoặc trong một thời hạn hợp lý sau đó theo yêu cầu của người mua.

Nếu hàng hóa không phù hợp với hợp đồng thì người bán phải giao hàng thay thế nếu sự không phù hợp đó tạo thành một sự vi phạm cơ bản hợp đồng và yêu cầu về việc thay thế hàng phải được đặt ra cùng một lúc với việc thông báo những dữ kiện chiếu theo điều 39 hoặc trong một thời hạn hợp lý sau đó.

Nếu chính người bán tự mình thực hiện việc xác định hàng hóa, họ phải báo chi tiết cho người mua biết nội dung việc xác định và cho người mua một thời hạn hợp lý để người này có thể xác định khác. Nếu, sau khi nhận được thông báo của người bán mà người mua không sử dụng khả năng này trong thời hạn nói trên, thì sự xác định hàng hóa do người bán thực hiện có tính chất bắt buộc.

 

- Nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu, nghĩa vụ bảo đảm quyền shtt và quyền sh đối với hàng hóa:

 Người bán có nghĩa vụ phải bảo đảm quyền sở hữu của người mua đối với hàng hóa đã bán để người mua không bị người thứ ba tranh chấp. 

 Người bán phải thông báo cho người mua biết nếu hàng hóa trong hợp đồng là đối tượng đang bị người thứ ba tranh chấp; người bán phải có nghĩa vụ áp dụng những biện pháp cần thiết để loại bỏ tranh chấp đó nếu người mua không đồng ý nhận hàng).

Bên cạnh đó, còn phải đảm bảo quyền shtt đối với hàng hóa của người mua. Người bán phải giao hàng không bị ràng buộc bởi bất kì quyền hạn nào của người thứ 3 trên cơ sở shcn, hoặc shtt khác mà người bán đã biết hoặc không thể không biết vào thời điểm kí kết hđ, với đk nếu các quyền hạn đó được hình thành trên cơ sở shcn, hoặc shtt khác.

Nếu trong những trường hợp không dự liệu bởi điểm nói trên, mà đối tượng của hợp đồng mua bán là hàng đặc định (khoản 2 điều 113 BLDS 2015 VN) hoặc là hàng đồng loại ( khoản 1 điều 113 BLDS 2015 VN ) phải được trích ra từ một khối lượng dự trữ xác định hoặc phải được chế tạo hay sản xuất ra và vào lúc ký kết hợp đồng, các bên đã biết rằng hàng đã có hay đã phải được chế tạo hoặc sản xuất ra tại một nơi nào đó thì người bán phải có nghĩa vụ đặt hàng dưới quyền định đoạt của người mua tại nơi đó.

Trong các trường hợp khác, người bán có nghĩa vụ đặt hàng dưới quyền định đoạt của người mua tại nơi nào mà người bán có trụ sở thương mại vào thời điểm ký kết hợp đồng.

 

Nghĩa vụ giao HH từ bên thứ 3 cho người mua (điều 41,42 CISG)

Người bán phải giao những hàng hóa không bị ràng buộc bởi bất cứ quyền hạn hay yêu sách nào của người thứ ba trừ trường hợp người mua đồng ý nhận loại hàng bị ràng buộc vào quyền hạn và yêu sách như vậy. Tuy nhiên, nếu những quyền hạn và yêu sách đó được hình thành trên cơ sở sở hữu công nghiệp hay sở hữu trí tuệ khác thì nghĩa vụ của người bán sẽ được điều chỉnh theo điều 42. Ví dụ: người bán phải sử dụng hh từ ng thứ 3 để có thể cung cấp hh cho ng mua để đảm bảo nv hợp đồng mà bên t3 có những yêu cầu bắt buộc bên bán đáp ứng mới giao hàng cho,…

Người bán phải giao những hàng hóa không bị ràng buộc bởi bất cứ quyền hạn hay yêu sách nào của người thứ ba trên cơ sở sở hữu trí tuệ khác mà người bán đã biết hoặc không biết vào thời điểm ký kết hợp đồng, với điều kiện nếu các quyền và yêu sách nói trên được hình thành trên cơ sở sở hữu công nghiệp hoặc sở hữu trí tuệ khác.

 

Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại và chịu tổn thất nếu vi phạm hợp đồng: 

+ Nếu do hành vi của bên bán dẫn đến việc vi phạm hợp đồng và hợp đồng không thể tiếp tục thực hiện được nữa thì bên bán phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại và chịu tổn thất vì hành vi của mình theo như thỏa thuận trong hợp đồng. Chấp nhận việc người mua yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại chiếu theo CISG.

+ Chấp nhận việc người mua có thể giảm giá chiếu theo điều 50 CISG hay đòi bồi thường thiệt hại, ngoại trừ khoản lợi bị bỏ lỡ, nếu người mua có lý do hợp lý để giải thích vì sao họ không thông báo tin tức cần thiết cho người bán 

Nghĩa vụ thêm:

- Phải chấp nhận tuyên bố hủy hợp đồng của người mua nếu thuộc vào trường hợp của khoản 1 điều 49 CISG

- Trong trường hợp hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, dù tiền hàng đã được trả hay chưa, người bán phải chấp nhận việc người mua có thể giảm giá hàng theo tỷ lệ căn cứ vào sự sai biệt giữa giá trị thực của hàng hóa vào lúc giao hàng và giá trị của hàng hóa nếu hàng phù hợp hợp đồng vào lúc giao hàng. Tuy nhiên, nếu người bán loại trừ mọi thiếu sót trong việc thực hiện nghĩa vụ chiếu theo điều 37 hoặc điều 48 hoặc nếu người mua từ chối chấp nhận việc thực hiện của người bán chiếu theo các điều này thì người mua không được giảm giá hàng.

 

- Trách nhiệm của người bán (điều 35,36 CISG):

Người bán phải chịu trách nhiệm khi giao hàng không đúng như hợp đồng đã nêu, trừ trường hợp người mua đã biết hoặc biết nhưng không nói gì về hàng hóa không phù hợp được giao theo quy định tại khoản 2 điều 35 CISG: Hàng hóa không thích hợp cho các mục đích sử dụng mà các hàng hóa cùng loại vẫn thường đáp ứng; Hàng không thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào mà người bán đã trực tiếp hoặc gián tiếp biết được vào lúc ký hợp đồng, trừ trường hợp nếu căn cứ vào các hoàn cảnh cụ thể có thể thấy rằng không dựa vào ý kiến hay sự phán đoán của người bán hoặc nếu đối với họ làm như thế là không hợp lý; Hàng không có các tính chất của hàng mẫu hoặc kiểu dáng mà người bán đã cung cấp cho người mua; Hàng không được đóng phong bì theo cách thông thường cho những hàng cùng loại hoặc, nếu không có cách thông thường, thì bằng cách thích hợp để giữ gìn và bảo vệ hàng hoá đó

Người bán phải chịu trách nhiệm về mọi sự không phù hợp của hàng hóa, lúc chuyển rủi ro cho người mua kể cả khi người mua phát hiện sự không phù hợp này của HH sau khi chuyển rủi ro

Người bán chịu trách nhiệm với bất kì sự vi phạm nghĩa vụ nào, kể cả việc không thể hoàn toàn đảm bảo rằng trong một thời hạn nào đó, hàng hóa vẫn thích hợp cho mục đích sử dụng thông thường hay mục đích cụ thể hoặc vẫn duy trì được những tính chất hay đặc tính đã quy định.

Người bán phải gánh chịu mọi sự gia tăng phí tổn để thực hiện việc thanh toán do sự thay đổi địa điểm của trụ sở thương mại của mình sau khi hợp đồng được ký kết.

 

2. Nghĩa vụ và trách nhiệm của người mua theo quy định của CISG. 

Nghĩa vụ của người mua được quy định tại điều 53 CISG, theo đó: “Người mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng và nhận hàng theo quy định của hợp đồng và của Công ước này.”

 

- Nghĩa vụ thanh toán tiền hàng (điều 54-59 CISG):

Nghĩa vụ này bao gồm các việc áp dụng các biện pháp tuân thủ các thủ tục mà hợp đồng hoặc luật lệ đòi hỏi để có thể thực hiện được thanh toán tiền hàng

Phải thanh toán tiền hàng với giá cả đúng theo thỏa thuận, đúng thời gian, thời hạn mà không cần có một lời yêu cầu hay việc thực hiện một thủ tục nào khác về phía người bán, phương thức, địa điểm và phải thực hiện các nội dung khác cụ thể liên quan đến thanh toán tiền hàng.

Trong trường hợp trong hợp đồng không có giá cả chính xác, cụ thể của hàng hóa, thì người mua vẫn phải thanh toán với giá cả suy đoán theo thỏa thuận hoặc theo giá cả trên thị trường và phải thông báo cho người bán biết về giá cả này, phải được người bán đồng ý giá cả đó, nếu không thì hai bên vẫn phải tiếp tục thỏa thuận về giá cả hợp lý

Trong trường hợp, hợp đồng không quy định cụ thể về nơi thanh toán tiền hàng thì người mua phải thanh toán tại địa điểm theo quy định ở điều 57 khoản 1 CISG, cụ thể:

+ Tại nơi có trụ sở thương mại của người bán 

+Tại nơi giao hàng hoặc chứng từ nếu việc trả tiền phải được làm cùng lúc với việc giao hàng hoặc chứng từ

Nếu trong hợp đồng không thỏa thuận về thời hạn thanh toán thì người mua phải thanh toán vào thời điểm người bán chuyển rủi ro hàng hóa cho người mua, là khi người bán đặt dưới quyền định đoạt của người mua, hoặc hàng hóa hoặc các chứng từ nhận hàng. 

 

3. Nghĩa vụ kiểm tra hàng và nhận hàng (điều 60 CISG):

- Nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa:

+ Người mua phải kiểm tra hàng hóa hoặc bảo đảm đã có sự kiểm tra hàng hóa trong một thời hạn ngắn nhất mà thực tế có thể làm được tuỳ tình huống cụ thể

+ Nếu hợp đồng có quy định về việc chuyên chở hàng hóa, thì việc kiểm tra hàng có thể được dời lại đến lúc hàng tới nơi đến.

+ Nếu địa điểm đến của hàng bị thay đổi trong thời gian hàng đang trên đường vận chuyển hoặc hàng được người mua gửi đi tiếp và khi đó người mua không có khả năng hợp lý để kiểm tra hàng hóa, còn người bán đã biết hay đáng lẽ phải biết khi ký kết hợp đồng về khả năng đổi lộ trình hay gửi tiếp đó, thì việc kiểm tra có thể được dời lại đến khi hàng tới nơi đến mới

+ Nếu theo hợp đồng người mua phải xác định hình dáng, kích thước hay những đặc điểm khác đặc trưng của hàng hóa và nếu người mua không làm điều ấy vào thời hạn đã thỏa thuận hay trong một thời hạn hợp lý kể từ lúc nhận được yêu cầu của người bán, thì người bán có thể tự mình xác định hàng hóa chiếu theo nhu cầu của người mua mà họ có thể biết mà không làm hại đến các quyền lợi khác.

 

- Nghĩa vụ nhận hàng của người mua gồm:

+ chấp nhận việc người bán giao một phần hay một số lượng thiếu, hoặc giao hàng mới thay cho hàng đã giao không phù hợp với hợp đồng, hoặc khắc phục mọi sự không phù hợp của hàng hóa đã giao với điều kiện là việc làm đó của n

Người bán không gây cho người mua một trở ngại hay phí tổn vô lý nào cho tới trước khi hết hạn giao hàng trong trường hợp người bán giao hàng trước thời hạn. Người mua phải nhận hàng mà người bán giao nếu người bán giao trước thời hạn dù không đủ số lượng tại lúc mà người bán giao trước thời hạn.

+ Thực hiện mọi hành vi mà người ta có quyền chờ đợi ở họ một cách hợp lý để cho phép người bán thực hiện việc giao hàng

+ Tiếp nhận hàng hóa

Việc chậm tiếp nhận hàng hóa có thể đưa đến các vấn đề pháp lý sau:

+  người bán phải trả tiền lưu tàu 

+ hàng có thể bị hư hỏng trong thời gian lưu tàu ( trường hợp này rất khó xác định hàng bị hỏng trên đường đi hay trong thời gian chờ tàu).

+ trong thời gian chờ người mua nhận hàng có thể xảy ra trường hợp bất khả kháng. 

 

- Nghĩa vụ thông báo: 

+ Người mua phải thông báo cho người bán những tin tức về việc không phù hợp đó trong một thời hạn hợp lý kể từ lúc người mua đã phát hiện ra sự không phù hợp đó. 

+  thông báo cho người bán những tin tức về tính chất của quyền hạn hay yêu sách của người thứ ba, trong một thời hạn hợp lý kể từ lúc người mua đã biết hay đáng lẽ phải biết về quyền hoặc yêu sách đó.

+ Trừ phi người mua đã được người bán thông báo rằng người bán sẽ không thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời hạn bổ sung đó, người mua không được sử dụng đến bất cứ biện pháp bảo hộ pháp lý nào trong trường hợp người bán vi phạm hợp đồng trước khi thời hạn bổ sung kết thúc.

 

- Nghĩa vụ thêm:

Với điều kiện tuân thủ quy định của điều 49 có thể chấp nhận việc người bán có thể, ngay cả sau khi hết thời hạn giao hàng, loại trừ mọi thiếu sót trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình, phí tổn do người bán chịu, với điều kiện là điều đó không kéo theo một sự chậm trễ vô lý mà không gây ra cho người mua những trở ngại phi lý hay tình hình bất định về việc người bán phải hoàn trả các phí tổn mà người mua gánh chịu

Người mua phải cho người bán biết (nếu có yêu cầu) là người mua có chấp nhận việc loại trừ thiếu sót nói trên của người bán hay không và nếu người mua không đáp ứng yêu cầu này của người bán trong một thời hạn hợp lý, thì người bán có thể loại trừ thiếu sót đó trong phạm vi thời hạn mà người bán đã ghi trong đơn yêu cầu. Người mua không thể, trước khi mãn hạn ấy, sử dụng bất cứ biện pháp bảo hộ pháp lý nào không thích hợp cho việc thi hành nghĩa vụ của người bán.

Người mua phải chấp nhận việc người bán có thể yêu cầu người mua trả tiền, nhận hàng hay thực hiện các nghĩa vụ khác của người mua, trừ phi họ sử dụng một biện pháp bảo hộ pháp lý khác không thích hợp với các yêu cầu đó.

Phải hoàn thành nghĩa vụ của mình trong thời hạn bổ sung hợp lý mà người bán gia hạn thêm (thường thì về nghĩa vụ thanh toán tiền hàng của người mua.

Có thể chấp nhận tuyên bố hủy hợp đồng của người bán nếu thuộc vào khoản 1 điều 64.

 

- Trách nhiệm của người mua 

Phải chịu trách nhiệm khi không thanh toán đúng số tiền, thanh toán không đúng hạn, trả chậm…

Phải chịu trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng, phải bồi thường thiệt hại, nhận hàng hoặc thực hiện một số nghĩa vụ khác.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900 6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!