Mục lục bài viết
Căn cứ Luật Xây Dựng năm 2014; Nghị định số 46/2015/NĐ-CP quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết là Nghị định 46/2015/NĐ-CP) và Thông tư số 26/2016/TT-BXD quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bào trì công trình xây dựng (gọi tắt là thông tư số 26/2016/TT-BXD), quy định:
1. Nội dung quản lý chất lượng của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình:
a) Bố trí đủ người có kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp để thực hiện thiết kế; cử người có đủ điều kiện năng lực để làm chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế;
b) Chỉ sử dụng kết quả khảo sát đáp ứng được yêu cầu của bước thiết kế và phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng cho công trình;
c) Chỉ định cá nhân, bộ phận trực thuộc tổ chức của mình hoặc thuê tổ chức, cá nhân khác đủ điều kiện năng lực theo quy định để thực hiện công việc kiểm tra nội bộ chất lượng hồ sơ thiết kế;
d) Trình chủ đầu tư hồ sơ thiết kế để được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật Xây dựng; tiếp thu ý kiến thẩm định và giải trình hoặc chỉnh sửa hồ sơ thiết kế theo ý kiến thẩm định;
đ) Thực hiện điều chỉnh thiết kế theo quy định.
2. Nhà thầu thiết kế chịu trách nhiệm về chất lượng thiết kế xây dựng công trình do mình thực hiện; việc thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế của cá nhân, tổ chức, chủ đầu tư, người quyết định đầu tư hoặc cơ quan chuyên môn về xây dựng không thay thế và không làm giảm trách nhiệm của nhà thầu thiết kế về chất lượng thiết kế xây dựng công trình do mình thực hiện.
3. Trường hợp nhà thầu thiết kế làm tổng thầu thiết kế thì nhà thầu này phải đảm nhận thiết kế những hạng mục công trình chủ yếu hoặc công nghệ chủ yếu của công trình và chịu trách nhiệm toàn bộ về việc thực hiện hợp đồng với bên giao thầu. Nhà thầu thiết kế phụ chịu trách nhiệm về tiến độ, chất lượng thiết kế trước tổng thầu và trước pháp luật đối với phần việc do mình đảm nhận.
4. Trong quá trình thiết kế xây dựng công trình quan trọng quốc gia, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, nhà thầu thiết kế xây dựng có quyền đê xuât với chủ đâu tư thực hiện các thí nghiệm, thử nghiệm mô phỏng để kiêm tra, tính toán khả năng làm việc của công trình nhằm hoàn thiện thiết kế, đảm bảo yêu câu kỳ thuật và an toàn công trình.
Luật Minh Khuê phân tích cụ thể như sau:
1. Công trình xây dựng là gì ?
Công trình xây dựng là sản phẩm được xây dựng theo thiết kế, tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước.
2. Quản lý chất lượng công trình xây dựng là gì ?
- Quản lý chất lượng công trình xây dựng là hoạt động quản lý của chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng theo quy định của Nghị định 06/2021/NĐ- CP này và pháp luật khác có liên quan trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng công trình và khai thác, sử dụng công trình nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn của công trình.
- Quản lý thi công xây dựng công trình là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng theo quy định của Nghị định 06/2021/NĐ-CP này và pháp luật khác có liên quan để việc vật thi công xây dựng công trình đảm bảo an toàn, chất lượng, tiến độ, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của thiết kế và mục tiêu đề ra.
- Nội dụng quản lý thi công xây dựng công trình :
+ Quản lý chất lượng thi công xây dựng xây dựng công trình.
+ Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình.
+ Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình.
+ Quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng trong thi công xây dựng công trình.
+ Quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong quá trình thi công xây dựng.
+ Quản lý các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng.
3. Trình tự quản lý thi công xây dựng công trình
Trình tự quản lý thi công xây dựng công trình gồm:
- Tiếp nhận mặt bằng thi công xây dựng; thực hiện việc quản lý công trường xây dựng.
- Quản lý vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng.
- Quản lý thi công xây dựng công trình của nhà thầu.
- Giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư, kiểm tra và nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình.
- Thí nghiệm đối chứng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình và kiểm định xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình.
- Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng, bộ phận công trình xây dựng.
- Kiểm thu hạng mục công trình, công trình hoàn thành để đưa vào khai thác, sử dụng.
- Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ( nếu có ).
- Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình.
- Hoàn trả mặt bằng.
- Bàn giao công trình xây dựng.
Nhà thầu thi công xây dựng tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản mốc định vị và mốc giới công trình, quản lý công trường xây dựng theo quy định. Thi công xây dựng đúng hợp đồng xây dựng, giấy phép xây dựng, thiết kế xây dựng công trình. Trường hợp nếu có phát hiện sai khác giữa hồ sơ thiết kế, hợp đồng xây dựng so với điều kiện thực tế trong quá trình thi công. Kiểm soát chất lượng thi công xây dựng do mình thực hiện theo yêu cầu của thiết kế và quy định của hợp đồng xây dựng. Hồ sơ quản lý chất lượng của các công viêc xây dựng phải phù hợp với thời gian thực hiện thực tế tại công trường.
4. Quy định của pháp luật về hoạt động quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Các chủ thể có liên quan trực tiếp đến hoạt động xây dựng công trình bao gồm:
- Chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư ( nếu có ).
- Nhà thầu thi công xây dựng.
- Nhà thầu cung ứng sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng , cấu kiện, thiết bị lắp đặt vào công trình.
- Các nhà thầu tư vấn : khảo sát, thiết kế, quản lý dự án, giám sát, thí nghiệm, kiểm định và các nhà thầu tư vấn khác.
Các nhà thầu khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng theo quy định, chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về chất lượng và an toàn đối các công việc do mình thực hiện trước pháp luật, trước chủ đầu tư và trước nhà thầu chính trong trường là nhà thầu phụ. Nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về các công việc do nhà thầu phụ thực hiện.
Trường hợp áp dụng hình thức liên danh các nhà thầu, các nhà thầu trong liên danh chịu trách nhiệm về chất lượng đối với công việc do mình thực hiện được phân định trong văn bản thỏa thuận liên danh; văn bản này phải xác định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh, trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh và xác định rõ phạm vi, khối lượng công việc thực hiện của từng thành viên trong liên danh; các nội dung này phải được quy định trong hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư.
Trường hợp áp dụng hình thức hợp đồng tổng thầu thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình hoặc hợp đồng chìa khóa trao tay, tổng thầu có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng, giám sát thi công xây dựng đối với phần việc do mình thực hiện và phần việc do nhà thầu phụ thực hiện; thực hiện các trách nhiệm khác được chủ đầu tư giao theo quy định của hợp đồng xây dựng.
5. Giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng
Giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng bao gồm các hình thức sau:
- Giải thưởng quốc gia về chất lượng công trình xây dựng.
- Giải thưởng công trình xây dựng cao và các giải thưởng chất lượng khác.
Các nhà thầu đạt giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng được xem xét ưu tiên khi tham gia đấu thầu trong hoạt động xây dựng theo quy định định của pháp luật về đấu thầu. Giải thưởng được làm căn cứ để xem xét ưu tiên cho nhà thầu là các giải thưởng mà nhà thầu đạt được trong thời gian 3 năm gần nhất tính đến khi đăng ký tham gia dự thầu. Chủ đầu tư có trách nhiệm quy định nội dung nêu trên trong hồ sơ mời thầu.
Bộ xây dựng tổ chức và xét duyệt giải thưởng chất lượng công trình xây dựng theo quy định Luật xây dựng 2014.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp gọi: 19006162 để được giải đáp. Trân trọng.