1. Hồ sơ vụ án dân sự là gì?

Vụ án dân sự là việc có sự tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các đương sự mà họ không thể thương lượng được nên nhờ Tòa án giải quyết. Có thể hiểu một cách đơn giản, vụ án dân sự là các tranh chấp xảy ra giữa các đương sự mà theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự thì cá nhân, tổ chức tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Hồ sơ vụ án dân sự là tập hợp các giấy tờ, tài liệu do Toà án thu thập hoặc soạn thảo trong quá trình thụ lí một vụ án dân sự và cần thiết cho việc giải quyết vụ án đó.

Trong thực tiễn xét xử thường phân biệt các thành phần của hồ sơ theo cách như sau: các ghi chép về lai lịch của vụ án, cho phép phân biệt vụ án này với vụ án khác như ngày thụ lí, số thụ lí, lai lịch của cáo bên, của người đại diện, người có quyền và lợi ích liên quan (nếu có), loại vụ việc, Thẩm phán phụ tách vụ việc;... các giấy tờ liên quan đến thủ tục giải quyết vụ án: quyết định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời, quyết định trưng cầu giám định, các ý kiến, thư từ giao dịch; giấy triệu tập, giấy ủy quyền:.. các giấy tờ, tài liệu liên quan đến nội dung của vụ án: đơn kiện, tường trình, tài liệu chứng minh, piên bản giám định,... các biên bản lấy lời khai, biên pản hoà giải; các ghi chép về diễn biến của các phiên toà; bản án, quyết định của Toà án.

 

2. Hồ sơ vụ án dân sự gồm có những gì?

Căn cứ vào Điều 204 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau: Lập hồ sơ vụ án dân sự 1. Hồ sơ vụ án dân sự bao gồm đơn và toàn bộ tài liệu, chứng cứ của đương sự, người tham gia tố tụng khác; tài liệu, chứng cứ do Tòa án thu thập liên quan đến vụ án; văn bản tố tụng của Tòa án, Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án dân sự. 2. Các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ vụ án dân sự phải được đánh số bút lục, sắp xếp theo thứ tự ngày, tháng, năm. Giấy tờ, tài liệu có trước thì để ở dưới, giấy tờ, tài liệu có sau thì để ở trên và phải được quản lý, lưu giữ, sử dụng theo quy định của pháp luật.

Như vậy, hồ sơ vụ án dân sự gồm có:

- Đơn và toàn bộ tài liệu, chứng cứ của đương sự, người tham gia tố tụng khác;

- Tài liệu, chứng cứ do Tòa án thu thập liên quan đến vụ án;

- Văn bản tố tụng của Tòa án, Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án dân sự. Các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ vụ án dân sự phải được đánh số bút lục, sắp xếp theo thứ tự ngày, tháng, năm. Giấy tờ, tài liệu có trước thì để ở dưới, giấy tờ, tài liệu có sau thì để ở trên và phải được quản lý, lưu giữ, sử dụng theo quy định của pháp luật.

>> Tham khảo: Mẫu đơn xin sao chụp tài liệu, hồ sơ vụ án dân sự mới nhất

 

3. Phân loại vụ án dân sự

Dựa trên các quan hệ xã hội làm phát sinh tranh chấp được phép khởi kiện ra Tòa án, vụ án dân sự được chia thành một số loại sau:

- Vụ án về tranh chấp dân sự: Là vụ án xảy ra giữa các cá nhân, tổ chức có sự mâu thuẫn về nhân thân hoặc tài sản. Theo quy định tại Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, những tranh chấp dân sự được coi là vụ án dân sự là: Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân; tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự; tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản; tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ trù trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật này; tranh chấp về tài sản, thừa kế tài sản, ... 

- Vụ án về hôn nhân và gia đình: Là vụ án giữa vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân hoặc tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi ly hôn

- Vụ án về kinh doanh, thương mại: Là vụ án xảy ra giữa thương nhân với thương nhân hoặc giữa thương nhân với chủ thể khác (không phải là thương nhân), giữa thương nhân với bên thứ ba trong quan hệ kinh doanh, thương mại. 

- Vụ án về lao động: Là vụ án xảy ra giữa người sử dụng lao động và người lao động về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động.

 

4. Quy định về quyền sao chụp hồ sơ vụ án dân sự như thế nào?

Theo như quy định tại Điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về Đương sự trong vụ việc dân sự: Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Đương sự trong việc dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm người yêu cầu giải quyết việc dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Quyền được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập là quyền cơ bản của đương sự. Biết được tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập sẽ giúp cho đương sự có thể chuẩn bị tốt nhất phương án giải quyết với tình huống của mình nhằm bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình. Cụ thể:

Căn cứ theo khoản 8 Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về quyền và nghĩa vụ của đương sự như sau: “Đương sự có quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng. Khi tham gia tố tụng, đương sự có quyền, nghĩa vụ sau đây: … 8. Được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập, trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này. …”

Đồng thời, tại khoản 2 Điều 109 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về việc công bố và sử dụng tài liệu, chứng cứ như sau: “2. Tòa án không công khai nội dung tài liệu, chứng cứ có liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo yêu cầu chính đáng của đương sự nhưng phải thông báo cho đương sự biết những tài liệu, chứng cứ không được công khai.”

Như vậy, theo những quy định của pháp luật đã nêu trên, bạn được phép ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án. Đồng thời, những tài liệu, chứng cứ đó phải liên quan đến vụ án mà mình tham gia. Trước khi sao chụp hồ sơ bạn cần phải liên hệ, làm đơn yêu cầu tới tòa án (cụ thể là thẩm phán giải quyết vụ án) chấp thuận đề nghị của mình. Đơn hoặc văn bản yêu cầu phải ghi cụ thể các tên tài liệu, chứng cứ mà mình cần ghi chép, sao chụp. Trên cơ sở đề nghị của bạn, Toà án sẽ tạo điều kiện cho bạn được ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ mà họ có yêu cầu. Toà án cung cấp cho bạn những tài liệu, chứng cứ cần ghi chép, sao chụp theo yêu cầu của bạn để bạn thực hiện việc ghi chép, sao chụp bằng máy ảnh hoặc phương tiện kỹ thuật khác của bạn. Tuy nhiên, không phải tất cả tài liệu, chứng cứ trong vụ án dân sự đều có thể có quyền được sao chụp. Đương sự sẽ không được phép sao chụp đối với tài liệu, chứng cứ có liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo quy định của luật và theo yêu cầu chính đáng của đương sự.

Nếu bạn còn có những thắc mắc cần được giải đáp vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài 24/7 theo số: 1900.6162 để được hỗ trợ trực tiếp. Chúng tôi rất hân hạnh nhận được sự hợp tác từ quý khách hàng. Trân trọng./.