1. Người tố cáo có quyền rút đơn tố cáo hay không? 

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật Tố cáo 2018 quy định quyền của người tố cáo trong đó bao gồm những quyền mà người tố cáo được thực hiện nhằm bảo vệ quyền lợi của mình bao gồm:
 
- Thực hiện quyền tố cáo theo quy định của Luật này;
 
- Được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác;
 
- Được thông báo về việc thụ lý hoặc không thụ lý tố cáo, chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo, kết luận nội dung tố cáo;
 
- Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết;
 
- Rút tố cáo;
 
- Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo;
 
- Được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
 
Từ quy định trên có thể thấy ngoài việc người tố nhận được những quyền lợi khi thực hiện tố cáo thì người này còn có quyền rút đơn của mình.

2. Một số vấn đề khi xử lý việc rút tố cáo

Tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình hoạt động quản lý nhà nước và quản lý xã hội, nhất là trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng hiện nay. 


Thời gian qua, thông qua việc tố cáo với tinh thần trách nhiệm và ý thức tích cực của công dân, sự quyết tâm giải quyết của cơ quan có thẩm quyền, Đảng và Nhà nước ta đã phát hiện và xử lý nhiều sai phạm của cán bộ, đảng viên và những vi phạm, làm trái quy định về quản lý nhà nước, mang lại hiệu quả thiết thực về kinh tế, chính trị, nhất là đối với những vụ tham nhũng lớn, góp phần cũng cố niềm tin của nhân dân.


Tuy nhiên, bên cạnh đó thực tế vẫn có nhiều trường hợp tố cáo phát sinh do người tố cáo chưa hiểu đúng về tính xác thực, đúng sai của hành vi bị tố cáo, do bị lợi dụng, vì mục đích cá nhân mà tố cáo không đúng, hoặc vu khống, vu cáo gây mất đoàn kết nội bộ, nhất là trong những thời điểm nhạy cảm khi đất nước diễn ra các sự kiện lớn như bầu cử, bổ nhiệm, sắp xếp bộ máy...

Việc xử lý các trường hợp rút tố cáo cần phải được quan tâm nghiên cứu tìm giải pháp vận dụng xử lý một số việc sao cho đảm bảo đầy đủ chứng cứ chứng minh và củng cố hồ sơ chặt chẽ cho việc rút tố cáo, đảm bảo tính công khai và bảo vệ quyền lợi, uy tín cho người bị tố cáo theo cách:

- Việc rút tố cáo nên thể hiện bằng đơn do người tố cáo viết và trong đơn ghi rõ ngày, tháng, năm rút nội dung đơn tố cáo; họ, tên, địa chỉ của người rút đơn và do người rút đơn ký tên hoặc điểm chỉ. Trường hợp nếu việc rút tố cáo được thực hiện bằng văn bản (do người nhận đơn hoặc người có trách nhiệm xác minh, giải quyết vụ việc ghi) thì người rút đơn tố cáo phải thực hiện ghi các nội dung vào văn bản này như đối với việc rút tố cáo bằng đơn;

- Người tiếp công dân, xử lý đơn hoặc người có trách nhiệm xác minh có văn bản báo cáo người có thẩm quyền giải quyết tố cáo kết luận (bằng biên bản) .

- Đối với các trường hợp tố cáo mà người có thẩm quyền giải quyết đã thụ lý và ban hành các văn bản theo như:

+ Quyết định thụ lý giải quyết tố cáo hoặc quyết định giao nhiệm vụ xác minh và thành lập Đoàn/Tổ xác minh

+ Thông báo việc thụ lý tố cáo cho người tố cáo và lập thủ tục (biên bản công bố) thông báo quyết định thành lập tổ xác minh cho người bị tố cáo; văn bản yêu cầu các cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng, trưng cầu giám định...

+ Người có thẩm quyền giải quyết ban hành văn bản hủy bỏ các văn bản đã ban hành; đồng thời phải tiến hành lập biên bản công bố với người bị tố cáo về việc người tố cáo đã rút nội dung đơn tố cáo đối với người bị tố cáo;

- Tất cả các văn bản nêu trên được lưu đầy đủ vào hồ sơ vụ việc và vận dụng việc lập thủ tục sắp xếp, lập mục lục hồ sơ bàn giao lưu trữ theo quy định.

Trong đó, không ít các trường hợp qua phân tích, giải thích có tình, có lý, có tính thuyết phục, người  tố cáo hiểu được vấn đề, thống nhất đã tự nguyện rút đơn. Trong trường hợp người tố cáo xin rút nội dung tố cáo và xét thấy việc rút tố cáo là có căn cứ thì người giải quyết tố cáo không xem xét, giải quyết nội dung tố cáo đó. Trong trường hợp xét thấy hành vi vi phạm pháp luật vẫn chưa được phát hiện và xử lý thì người giải quyết tố cáo vẫn xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp có căn cứ cho rằng việc rút tố cáo do người tố cáo bị đe dọa, ép buộc thì người giải quyết tố cáo phải áp dụng các biện pháp để bảo vệ người tố cáo, xử lý nghiêm đối với người đe dọa, ép buộc người tố cáo, đồng thời phải xem xét, giải quyết tố cáo theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp người tố cáo xin rút nội dung tố cáo nhằm che giấu hành vi vi phạm pháp luật, trốn tránh trách nhiệm hoặc vì vụ lợi thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người tố cáo sẽ bị xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

Đây là nội dung duy nhất mà toàn bộ pháp luật tố cáo hiện hành quy định về việc rút tố cáo nên hiện tại nhiều cơ quan, đơn vị đang gặp vướng mắc do không biết phải căn cứ vào quy định nào để tiến hành các bước lập thủ tục rút tố cáo để kết thúc hồ sơ.

3. Quy định về rút toàn bộ hoặc một phần nội dung tố cáo?

Đây là quyền được xác định cụ thể trong tính chất của nội dung rút tố cáo. Đảm bảo triển khai đúng các nhu cầu xác minh ở các thời điểm sau khi tiến hành tố cáo. Nội dung này được thể hiện trong đơn rút tố cáo. Trình bày trong nhu cầu và lý do.

Rút toàn bộ nội dung tố cáo:

- Có thể thấy gắn với nhu cầu về rút toàn bộ nội dung tố cáo. Được thực hiện bởi chủ thể đã đề đơn tố cáo trước đó. Các nội dung cần xác minh trước đó đều đã có câu trả lời. Và chủ thể có thể tự đánh giá, giải quyết với các bên có liên quan. Nội dung này cần được thể hiện trong đơn rút tố cáo. Làm căn cứ để cơ quan có thẩm quyền xác minh nhu cầu của bạn. Cũng như mang đến tính chính xác, thuyết phục trong nhu cầu mới này.

- Lại được đảm bảo với ý chí phản ánh của các chủ thể thực hiện tố cáo. Các hành vi bị tố cáo không vi phạm pháp luật. Cũng như ý thức và phản ánh quan điểm, nhu cầu độc lập của người tố cáo. Đảm bảo đúng tính chất là rút toàn bộ nội dung tố cáo.

Tổng hợp cả hai điều kiện trên thỏa mãn, Người giải quyết tố cáo ra quyết định đình chỉ việc giải quyết tố cáo. Khi đó, sẽ dừng lại đối với hoạt động xác minh. Cũng như ra quyết định thực hiện đối với biên bản xác nhận việc rút tố cáo theo mẫu 03. Phản ánh các tiếp nhận nhu cầu của chủ thể có quyền. Và đã thực hiện đúng với nhu cầu của họ phản ánh qua đơn. 

Rút một phần nội dung tố cáo:

Được thực hiện đối với các nội dung tố cáo là nhiều. Và chủ thể có quyền chỉ rút một phần trong toàn bộ. Tức là vẫn có những nội dung họ cần cơ quan có thẩm quyền tiến hành xác minh. Trong khi các nội dung rút tố cáo đã có câu trả lời. Họ có thể tự tiến hành sắp xếp hay giải quyết với các chủ thể liên quan. Điều này cần được phản ánh nội dung, lý do cụ thể trong đơn. Cung cấp và phản ánh ý chí rõ ràng để cơ quan có thẩm quyền nắm bắt.

Hay với trường hợp nhiều người đều phản ánh ý chí đối với thực hiện nội dung tố cáo. Cần có đủ các ý chí đó phản ánh trong tính chất làm đơn rút tố cáo. Nếu không, nội dung đó vẫn phải đảm bảo thực hiện xác minh theo quy định. Bởi còn chủ thể có quyền tố cáo, cơ quan có thẩm quyền vẫn còn phải đảm bảo quyền lợi cho họ. Từ đó hướng đến các xác minh. Cũng như mang đến các sự thật phản ánh. Và đương nhiên có thể dẫn đến các giải quyết và trao lại những quyền lợi về đúng chủ thể trong nội dung xác minh đó.

Với các trường hợp thấy được dấu hiệu đối với hành vi vi phạm pháp luật. Trong nghiệp vụ của mình phải xác minh để tìm ra tội phạm. Do đó với các đơn rút tố cáo trong trường hợp này cũng sẽ không được xác nhận. Cơ quan có thẩm quyền vẫn tiếp tục xác minh để tìm ra sự thật.

Xem thêm: Thời gian giải quyết nội dung đơn tố cáo được quy định như thế nào?

Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Quy định về rút đơn tố cáo mà Công ty Luật Minh Khuê muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 19006162 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.

Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: lienhe@luatminhkhue.vn để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Minh Khuê xin trân trọng cảm ơn!