Mục lục bài viết
- 1. Quy định về vay vốn Học sinh, sinh viên như thế nào?
- 2. Chính sách của nhà nước cho sinh viên vay vốn ưu đãi?
- 3. Sinh viên không thuộc diện vay vốn ưu đãi theo quy định của nhà nước?
- 4. Giải đáp quy định pháp luật về vấn đề vốn sinh viên ?
- 5. Bên cho vay tính lãi suất cao với số tiền gốc thì phải làm thế nào?
1. Quy định về vay vốn Học sinh, sinh viên như thế nào?
Luật sư trả lời:
Theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 853/QĐ-TTg : Về tín dụng đối với học sinh, sinh viên thì:
Điều 1. Phạm vi áp dụng:
Chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên được áp dụng để hỗ trợ cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn góp phần trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt của học sinh, sinh viên trong thời gian theo học tại trường bao gồm: tiền học phí; chi phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập, chi phí ăn, ở, đi lại.
Điều 2. Đối tượng được vay vốn:
Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm:
1. Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động.
2. Học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng:
- Hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật.
- Hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật.
3. Học sinh, sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú.
Điều 3. Phương thức cho vay:
1. Việc cho vay đối với học sinh, sinh viên được thực hiện theo phương thức cho vay thông qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình là người trực tiếp vay vốn và có trách nhiệm trả nợ Ngân hàng Chính sách xã hội. Trường hợp học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động, được trực tiếp vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội nơi nhà trường đóng trụ sở.
2. Giao Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay đối với học sinh, sinh viên.
Điều 4. Điều kiện vay vốn:
1. Học sinh, sinh viên đang sinh sống trong hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa phương nơi cho vay có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 Quyết định này.
2. Đối với học sinh, sinh viên năm thứ nhất phải có giấy báo trúng tuyển hoặc giấy xác nhận được vào học của nhà trường.
3. Đối với học sinh, sinh viên từ năm thứ hai trở đi phải có xác nhận của nhà trường về việc đang theo học tại trường và không bị xử phạt hành chính trở lên về các hành vi: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu.
Điều 5. Mức vốn cho vay:
1. Mức vốn cho vay tối đa là 800.000 đồng/tháng/học sinh, sinh viên.
2. Ngân hàng Chính sách xã hội quy định mức cho vay cụ thể đối với học sinh, sinh viên căn cứ vào mức thu học phí của từng trường và sinh hoạt phí theo vùng nhưng không vượt quá mức cho vay quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Khi chính sách học phí của Nhà nước có thay đổi và giá cả sinh hoạt có biến động, Ngân hàng Chính sách xã hội thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh mức vốn cho vay.
Bên cạnh đó, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề có trách nhiệm:
- Trong thời hạn 2 tuần lễ kể từ khi bắt đầu nhập học, phải xác nhận cho học sinh, sinh viên năm thứ nhất thuộc đối tượng vay vốn đã nhập học vào trường, để làm thủ tục vay vốn.
- Hàng năm, chậm nhất là 1 tháng trước khi khai giảng năm học mới, nhà trường phải xác nhận các học sinh, sinh viên đang theo học tại trường từ năm thứ hai trở đi thuộc đối tượng vay vốn không bị xử phạt hành chính trở lên về các hành vi: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu để làm thủ tục vay vốn.
Kính chào VP luật sư Luật Minh Khuê, A/ C làm ơn cho e biết là Tiền vay vốn sinh viên mình trả theo các hình thức như thế nào ? Vì hiện tại ở quê nhà em không còn ai. Mà e thì đi làm xa quá. Nên không thể về quê để trả tiền vay được. Không biết còn cách nào khác không. VD như đóng qua thẻ Ngân Hàng chẳng hạn. Kính mong a/c giúp đỡ và hồi đáp giúp em. E xin chân thành cảm ơn !
=> "Điều 9. Trả nợ gốc và lãi tiền vay.
1. Trong thời hạn phát tiền vay đối tượng được vay vốn chưa phải trả nợ gốc và lãi; lãi tiền vay được tính kể từ ngày đối tượng được vay vốn nhận món vay đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc.
2. Đối tượng được vay vốn phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên ngay sau khi học sinh, sinh viên có việc làm, có thu nhập nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày học sinh, sinh viên kết thúc khóa học.
3. Mức trả nợ mỗi lần do Ngân hàng Chính sách xã hội hướng dẫn và được thống nhất trong hợp đồng tín dụng."
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Luật Việc làm: "Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm."
Theo đó, việc trả nợ được thực hiện tại ngân hàng chính sách địa phương. Bạn có thể liên hệ với cơ quan này để được hướng dẫn cụ thể về phương thức, thời gian, hình thưc trả nợ và thỏa thuận với họ về cách trả tiền qua tài khoản.
Chào luật sư,hiện tại em đang là sinh viên năm hai trường ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN TP HỒ CHÍ MINH.Cho em hỏi tại sao bố em vay vốn tại tỉnh THỪA THIÊN HUẾ đã lâu ( từ tháng 2 năm 2015) nhưng hiện tại vẫn chưa nhận được vốn. Mỗi lần gọi lên là ở trên bảo sắp có,Nhưng chờ hoài không thấy. Như vậy là sao ạ? Hiện tại em rất cần nguồn vốn đó, mong luật sư trả lời sớm giúp em. Em xin chân thành cảm ơn.
=> Theo các quy định nêu trên, nếu bạn đã hoàn thiện hồ sơ xin vay tiền và thuộc đối tượng được vay vốn sinh viên thì sẽ được cấp tiền vay. Bạn có thể làm đơn khiếu nại để yêu cầu cơ quan này giải quyết cấp khoản tiền vay cho bạn.
Em có vay 1 khoản tiền theo chính sách hỗ trợ HSSV trong thời gian 2009-2011. Đến nay đã hết thời gian gia hạn và thời gian nợ quá hạn. Nhân viên ngân hàng đến nhà và yêu cầu ký cam kết trả liền một lúc toàn bộ khoản tiền vây.(gia đình em đã nói là chưa có khả năng trả nợ ngay được) Nhờ Luật sư tư vấn giúp em nhân viên ngân hàng bắt vậy có đúng không ? và hiện tại em chưa có khả năng trả hết nợ thì em có phải chịu phạt hay cưỡng chế gì không ? xin Luật sư giải đáp giúp. Em cảm ơn
=> Liên quan đến việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn trả nợ và chuyển nợ quá hạn, khoản 1, khoản 2 Điều 9 và khoản 1, Điều 11 Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg đã quy định như sau:
Trong thời gian học tập, HSSV được vay vốn chưa phải trả nợ gốc và lãi; HSSV được vay vốn phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên ngay sau khi HSSV có việc làm, có thu nhập nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày kết thúc khoá học; đến kỳ trả nợ cuối cùng, HSSV có khó khăn chưa trả được nợ, nếu có văn bản đề nghị gia hạn nợ thì được NHCSXH xem xét cho gia hạn nợ, thời gian gia hạn nợ tối đa bằng 1/2 thời hạn trả nợ. Mức trả nợ mỗi lần do Ngân hàng Chính sách xã hội hướng dẫn và được thống nhất trong hợp đồng tín dụng.
Như vậy khi khoản nợ chuyển thành nợ quá hạn, gia đình bạn vẫn không có khả năng trả nợ thì căn cứ vào thỏa thuận giữa bạn và ngân hàng về thời hạnh trả nợ, phương thức thanh toán và số tiền trả nợ. Trường hợp bạn và gia đình không trả được khoản nợ đó, ngân hành sẽ tiến hành các biện pháp tịch biên, đấu giá tài sản của gia đình bạn để đảm bảo thu lại số nợ quá hạn theo thỏa thuận trong văn bản thỏa thuận vay vốn giữa ngân hàng với gia đình bạn.
Chào luật sư, Em tên Nguyên hiện đang là sinh viên năm 1 trường ĐHCT. Gia đình em có vay tiền ngân hàng mà chưa thanh toán vậy em có đựơc vay vốn ưu đãi của sinh viên nữa được không? Em xin cảm ơn
=> Thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, NHCSXH được giao thực hiện cho vay nhiều chương trình tín dụng ưu đãi khác nhau, mục đích cho vay của từng chương trình tín dụng ưu đãi thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Vì vậy, một hộ gia đình cùng một lúc có thể được vay vốn một số chương trình tín dụng ưu đãi khác nhau, tức là có thể vừa được vay vốn giải quyết việc làm, vừa được vay vốn NS&VSMTNT… nếu hộ gia đình đáp ứng được điều kiện vay vốn của từng chương trình tín dụng. Như vậy, bạn vẫn có thể vay vốn sinh viên nếu đáp ứng đủ điều kiện vê đối tượng được vay của chương trình này.
Thưa luật sư, em là sinh viên năm nhất.em muốn vay tiền nhà nước đi học nhưng em không thuộc các đối tượng theo quy định của pháp luật. v em nên làm sao để có thể vay được ạ.em cảm ơn luật sư.
=> Bạn không thuộc các đối tượng hưởng tiền vay theo chương trình vay vốn dành cho HSSV nên sẽ không được vay theo chương trình tín dụng này, trường hợp vẫn muốn vay tiền, bạn có thể tìm hiểu các chương trình cho vay khác của nhà nước để xem mình có thể được vay theo chương trình nào.
>> Tham khảo: Quy định mới nhất về chính sách hỗ trợ vay vốn sinh viên
2. Chính sách của nhà nước cho sinh viên vay vốn ưu đãi?
Luật sư tư vấn:
Quyết định số 157/2007/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ : Về tín dụng đối với học sinh, sinh viên.
Điều 4. Điều kiện vay vốn:
1. Học sinh, sinh viên đang sinh sống trong hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa phương nơi cho vay có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 Quyết định này.
2. Đối với học sinh, sinh viên năm thứ nhất phải có giấy báo trúng tuyển hoặc giấy xác nhận được vào học của nhà trường.
3. Đối với học sinh, sinh viên từ năm thứ hai trở đi phải có xác nhận của nhà trường về việc đang theo học tại trường và không bị xử phạt hành chính trở lên về các hành vi: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu.
Điều 9. Trả nợ gốc và lãi tiền vay:
1. Trong thời hạn phát tiền vay đối tượng được vay vốn chưa phải trả nợ gốc và lãi; lãi tiền vay được tính kể từ ngày đối tượng được vay vốn nhận món vay đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc.
2. Đối tượng được vay vốn phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên ngay sau khi học sinh, sinh viên có việc làm, có thu nhập nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày học sinh, sinh viên kết thúc khoá học.
3. Mức trả nợ mỗi lần do Ngân hàng Chính sách xã hội hướng dẫn và được thống nhất trong hợp đồng tín dụng.
Điều 10. Ưu đãi lãi suất trong trường hợp trả nợ trước hạn:
Trường hợp đối tượng vay vốn trả nợ trước hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng lãi suất phải trả sẽ được giảm lãi vay. Ngân hàng Chính sách xã hội quy định cụ thể mức ưu đãi lãi suất trong trường hợp trả nợ trước hạn.
Điều 11. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn trả nợ và chuyển nợ quá hạn:
1. Đến kỳ trả nợ cuối cùng, người vay có khó khăn chưa trả được nợ, phải có văn bản đề nghị gia hạn nợ thì được Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét cho gia hạn nợ cho đối tượng vay vốn; thời gian gia hạn nợ tối đa bằng 1/2 thời hạn trả nợ.
2. Trường hợp đối tượng được vay vốn không trả nợ đúng hạn theo kỳ hạn trả nợ cuối cùng và không được phép gia hạn nợ, Ngân hàng Chính sách xã hội chuyển thành nợ quá hạn. Ngân hàng Chính sách xã hội phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội có biện pháp thu hồi nợ.
3. Ngân hàng Chính sách xã hội quy định cụ thể việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn trả nợ và chuyển nợ quá hạn.
Điều 12. Xử lý rủi ro do nguyên nhân khách quan:
Việc xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan được thực hiện theo quy định về quy chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
>> Như vậy, nếu bạn đủ đáp ứng đủ điều kiện vay vốn cho sinh viên thì việc bố mẹ bạn đi làm ăn xa không ảnh hưởng đến việc điều kiện vay vốn mà chỉ ảnh hưởng đến việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến kỳ hạn trả nợ.
Thưa luật sư cho em hỏi khi em vay vốn sinh viên. em vay được năm đầu tiên. nhưng em nghỉ học thì bắt buộc em phải trả tiền liền ? hay đúng thời hạn mới trả ? Xin cảm ơn.
=> Tại điều 6 của Quyết định số 157/2007/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ : Về tín dụng đối với học sinh, sinh viên.
Điều 6. Thời hạn cho vay:
1. Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày đối tượng được vay vốn bắt đầu nhận vốn vay cho đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi) được ghi trong hợp đồng tín dụng. Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ.
2. Thời hạn phát tiền vay là khoảng thời gian tính từ ngày đối tượng được vay vốn nhận món vay đầu tiên cho đến ngày học sinh, sinh viên kết thúc khoá học, kể cả thời gian học sinh, sinh viên được các trường cho phép nghỉ học có thời hạn và được bảo lưu kết quả học tập (nếu có). Thời hạn phát tiền vay được chia thành các kỳ hạn phát tiền vay do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định hoặc thoả thuận với đối tượng được vay vốn.
3. Thời hạn trả nợ là khoảng thời gian tính từ ngày đối tượng được vay vốn trả món nợ đầu tiên đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi). Đối với các chương trình đào tạo có thời gian đào tạo không quá một năm, thời hạn trả nợ tối đa bằng 2 lần thời hạn phát tiền vay, đối với các chương trình đào tạo khác, thời hạn trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay. Thời hạn trả nợ được chia thành các kỳ hạn trả nợ do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định.
>> Như vậy, theo quy định tại khoản 3 của Quyết định số 157/2007/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ : Về tín dụng đối với học sinh, sinh viên quy định về thời hạn trả nợ thì phụ thuộc vào chương trình đào tạo của bạn là bao lâu và thời hạn trả nợ được chia thành các kỳ trả nợ do ngân hàng Chính sách xã hội quy định.
Thưa luật sư, Em mới tốt nghiệp ra trường lớp 12 đã được 1 năm,vì lúc trước suy nghĩ không thấu đáo với lại gia đình không có đủ tài chính để đi học nên đã không thi vào các trường ĐH-CĐ nhưng vì đã ở nhà hơn 1 năm trời nên suy nghĩ lại thấy hối tiếc định học 2 ngành: 1 là học lái xe và 2 là học trung cấp nghề! Nhưng gia đình lại đang rầu về vấn đề tài chính mà em lại muốn đi học nên em định hỏi là: Nếu em học 1 trong 2 ngành trên thì em có thể vay vốn sinh viên được không ? Xin cảm ơn.
=> Theo quyết định số 157/2007/QĐ-TTG của thủ tướng Chính phủ quy định về tín dụng đối với học sinh, sinh viên như sau:
Điều 2. Đối tượng được vay vốn:
Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm:
1. Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động.
2. Học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng:
- Hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật.
- Hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật.
3. Học sinh, sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú.
>> Như vậy, nếu bạn đi học tập tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động và có đủ điều kiện quy định trên thì được vay vốn sinh viên theo quy định của pháp luật.
Thưa luật sư, xin hỏi luật sư, con tôi đang học năm 2 đại học, gia đình tôi thuộc hộ cận nghèo, năm ngoái đã được xét duyệt hồ sơ cho vay vốn sinh viên, nhưng năm nay nhà trường lại không cho giấy xác nhận đang học tại trường, vậy có đúng hay không ?
=> Căn cứ theo điều 4 của quyết định số 157/2007/QĐ-TTG của Thủ tướng chính phủ quy định về tín dụng đối với học sinh, sinh viên.
Điều 4. Điều kiện vay vốn:
1. Học sinh, sinh viên đang sinh sống trong hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa phương nơi cho vay có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 Quyết định này.
2. Đối với học sinh, sinh viên năm thứ nhất phải có giấy báo trúng tuyển hoặc giấy xác nhận được vào học của nhà trường.
3. Đối với học sinh, sinh viên từ năm thứ hai trở đi phải có xác nhận của nhà trường về việc đang theo học tại trường và không bị xử phạt hành chính trở lên về các hành vi: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu.
>> Như vậy, gia đình bạn đã được xét duyệt hồ sơ cho vay vốn sinh viên lần đầu và Tất cả các sinh viên chỉ cần làm 1 bộ hồ sơ vay vốn đầy đủ cho lần vay đầu. Những lần vay tiếp theo, sinh viên chỉ cần bổ sung thêm bảng điểm để xét vay nên trường hợp của bạn chỉ cần bổ sung bảng điểm để xét vay, mà không cần đến giấy xác nhận đang học tại trường.
Thưa luật sư, em có 1 vài thắc mắc về việc cho sinh viên vay ưu đãi. Trường hợp vay sinh viên mà người vay mất đột ngột thì khoản nợ vay đó ai sẽ trả. Và trả như thế nào ?
=> Quyết định số 157/2007/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ : Về tín dụng đối với học sinh, sinh viên như sau:
Điều 3. Phương thức cho vay:
1. Việc cho vay đối với học sinh, sinh viên được thực hiện theo phương thức cho vay thông qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình là người trực tiếp vay vốn và có trách nhiệm trả nợ Ngân hàng Chính sách xã hội. Trường hợp học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động, được trực tiếp vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội nơi nhà trường đóng trụ sở.
2. Giao Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay đối với học sinh, sinh viên.
Điều 9. Trả nợ gốc và lãi tiền vay:
1. Trong thời hạn phát tiền vay đối tượng được vay vốn chưa phải trả nợ gốc và lãi; lãi tiền vay được tính kể từ ngày đối tượng được vay vốn nhận món vay đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc.
2. Đối tượng được vay vốn phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên ngay sau khi học sinh, sinh viên có việc làm, có thu nhập nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày học sinh, sinh viên kết thúc khoá học.
3. Mức trả nợ mỗi lần do Ngân hàng Chính sách xã hội hướng dẫn và được thống nhất trong hợp đồng tín dụng.
>> Như vậy, trường hợp người vay đột ngột mất thì đại diện hộ gia đình là người trực tiếp vay vốn và có trách nhiệm trả nợ Ngân hàng Chính sách xã hội. Vì Việc cho vay đối với học sinh, sinh viên được thực hiện theo phương thức cho vay thông qua hộ gia đình.
Thưa luật sư. Em muốn hỏi, là sinh viên thuộc hộ cận nghèo có được vay vốn sinh viên ? Và nếu được thì cần làm những thủ tục gì ? xin cảm ơn !
=> Tại điều 2, điều 4, điều 8 của quyết định số 157/2007/QĐ-TTG của thủ tướng Chính phủ quy định về tín dụng đối với học sinh, sinh viên như sau:
Điều 2. Đối tượng được vay vốn:
Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm:
1. Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động.
2. Học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng:
- Hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật.
- Hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật.
3. Học sinh, sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú.
Điều 4. Điều kiện vay vốn:
1. Học sinh, sinh viên đang sinh sống trong hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa phương nơi cho vay có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 Quyết định này.
2. Đối với học sinh, sinh viên năm thứ nhất phải có giấy báo trúng tuyển hoặc giấy xác nhận được vào học của nhà trường.
3. Đối với học sinh, sinh viên từ năm thứ hai trở đi phải có xác nhận của nhà trường về việc đang theo học tại trường và không bị xử phạt hành chính trở lên về các hành vi: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu.
Điều 8. Hồ sơ vay vốn, trình tự và thủ tục cho vay, trả nợ:
Ngân hàng Chính sách xã hội quy định hồ sơ vay vốn, trình tự và thủ tục cho vay, trả nợ bảo đảm đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện.
Ngoài ra, Nghị định 07/2021/NĐ-CP quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025:
Điều 2. Chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều năm 2021
1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 tiếp tục thực hiện chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Chuẩn nghèo quy định tại Khoản 1 Điều này là căn cứ để đo lường và giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; là cơ sở xác định đối tượng để thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội và hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội khác năm 2021.
Điều 3. Chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025
1. Các tiêu chí đo lường nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025
a) Tiêu chí thu nhập
- Khu vực nông thôn: 1.500.000 đồng/người/tháng.
- Khu vực thành thị: 2.000.000 đồng/người/tháng.
b) Tiêu chí mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản
- Các dịch vụ xã hội cơ bản (06 dịch vụ), gồm: việc làm; y tế; giáo dục; nhà ở; nước sinh hoạt và vệ sinh; thông tin.
- Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (12 chỉ số), gồm: việc làm; người phụ thuộc trong hộ gia đình; dinh dưỡng; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin.
c) Dịch vụ xã hội cơ bản, chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản và ngưỡng thiếu hụt quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình giai đoạn 2022 - 2025
a) Chuẩn hộ nghèo
- Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
- Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
b) Chuẩn hộ cận nghèo
- Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
- Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
c) Chuẩn hộ có mức sống trung bình
- Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.500.000 đồng đến 2.250.000 đồng.
- Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
d) Chuẩn hộ nghèo, chuẩn hộ cận nghèo, chuẩn hộ có mức sống trung bình quy định tại Khoản 2 Điều này là căn cứ để đo lường và giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; là cơ sở xác định đối tượng để thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội và hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội khác giai đoạn 2022 - 2025.
>> Như vậy, gia đình bạn thuộc hộ cận nghèo đủ điều kiện để vay vốn sinh viên, bạn có đủ điều kiện để được vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội thông qua hộ gia đình.
- Hồ sơ vay vốn gồm :
– Photo có công chứng: Giấy chứng minh nhân dân, Hộ khẩu thường trú, Giấy tạm trú.
– Sinh viên năm nhất cần có bản photo học bạ, giấy nhập học có xác nhận của nhà trường
- Sinh viên năm 2 trở đi yêu cầu có bảng điểm.
– Sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương.
– Đơn xin vay vốn ngân hàng (đăng ký theo mẫu)
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua email hoặc qua tổng đài 1900.6162. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp!
3. Sinh viên không thuộc diện vay vốn ưu đãi theo quy định của nhà nước?
>> Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến, gọi:1900.6162
Trả lời:
- Theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với học sinh, sinh viên :
Điều 2. Đối tượng được vay vốn:
Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm:
1. Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động.
2. Học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng:
- Hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật.
- Hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật.
3. Học sinh, sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú.
Việc cho vay đối với học sinh, sinh viên được thực hiện theo phương thức cho vay thông qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình là người trực tiếp vay vốn và có trách nhiệm trả nợ Ngân hàng Chính sách xã hội. Trường hợp học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động, được trực tiếp vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội nơi nhà trường đóng trụ sở.
Như vậy, khi bạn không thuộc đối tượng đối tượng trên thì bạn sẽ không được vay vốn
>> Tham khảo: Hồ sơ, giấy tờ cần thiết để sinh viên vay vốn ưu đãi phụ vụ học tập?
4. Giải đáp quy định pháp luật về vấn đề vốn sinh viên ?
Luật sư tư vấn :
Theo điều 11 Quyết định số 157/2007QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/9/2007,Quyết định số 853/QĐ-TTgngày 03/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh mức cho vay và lãi suất cho vay đối với học sinh, sinh viên (HSSV) và các văn bản khác liên quan, có quy định như sau:
Điều 11. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn trả nợ và chuyển nợ quá hạn:
1. Đến kỳ trả nợ cuối cùng, người vay có khó khăn chưa trả được nợ, phải có văn bản đề nghị gia hạn nợ thì được Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét cho gia hạn nợ cho đối tượng vay vốn; thời gian gia hạn nợ tối đa bằng 1/2 thời hạn trả nợ.
2. Trường hợp đối tượng được vay vốn không trả nợ đúng hạn theo kỳ hạn trả nợ cuối cùng và không được phép gia hạn nợ, Ngân hàng Chính sách xã hội chuyển thành nợ quá hạn. Ngân hàng Chính sách xã hội phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội có biện pháp thu hồi nợ.
3. Ngân hàng Chính sách xã hội quy định cụ thể việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn trả nợ và chuyển nợ quá hạn.
Vậy trong trường hợp bạn muốn gia hạn thời gian trả nợ thì bạn cần làm đơn đề nghị được gia hạn trả nợ , nếu rĩ thu nhập hiện tại và hoàn cảnh khó khăn của mình sau đó gửi lên ngân hàng chính sách xã hội để được giả quyết gia hạn .
5. Bên cho vay tính lãi suất cao với số tiền gốc thì phải làm thế nào?
>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự trực tuyến, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Với trường hợp của bạn, bạn sẽ làm đơn gửi lên Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi người cho vay cư trú để tuyên giao dịch dân sự vô hiệu theo Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
Điều 124. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo
1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.
2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.
Bên cạnh đó, việc chứng minh bạn phải tự tìm căn cứ liên quan để tuyên giao dịch đó bị vô hiệu như ghi âm, người làm chứng, giấy tờ xác nhận trả lãi..... Bài viết tham khảo thêm: Uy hiếp người khác viết giấy vay nợ có phạm tội không?
Trên đây là tư vấn của Luật Minh Khuê, Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.