Mục lục bài viết
- 1. Lãi suất vay tín dụng cho sinh viên bao giờ phải trả ?
- 2. Điều kiện để được vay vốn sinh viên là gì ?
- 3. Tư vấn về chính sách cho sinh viên vay vốn ?
- 4. Sinh viên năm thứ 3 của đại học có được vay vốn ưu đãi của nhà nước không ?
- 5. Vay vốn sinh viên chính sách thì khác như thế nào so với vay vốn sinh viên tín chấp ?
1. Lãi suất vay tín dụng cho sinh viên bao giờ phải trả ?
Luật sư phân tích:
Quyết định số 157/2007/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ : Về tín dụng đối với học sinh, sinh viên quy định:
"Điều 7. Lãi suất cho vay:
1. Lãi suất cho vay ưu đãi đối với học sinh, sinh viên là 0,65%/tháng.
2. Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay."
"Điều 9. Trả nợ gốc và lãi tiền vay:
1. Trong thời hạn phát tiền vay đối tượng được vay vốn chưa phải trả nợ gốc và lãi; lãi tiền vay được tính kể từ ngày đối tượng được vay vốn nhận món vay đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc.
2. Đối tượng được vay vốn phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên ngay sau khi học sinh, sinh viên có việc làm, có thu nhập nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày học sinh, sinh viên kết thúc khóa học.
3. Mức trả nợ mỗi lần do Ngân hàng Chính sách xã hội hướng dẫn và được thống nhất trong hợp đồng tín dụng."
Thưa luật sư, Khi bắt đầu đi học đại học tại đại học KT TP HCM, em có xin giấy xác nhận là sinh viên mỗi học kì, gửi về quê để vay vốn địa phương. Mỗi học kì như vậy vay được khoảng 4 triệu, một năm 8-9 triệu. Em vay trong vòng 5 năm. Chế độ của chương trình vay lúc đó gia đình em biết là không phải trả lãi trong vòng 5 năm, đến khi học xong, tiếp theo 6 tháng mới bắt đầu trả lãi. Em đã học xong và đi làm được 6 tháng, vừa rồi gia đình em có báo là bên kia yêu cầu trả lãi, tuy nhiên hết sức vô lý là họ cộng số tiền em đã vay trong 5 năm và bắt đầu tính lãi từ năm đầu tiên, nếu cộng hết 5 năm thì số tiền khá lớn. Số lãi từ năm đầu tiên tăng dần tăng dần đến 5 năm vì họ cho phép em không trả trong vòng 5 năm đó. Vậy là giờ em phải trả số tiền 2 triệu mỗi tháng, chỉ trả lãi đã nợ và lãi mới mỗi tháng. Chưa gồm trả gốc. Em cảm thấy việc cho vay vốn cộng dồn và tính lãi ngầm như vậy không gọi là hỗ trợ cho sinh viên. Em không biết pháp luật có quy định như thế nào về việc này? Cảm ơn!
=> Quyết định số 157/2007 có quy định:
"Lãi suất cho vay ưu đãi đối với học sinh, sinh viên là 0,65%/tháng."
Vì thế việc tính lãi khi vay trong hạn là hoàn toàn đúng quy định pháp luật, không phải lãi ngầm. Chế độ của chương trình là không trả lãi trong vòng 5 năm tức là trong thời gian học bạn không phải trả nợ gốc và lãi, còn lãi vẫn được tính với mức 0,65%/tháng.
Thưa luật sư, Tại sao theo như công văn và quyết định của thủ tướng thì không phải trả lãi sau 12 tháng vậy tại sao em có vay của NHCS và XH vơí số tiền là 13.500.000 trong khi đó e vừa ra trương thì Ngân hàng đã thu lãi của e và nói e phải trả lãi tính từ lúc e bắt đầu nhận tiền là sao ạ? theo quyết định thì em k phải trả lãi không quá 12 tháng vì em chưa có công việc ổm định
=> Quyết định số 157/2007 có quy định:
" Đối tượng được vay vốn phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên ngay sau khi học sinh, sinh viên có việc làm, có thu nhập nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày học sinh, sinh viên kết thúc khóa học"
Thì lúc này nếu bạn đã có việc thì dù việc ổn định hay không bạn cũng có nghĩa vụ trả tiền tuy nhiên khi chưa quá 12 tháng thì việc trả tiền này không bắt buộc. Và lãi được tính từ lúc bạn mới bắt đầu vay tiền với mức lãi suất là 0,65% là hoàn toàn đúng quy định pháp luật.
Thưa luật sư, hai Anh, Em em nợ vốn sinh viên chung sổ. Anh trai em nợ 25 triệu và em nợ 40 triệu. Nay em mới ra trường 1 năm, em muốn trả trước số tiền của em là 40 triệu trước thời hạn ( anh em vẫn chưa trả xong và số tiền sắp quá kì hạn) thì em có được nhận ưu đãi lãi suất do trả trước kì hạn không?
=> "Điều 10. Ưu đãi lãi suất trong trường hợp trả nợ trước hạn:
Trường hợp đối tượng vay vốn trả nợ trước hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng lãi suất phải trả sẽ được giảm lãi vay. Ngân hàng Chính sách xã hội quy định cụ thể mức ưu đãi lãi suất trong trường hợp trả nợ trước hạn."
Thì lúc này khi bạn trả nợ trước hạn thì bạn sẽ được áp dụng mưc ưu đãi lãi suất dù cho bạn với anh bạn có chung sổ vay tín dụng ngân hàng thì nợ của cá nhân khôg liên quan đến nhau nên không bị ảnh hưởng.
Thưa luật sư, em gái tôi hiện đang học năm 5. Tháng 11/2011 bắt đầu vay tiền sinh viên mỗi kỳ là 5.000.000đ.vay liền 2 năm tổng là 20tr.kỳ cuối cùng là tháng 3/2013.hiện trưởng khu đã đi thu lãi dồn nhà tôi tới jo là hơn 1 triệu. gia đình tôi có điều kiện muốn thanh toán tiền bộ số tiền 20 triệu gốc trên. Nhưng ngân hàng nói đã quá hạn và trả lãi mất 6 triệu. bên cạnh gia đình tôi có em đi học cùng em tôi nhưng học 4 năm.học xong trả tất gốc k mất lãi.ngân hàng giải thích vì gia đình tôi không vay hết 5 năm nêm chiu lãi cao.tôi muốn biết phương thức tính lãi và việc làm của ngân hàng với gia đình tôi có đúng không?
=> Việc ngân hàng giải thích như vậy là không hợp lý vì không có quy định nào bắt phải vay hết 5 năm mới được ưu đãi lãi suất. Phương thích và thời hạn trả nợ như chúng tôi đã cung cấp bên trên.
Thưa luật sư, Em là sinh viên vừa ra trường được 1 tháng, chưa đi làm, trong quá trình học 6 năm(2010-2016) thì năm nào em cũng vay vốn sinh viên của ngân hàng chính sách và trong thời gian đó hàng tháng em vẫn phải đóng lãi xuất. Em muốn hỏi nếu bây giờ em trả tiền gốc thì tiền lãi từ trước đến nay của em có được trả lại ko ạ?
=> Bây giờ bạn trả nợ gốc thì bạn cũng không được trả lãi, bạn chỉ được hưởng ưu đãi lãi suất vì trả nợ trước hạn.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!
2. Điều kiện để được vay vốn sinh viên là gì ?
>> Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến gọi:1900.6162
Luật sư tư vấn:
Điều 2, Quyết định số 157/2007/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ : Về tín dụng đối với học sinh, sinh viênn quy định về đối tượng được vay vốn như sau:
"Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm:
1. Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động.
2. Học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng:
- Hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật.
- Hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật.
3. Học sinh, sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú."
Như vậy đối với gia đình bạn, nếu thuộc một trong các trường hợp quy định như trên thì sẽ được hỗ trợ vay vốn sinh viên. Tham khảo bài viết liên quan: Cách tính lãi chương trình vay vốn cho học sinh, sinh viên ?
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
3. Tư vấn về chính sách cho sinh viên vay vốn ?
Luật sư tư vấn Luật dân sự về vay vốn sinh viên, gọi:1900.6162
Trả lời:
Điều 2, Quyết định số 157/2007/QĐ-TTG về tín dụng đối với học sinh, sinh viên quy định về đối tượng được vay vốn như sau:
"Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm:
1. Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động.
2. Học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng:
- Hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật.
- Hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật.
3. Học sinh, sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú."
Điều 1, Quyết định 09/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 quy định về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 như sau:
"1. Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống.
2. Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống.
3. Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng.
4. Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng."
Căn cứ các quy định trên thì hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 600.000 đồng/người/tháng đối với hộ gia đình ở nông thôn, hoặc tối đa bằng 975.000 đồng/người/tháng đối với hộ gia đình ở thành thị.
Đối với gia đình bạn, nếu thu nhập của gia đình bạn dưới mức pháp luật quy định đã nói trên thì bạn đủ điều kiện để được vay vốn. Giả sử, thu nhập của gia đình bạn chỉ có 1.000.000 đồng/tháng (là thu nhập của bố bạn) và gia đình bạn chỉ có 3 người thì hộ gia đình bạn có thu nhập bình quân đầu người là khoảng 333.000/người/tháng, thì trong trường hợp này, bạn có đủ điều kiện để được vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội thông qua hộ gia đình.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua email Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email hoặc qua tổng đài 1900.6162. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp!
4. Sinh viên năm thứ 3 của đại học có được vay vốn ưu đãi của nhà nước không ?
Trả lời:
Điều 4 Quyết định số 157/2007 QĐ-TTg quy định về điều kiện được vay vốn đối với sinh viên như sau:
Điều 4. Điều kiện vay vốn:
1. Học sinh, sinh viên đang sinh sống trong hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa phương nơi cho vay có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 Quyết định này.
2. Đối với học sinh, sinh viên năm thứ nhất phải có giấy báo trúng tuyển hoặc giấy xác nhận được vào học của nhà trường.
3. Đối với học sinh, sinh viên từ năm thứ hai trở đi phải có xác nhận của nhà trường về việc đang theo học tại trường và không bị xử phạt hành chính trở lên về các hành vi: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
5. Vay vốn sinh viên chính sách thì khác như thế nào so với vay vốn sinh viên tín chấp ?
Trả lời:
Vay vốn sinh viên chính sách và vay vốn sinh viên tín chấp đều hướng tới một đối tượng cho vay là sinh viên.
Sự khác nhau giữa vay vốn sinh viên chính sách và vay vốn sinh viên tín chấp thể hiện như sau:
- Vay vốn sinh viên chính sách: Ở đây sinh viên được vay vốn là đối tượng thuộc diện chính sách theo quy định của Nhà nước nhằm hỗ trợ cho những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học ( hoặc tương đương đại học), cao đẳng trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật ( căn cứ tại quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Về tín dụng đối với học sinh, sinh viên).
Căn cứ quy định tại Quyết định 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Về tín dụng đối với học sinh, sinh viên:
" Điều 2. Đối tượng được vay vốn:
Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm:
1. Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động.
2. Học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng:
- Hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật.
- Hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật.
3. Học sinh, sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú".
- Vay vốn sinh viên tín chấp:
Vay tín châp căn cứ quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
" Điều 344. Bảo đảm bằng tín chấp của tổ chức chính trị - xã hội
Tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, vay vốn tín chấp là hình thức vay tiền ngân hàng và các tổ chức tín dụng được bảo đảm bằng sự tín nhiệm, không cần có tài sản thế chấp. Tài sản bảo đảm là sự tín nhiệm giữa bên cho vay và bên vay.
Do đó, vay vốn sinh viên tín chấp là hình thức vay tiền áp dụng với những đối tượng không thuộc diện được hưởng chính sách hỗ trợ vay vốn của Nhà nước.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự về chính sách vay vôn sinh viên trực tuyến gọi:1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự - Công ty luật Minh Khuê