1. Có được phục hồi giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố

>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến, gọi: 1900.6162

Chào luật sư, trước kia em trai tôi có bị người ta tố giác về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, do chưa có đủ cơ sở và bằng chứng nên họ đã tạm đình chỉ việc giải quyết lại. Nay họ đã có một vài cơ sở cho rằng em tôi là người đứng đầu vậy có được phục hồi giải quyết không ?

Luật sư trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến chúng tôi. Câu hỏi của bạn được chúng tôi biên tập và trả lời như sau :

Căn cứ theo khoản 1 điều 149 bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau :

Điều 149. Phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

1. Khi lý do tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không còn, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố tiếp không quá 01 tháng kể từ ngày ra quyết định phục hồi.

2. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải gửi quyết định phục hồi cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Như vậy, trường hợp cả em bạn khi lý do tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác không còn thì cơ quan điều tra và các cơ quan được giao nhiệm vụ sẽ ra quyết định phục hồi giải quyết.

2. Thời hạn giải quyết sau khi có quyết định phục hồi

>> Xem thêm: Chiếm đoạt tài sản là gì ? Khái niệm về chiếm đoạt tài sản

Chào luật sư, Em M thuộc Chư Sê, Gia Lai có bị kiến nghị khởi tố và chưa đủ bằng nên coq quan có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết việc khiến nghị khởi tố em M. Đến nay đã có đủ căn cứ và đã phục hồi hồi giải quyết tuy nhiên đã quá 2 tháng mà các cơ quan có thẩm quyền vẫn chưa giải quyết. Tôi muốn hỏi thời hạn giải quyết à như thế nào ?

Trân trọng/

Luật sư trả lời:

Câu hỏi của bạn được trả lời như sau :

Cơ sở pháp lý khoản 1 điều 149 bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định

Điều 149. Phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

1. Khi lý do tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không còn, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố tiếp không quá 01 tháng kể từ ngày ra quyết định phục hồi.

2. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải gửi quyết định phục hồi cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Như vậy, thời hạn giải quyết tiếp phải không quá 01 tháng kể từ ngày ra quyết định phục hồi

>> Luật sư tư vấn Luật hình sự, gọi : 1900.6162.

Chào luật sư, người báo tin tội phạm có được thông báo về tạm đình chỉ và phục hồi giải quyết tin báo tội phạm không ?

Cơ sở pháp lý :

Căn cứ theo khoản 2 điều 148 và khaonr 2 điều 149 bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định :

Điều 148. Tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

1. Hết thời hạn quy định tại Điều 147 của Bộ luật này, cơ quan có thẩm quyền giải quyết quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Đã trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp nhưng chưa có kết quả;

b) Đã yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án nhưng chưa có kết quả.

2. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải gửi quyết định tạm đình chỉ kèm theo tài liệu liên quan đến Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền để kiểm sát và gửi quyết định tạm đình chỉ đó cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Trường hợp quyết định tạm đình chỉ không có căn cứ thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ để tiếp tục giải quyết. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ, Viện kiểm sát phải gửi quyết định đó cho Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố tiếp không quá 01 tháng kể từ ngày Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận được quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ.

3. Trường hợp tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì việc giám định, định giá tài sản hoặc tương trợ tư pháp vẫn tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả.

Điều 149. Phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

1. Khi lý do tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không còn, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố tiếp không quá 01 tháng kể từ ngày ra quyết định phục hồi.

2. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải gửi quyết định phục hồi cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

4. Phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

>> Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục tố cáo và khởi kiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ?

Cùng với quy định mới về tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Điều 149 Bộ luật TTHS năm 2015 đã quy định về phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Với quy định này, thẩm quyền ra quyết định phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố chỉ thuộc về cơ quan điều tra và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Tuy nhiên, theo khoản 4 Điều 147 Bộ luật TTHS năm 2015, Viện kiểm sát cũng có quyền ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Do đó, khi lý do tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không còn, Viện kiểm sát cũng có quyền ra quyết định phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Nói cách khác, Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đều có quyền ra quyết định phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Theo đó, chúng tôi kiến nghị sửa đổi khoản 1 Điều 149 Bộ luật TTHS năm 2015 như sau:
“1. Khi lý do tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không còn, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố tiếp không quá 01 tháng kể từ ngày ra quyết định phục hồi…”.
Đồng thời, chúng tôi cho rằng, cần sửa đổi một số điều luật có liên quan theo hướng bổ sung quyền ra quyết định phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố cho các chủ thể tương ứng để đảm bảo tính thống nhất, chặt chẽ, cụ thể:
Thứ nhất, sửa đổi điểm a, khoản 2 Điều 36 Bộ luật TTHS năm 2015 như sau:
“2. Khi tiến hành tố tụng hình sự, Thủ trưởng Cơ quan điều tra có những nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; quyết định phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; quyết định khởi tố, không khởi tố, bổ sung hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án; quyết định khởi tố, bổ sung hoặc thay đổi quyết định khởi tố bị can; quyết định nhập hoặc tách vụ án; quyết định ủy thác điều tra;...”.
Thứ hai, sửa đổi điểm b, khoản 2 Điều 39 Bộ luật TTHS năm 2015 như sau:
“2. Khi tiến hành tố tụng hình sự đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lý lịch người phạm tội rõ ràng, những người quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 35 của Bộ luật này có những nhiệm vụ, quyền hạn: ...
b) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; quyết định phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; quyết định khởi tố, không khởi tố, thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án; quyết định khởi tố, thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can”.
Thứ ba, sửa đổi điểm b, khoản 3 Điều 39 như sau:
>> Xem thêm: Thế nào là tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản ? Hình phạt hành vi chiếm đoạt tài sản
“3. Khi tiến hành tố tụng hình sự đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp, những người được quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 35 của Bộ luật này có những nhiệm vụ, quyền hạn: ...
b) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; quyết định phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; quyết định khởi tố, không khởi tố, thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án”.
Thứ tư, sửa đổi điểm b, khoản 2 Điều 40 Bộ luật TTHS năm 2015 như sau:
“2. Khi tiến hành tố tụng hình sự, những người được quy định tại điểm e và điểm g khoản 2 Điều 35 của Bộ luật này có những nhiệm vụ, quyền hạn: ...
b) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết nguồn tin về tội phạm; quyết định phục hồi giải quyết nguồn tin về tội phạm; quyết định khởi tố, không khởi tố, thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án”.
Thứ năm, sửa đổi điểm b, khoản 2 Điều 41 Bộ luật TTHS năm 2015 như sau:
“2. Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự, Viện trưởng Viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn:
b) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết nguồn tin về tội phạm; quyết định phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; quyết định khởi tố, không khởi tố, bổ sung hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án; quyết định khởi tố, bổ sung hoặc thay đổi quyết định khởi tố bị can; quyết định nhập, tách vụ án”

5.Một số giải pháp nâng cao chất lượng kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm

>> Tham khảo bài viết liên quan: Không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ góp có bị coi là hành vi chiếm đoạt tài sản không ?

Tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố là bước khởi đầu và là công tác đặc biệt quan trọng trong tố tụng hình sự cũng như trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Theo quy định của tư pháp hình sự và yêu cầu cải cách tư pháp, những năm qua Viện kiểm sát các cấp đã thực hiện nghiêm quy định của pháp luật, đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần nâng cao chất lượng giải quyết án hình sự

Ngày 24/11/2014, tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật tổ chức VKSND năm 2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2015, đã quy định mở rộng phạm vi THQCT là ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đến khi VKSND ra quyết định truy tố hoặc đình chỉ, tạm đình chỉ.

Tiếp đó, ngày 24/11/2014, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII cũng đã thông qua Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 đã quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi giải quyết, kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố (tại các Điều 145, 159, 160). Trong đó quy định chi tiết về các khái niệm, thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố... Có thể nói, đây là căn cứ pháp lí vững chắc cho hoạt động giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố nói chung, hoạt động THQCT và kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của Viện kiểm sát nói riêng; đặc biệt là mở rộng, tăng thẩm quyền, trách nhiệm của Viện kiểm sát.

Ngoài ra, ngày 22/12/2017, Bộ Công an – Bộ Quốc phòng – Bộ Tài chính – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của BLTTHS năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; Thông tư này đã tháo gỡ được khó khăn, vướng mắc cho VKSND cũng như các cơ quan có thẩm quyền trong giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận luật sư hình sự - Công ty luật Minh Khuê