cho tiện quản lý điều hành công việc. Để ràng buộc, khống chế sự lộng hành, lộng quyền ( nếu có ) trong vai trò Giám đốc của cô ấy, chúng tôi cũng có nghiên cứu Luật lao động và Luật Doanh nghiệp song thấy có nhiều điều chồng chéo bất cập và thấy rằng việc ký kết hợp đồng ủy quyền quản lý đối với cô ta là phù hợp hơn cả, nhưng ai là người ký với cô ta khi công ty không có Hội đồng thành viên ? con gái tôi là thành viên chiếm 95% vốn điều lệ có ký với cô ta được ko ? hay vợ chồng tôi trong vai trò Hội đồng cố vấn có thể ký được với cô ấy ? nội dung hợp đồng cụ thể chi tiết mang tính pháp lý ra sao ?... Chúng tôi rất cần sự giúp đỡ, tư vấn của Luật sư, tránh xảy ra xung đột rủi ro về sau. Trân thành cảm ơn!
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục chuyên mục hỏi đáp pháp luật của công ty Luật Minh Khuê.
>> Luật sư tư vấn Luật Doanh nghiệp trực tuyến, gọi: 1900.6162
Trả lời
Chào quý khách! cảm ơn quý khách hàng đã gửi câu hỏi về hộp thư tư vấn của chúng tôi, Vấn đề quý khách đang vướng mắc chúng tôi xin được tư vấn như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Theo quy định tại điểm đ-khoanr1- Điều 56-Luật doanh nghiệp năm 2014 Hội đồng thành viên có thẩm quyền ra quyết định bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm, ký và chấm dứt hợp đồng lao động với Giám đốc. Như vậy nhận thấy một số vấn đề sau:
- Khoản 1-Điều 56 quy định: Hội đồng thành viên gồm tất cả các thành viên công ty, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty.Vậy, Hội đồng thành viên của Công ty mà bạn đề cập bao gồm hai thành viên là con bạn và người góp vốn. Và cơ quan này có quyền quyết định sự tồn tại của Giám đốc trong công ty. Điều đó cũng có nghĩa con bạn không có thẩm quyền ký kết hợp đồng bổ nhiệm giám đốc với thành viên góp vốn còn lại. Theo quy định tại điểm a-khoản 3-Điều 60, Nghị quyết của Hội đồng thành viên về vấn đề trên được thông qua khi được ít nhất 65% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp biểu quyết tán thành. Mặt khác con bạn nắm giữ 95% vốn điều lệ tức là nắm quyền chi phối trong công ty nên thực tế con bạn nắm toàn quyền quyết định.
- Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 Giám đốc có thể là thành viên của công ty hoặc không phải là thành viên của công ty. Trong trường hợp mà ký kết hợp đồng với một người không phải là thành viên của công ty thì hình thức, nội dung của hợp đồng tuân theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012.
- Về Hội đồng cố vấn:
Hiện nay Luật doanh nghiệp 2014 không có quy định nào điều chỉnh về hội đồng cố vấn trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên và căn cứ vào quy định của Luật doanh nghiệp thẩm quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm, ký và chấm dứt hợp đồng lao động đối với Giám đốc thuộc về Hội đồng thành viên. Vậy, vợ chồng bạn muốn lập nên Hội đồng cố vấn để ký hợp đồng ủy quyền quản lý là không phù hợp với quy định của pháp luật.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài, gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Tư vấn Luật Doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuê