NỘI DUNG TƯ VẤN​

1. Quyền tác giả và internet

1.1 Quyền tác giả

Một số tiến bộ công nghệ đã gây sức ép đối với sự tiến triển của luật quyền tác giả, như có thể thấy qua các lần xem xét lại Công ước Berne diễn ra trong khuôn khổ các Hội nghị ngoại giao được tổ chức vào các năm 1908, 1928, 1948, 1967 và 1971. Hội nghị ngoại giao về một số vấn đề quyền tác giả và quyền liên quan từ 2 đến 20 tháng 12 năm 1996 đã thông qua WCT và WPPT có thể được coi là sự mở rộng các nỗ lực đó nhằm cập nhật và làm rõ luật quyền tác giả. Vì các lý do cụ thể, tại thời điểm này người ta đã cảm thấy rằng thông qua những Hiệp định mới là việc làm tốt hơn so với việc sửa đổi Công ước Berne và Công ước Rome.

Các Hội nghị ngoại giao diễn ra khoảng 20 năm một lần và phản ánh các thách thức công nghệ của giai đoạn đó. Luật quyền tác giả và các mục đích, mục tiêu làm cơ sở cho chúng đã đương đầu được với mọi thách thức mà công nghệ đặt ra, bao gồm máy quay đĩa, phát thanh, truyền hình, máy sao chụp, VCR, CD và DVD. Tuy nhiên, hiện nay có một thách thức lớn đối với quyền tác giả đang được đặt ra cho chúng ta: Internet.

1.2 Internet:

Trong khi Internet chưa xâm nhập tới mọi nhà (theo ước tính hiện nay, số người sử dụng Internet là 560 triệu, hoặc 9% dân số thế giới), việc sử dụng là đủ rộng và đang gia tăng với tốc độ không thể bỏ qua. Tác động của nó tổi hoạt động kinh doanh cấp cơ sở cũng không thể bỏ qua. Nó có khả năng cho phép mọi người tiếp cận một cách không giới hạn với các sản phẩm, dịch vụ, thông tin và hẩu như vào cùng một lúc. Vì điều tốt đẹp lớn lao mà sự tiến bộ cụ thể này có thể mang lại, chúng ta phải giữ không đề nó bị sử dụng vì mục đích bất hợp pháp hoặc không đúng đắn, hoặc vì những lý do tiêu cực khác. Internet không thể trở thành khu vực không có luật pháp dành cho hoạt động bất hợp pháp, được đặc trưng bởi nạn trộm cắp, chiếm đoạt, lừa dối hoặc hoạt động tội phạm khác.

Luật quyền tác giả và tác phẩm mà chúng bảo hộ đang bị thách thức trong bối cảnh Internet. Trong nửa đầu của những năm 1990, cộng đồng quyền tác giả đã tập trung thảo luận tại WIPO về tác động của Internet đối với xã hội và SHTT. Các Hiệp định Internet của WIPO, WCT và WPPT đã bắt đầu có hiệu lực, theo thứ tự, vào tháng 3 và tháng 5 năm 2002. Phần tiếp theo sẽ trình bày các sự kiện gần đây nhất đang thử thách khả năng sống còn và sức mạnh của các Hiệp định Internet.

2. Đầu máy video ca - xét (VCR)

VCR đã được phát triển và giới thiệu với khả năng kỹ thuật ghi Chương trình truyền hình, đồng thời một số loại đã có ổ ca-xét hai cửa, cho phép ghi băng tại nhà từ những ca-xét khác. Một vụ kiện lớn ở Hoa Kỳ (giữa Sony Corp, và Universal City Studios, Inc., số 464 U.S. 417 (1984)) đã diễn ra về công nghệ mới này. Cuối cùng vụ kiện đã được Toà án tới cao Hoa Kỳ quyết định, cho rằng hành vi ghi băng Chương trình phát sóng tự do trên không trung do người tiêu dùng thực hiện tại nhà để xem lại sau là hành vi "sử dụng hợp lý", đồng thời đã sử dụng thuật ngữ "chuyển thời gian" khi nói về việc ghi Chương trình và sản phẩm truyền hình để xem sau. Sao chép cá nhân được coi là một trường hợp miễn trừ đối với xâm phạm quyền tác giả ở nhiều nước. Sao chép cá nhân thường song hành với hệ thống đánh thuế trên vật liệu ghi (băng trắng và phần cứng) để bù lại những thất thoát đi kèm với sao chép cá nhân, một hệ thống dường như đã thiết lập sự cần bằng hợp lý giữa các bên có lợi ích liên quan trong vấn đề này.

3. Cuộc cách mạng số:

Năm 1995, một quan chức truyền thông có uy tín tiên đoán rằng một sự thay đổi từ nguyên tử sang bit là không thể đảo ngược được và không thể ngăn cản được. Phong trào ghi âm nhạc theo phương pháp tín hiệu tương tự hoặc sóng trên những vật liệu chất dẻo, tương tự như việc con người xử lý chậm chạp hầu hết thông tin dưới dạng sách, tạp chí, báo và VCR, đã bị bỏ rơi để nhường chỗ cho cách truyền dữ liệu điện tử tức thời và không tốn kém, với vận tốc ánh sáng. Trên thực tế, cuộc cách mạng số đã thực sự bắt đầu năm 1981, khi Philips và Sony cùng nhau phát triển được CD và khéo léo chào bán li-xăng công nghệ này cho bất kỳ nhà sản xuất hoặc công ty nào đồng ý với một hợp đồng li-xăng và sự thu xếp về thù lao. Đây là lần đầu tiên dân chúng bình thường được biết đến và sử dụng những lượng dữ liệu lớn với chi phí hợp lý.

4. Những thách thức từ phía Napster:

Công nghệ mới (MP-3) đã làm cho việc nén các tệp âm nhạc trở nên dễ dàng, để chúng chỉ chiếm không gian nhỏ hơn nhiều, dễ dàng được tải lên, tải xuống Internet và có thể lưu trữ một cách thuận tiện trong thiết bị di động. Hầu hết các hoạt động này diễn ra mà người có quyền đối với bản nhạc đó không biết hoặc không có sự đồng ý của người đó, vì vậy là sự vi phạm tinh thần, ý chí và quy định rõ ràng của luật quyền tác giả. Napster giúp đỡ việc chia sẻ tệp âm nhạc MP-3 (cũng như tệp chứa tác phẩm khác có quyền tác giả), không những từ máy chủ trung tâm có cơ sở dữ liệu chứa hàng nghìn tệp đến người tiêu dùng mà còn từ một người tiêu dùng này tới một người tiêu dùng khác không nhất thiết phải có máy chủ trung tâm, tức là loại giao dịch được biết đến rộng rãi với tên gọi bằng hữu-tới-bằng hữu (peer-to-peer, p2p). Hoạt động này hầu như luôn luôn không được người có quyền biết đến hoặc đồng ý.

Do kết quả của các vụ tranh tụng mà những công ty ghi âm lớn khởi kiện, chủ sở hữu công nghệ MP-3 đã giao kết một hợp đồng li-xăng với chủ sở hữu hợp pháp của bản ghi âm nhạc, nhờ đó hợp pháp hoá các hoạt động của mình. Một khoản thù lao quyền tác giả hoặc phí li-xăng theo thỏa thuận sẽ được trả cho một số hình thức sử dụng tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả. Những người tiêu dùng mong muốn được hưởng lợi thế của công nghệ mới thông qua mô hình kinh doanh này sẽ giao kết hợp đồng thuê bao với nhà cung cấp, ví dụ với công ty MP- 3. Đổi lại việc phải trà một khoản phí thuê bao hàng tháng hoặc hàng năm nhỏ bé, người tiêu dùng sẽ nhanh chóng và dễ dàng tiếp cận với một khối lượng âm nhạc khổng lồ được ghi âm sân, theo một khuôn khổ pháp lý đảm b sự toàn vẹn của luật quyền tác giả. Mô hình kinh doanh này là khả thi vì máy chủ trung tâm đóng vai trò cốt lõi của hoạt động đó.

Mặt khác, đối với hoạt động p2p mà Chương trình Napster và các hãng con của nó (chẳng hạn Gnutella, Freenet, OpenNap và Aimster) đã tạo ra và hỗ trợ, không có máy chủ trung tâm để nhận biết hoạt động bất hợp pháp. Người ta gợi ý rằng câu trà lời cho lĩnh vực hoạt động bất hợp pháp cụ thể này sẽ được tìm thấy trong công nghệ, Chẳng hạn một Chương trình phần mềm máy tính nhận diện những giao dịch như vậy và những cá nhân hoặc pháp nhân có liên quan tới hoạt động này. Người tiêu dùng quan tâm nhiều và cần đến âm nhạc; và cụ thể hơn là âm nhạc được cung cấp cho mình theo cách thức dễ dàng nhất có thể và với giá rẻ nhất có thể.

Ngày 12 tháng 2 năm 2001, Toà phúc thẩm Hoa Kỳ khu vực số 9 đã ra một phán quyết đánh dấu mốc trong một vụ kiện quan trọng, vụ kiện giữa A&M Records, Inc., et al. và Napster, Inc.

Toà đã phán quyết rằng lý lẽ biện hộ dựa trên hành vi "sử dụng hợp lý" mà Napster khẳng định đã diễn ra thông qua việc lấy mẫu, thay đổi địa điểm và việc phân phối hợp pháp là không có giá trị và cũng đã phán quyết rằng hệ quả của việc đó là Napster sẽ bị quy kết trách nhiệm đồng loã xâm phạm quyền tác giả nếu như vụ án đã được xét xử tại toà án cấp quận. Napster đã nhận được thông báo mang tính pháp lý thực sự về tính chất xâm phạm của hoạt động do họ thực hiện, nhưng đã không có bất kỳ hành động gì nhằm sửa chữa sự xâm phạm đó; Napster cũng đã không giám sát hệ thống của họ, điều mà toà cho rằng có thể thực hiện được thông qua khả năng theo dõi tệp của họ. Napster cũng có thể bị quy trách nhiệm gián tiếp về những xâm phạm của người sử dụng. Toà phán quyết rồng, trái với khẳng định của Napster, các quy định về bãi đáp an toàn trong Đạo luật quyền tác giả thiên niên kỷ số của Hoa Kỳ áp dụng đối với các ISP đã không áp dụng được đối với Napster.

Sự ưa chuộng đối với Napster đã bùng nổ vào năm 2000, lúc đó có khoảng 80 triệu người sử dụng, những người đã tự do trao đổi âm nhạc được bảo hộ quyền tác giả. Các hoạt động của Napster đã tác động tiêu cực đến việc bán CD hợp pháp và tương tự như vậy đã là một trở ngại đối với người có quyền hợp pháp (các công ty ghi âm) trong nỗ lực tham gia kinh doanh phân phối âm nhạc trực tuyến qua Internet bằng hoạt động riêng của họ. Các hoạt động của Napster bị coi là nhằm lợi ích thương mại: số người sử dụng mà hãng có thể phục vụ và giới thiệu càng nhiều hơn thì hãng càng có thể nhận được nhiều nguồn vốn đầu tư hơn và cổ phiếu của của hãng càng trở nên có giá trị hơn. Cuối cùng, toà đã từ chối việc thiết lập một sự dàn xếp về li-xăng cưỡng bức có thể hợp pháp hoá các hoạt động của Napster (theo lời văn của chính toà án, "sẽ giúp cho Napster thoát dễ dàng 1 khởi vụ kiện").

Một lý lẽ quan trọng khác trong vụ kiện này cần được để cập đến ở đây. Napster lập luận rằng các hoạt động của mình không hơn gì việc sao chép tại nhà và sử dụng cá nhân mà Toà án tới cao Hoa Kỳ đã chấp nhận trong trường hợp cụ thể đối với VCR trong vụ kiện giữa Sony và Universal. Toà đã phân biệt hai vụ kiện này trong khi bác bỏ lời biện hộ của Napster. Việc sử dụng VCR có tính hợp pháp cơ bản và chỉ kéo theo sự lạm dụng tiềm tàng đối với các quyền sao chép. Trái lại, việc sử dụng của Napster về cơ bản là sử dụng bất hợp pháp (các văn bản liên quan đã khẳng định rằng Napster đã xây dựng hoạt động kinh doanh của họ trên giả thiết này) và cũng vi phạm quyền phân phối.

Napster chấm dứt dịch vụ của họ vào tháng 7 năm 2001. Kể từ đó, Napster và các công ty ghi âm đang chuẩn bị cho một phiên xét xử tại một Toà án liên bang cấp quận ở miền bác California, trong đó các công ty đang đời bồi thường thiệt hại. Tháng 2 năm 2002, thẩm phán Marilyn Patel của Toà án liên bang cấp quận đã viết rằng thiệt hại đó có thể lên tới hàng tỉ đô-la. Vụ kiện Napster, như ta được biết, là vụ quan trọng vì một số lý do. Chia sẻ tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả trên Internet mà không được phép của người có quyền hợp pháp thì bị coi là bất hợp pháp, trái với luật quyền tác giả và phải chịu hình phạt theo tất cả các chế tài có thể áp dụng đối với hành vi xâm phạm. Tuy vụ kiện này đã diễn ra ở Hoa Kỳ, nó là một tiền lệ quan trọng trong một lĩnh vực pháp luật thay đổi nhanh chóng, hoàn toàn dựa trên các quy định của WCT và WPPI có thể được coi là nguồn luật tốt cho những nước khác đang trong quá trình thi hành các quy định của hai Hiệp ước này. Cuối cùng, tuy vụ kiện liên quan đến âm nhạc nhưng các nguyên tắc ở đó cũng được áp dụng cho phim, cho video, phần mềm máy tính và tác phẩm văn học.

Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu đến Công ty Luật Minh Khuê, trên đây là nội dung tư vấn của Công ty, nội dung tư vấn có giá trị tham khảo, nếu còn vấn đề mà quý khách hàng còn chưa rõ xin vui lòng liên hệ đến tổng đài của Công ty Luật Minh Khuê 1900.6162 hoặc vui lòng gửi tin nhắn đến email [email protected] để được giải đáp thắc mắc. Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật - Công ty Luật Minh Khuê