Sau đó chị A lấy giấy chứng nhận sở hữu nhà đi thế chấp ngân hàng để vay tiền, nay số lãi đã quá lớn nên tháng 8 năm 2014 ngân hàng đã khởi kiện ra tòa án đòi phát mại. Ngoài ra có thể chị A cũng nợ tiền 1 số nơi khác Vậy tôi xin hỏi là: Nếu nhà cũ của tôi bị bán ra thì chúng tôi có lấy lại được số tiền nợ của chị A với tôi không ? Theo luật thì tôi là người liên đới tới tài sản thế chấp đó thì có được ưu tiên gì không? Phải làm cách nào, làm những thủ tục gì để có thể đòi lại số tiền đó để ko bị mất trắng ? Xin chân thành cám ơn !
Người gửi: Nam
Câu hỏi được biên tập từ Chuyên mục hỏi đáp pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê
Luật sư tư vấn dân sự gọi:1900.6162
Trả lời:
Chào bạn, Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:
Cơ sở pháp lý:
Luật thi hành án dân sự năm 2008
Nội dung phân tích:
Nếu nhà cũ của tôi bị bán ra thì chúng tôi có lấy lại được số tiền nợ của chị A với tôi không ?
"Điều 121. Giao dịch dân sự
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự."
Như vậy vào Năm 2011 bạn có bán 1 căn nhà cho chị A với giá 11 tỷ, chị A chưa đủ tiền nên chỉ trả 8 tỷ rồi xin trả dần sau một thời gian, sau khi sang tên nhà cho chị A thì nhà bạn vẫn ở lại nhà cũ cho đến khi chị A trả đủ số tiền còn lại, và có viết giấy nợ viết tay, có chữ ký nhưng không có công chứng. Từ những tình tiết này cho thấy bạn và chị A đã có giao dịch dân sự là giấy nợ viết tay xác nhận việc chị A còn nợ bạn 4 tỉ đồng. Từ đó làm phát sinh quyền của bạn là nhận lại số tiền 4 tỉ đồng và làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ của chị A. Việc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự này chỉ phát sinh khi có một giao dịch dân sự khác làm chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự này. Trong trường hợp của bạn, bạn đưa ra là khi ngân hàng phát mại căn nhà thì bạn có lấy lại được số tiền nợ mà chị A nợ bạn không? câu trả lời là bạn vẫn lấy lại được số tiền nợ mà chị A nợ. Do căn cứ vào điều 121, giữa bạn và chị A cần phải có 1 giao dịch dân sự để chấm dứt quyền đòi nợ của bạn và nghĩa vụ trả nợ của chị A, trong khi đó việc ngân hàng phát mại căn nhà không được coi là giao dịch dân sự làm chấm dứt quyền và nghĩa vụ trả nợ.
Về thứ tự ưu tiên thanh toán khi phát mại căn nhà.
Căn cứ khoản 3 điều 47 luật thi hành án dân sự 2008 quy đinh: Số tiền thu được từ việc bán tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bán tài sản mà bản án, quyết định tuyên kê biên để bảo đảm thi hành một nghĩa vụ cụ thể được ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ được bảo đảm đó sau khi trừ các chi phí về thi hành án. Tức là số tiền bán được từ tài sản thế chấp là căn nhà sau khi trừ đi chi phí về thì hành án sẽ được ưu tiên thanh toán cho khoản nợ đối với ngân hàng. Nếu sau khi đã thanh toán khoản nợ cho ngân hàng mà vẫn còn thừa tiền từ việc phát mại căn nhà thì số tiền này sẽ được trả lại cho chị A.
Phải làm cách nào, làm những thủ tục gì để có thể đòi lại số tiền đó để ko bị mất trắng ?
Điều 477, 478 Bộ luật Dân sự quy định:
Điều 477. Thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn
1. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, nếu không có thoả thuận khác.
2. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản, còn bên vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ, nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý.
Điều 478. Thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn
1. Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý, còn bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên vay đồng ý.
2. Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, nếu không có thoả thuận khác.
Vậy nếu hợp đồng của bạn tức là giấy vay nợ có chữ ký của chị A là hợp đồng vay không có kỳ hạn thì bạn có thể đòi lại số tiền 4 tỉ trong bất kỳ thời gian nào nhưng phải thông báo cho chị A trước một thời hạn hợp lý. Nếu hợp đồng cho vay của bạn là loại hợp đồng có kỳ hạn và không có lãi thì bạn chỉ được đòi lại 4 tỉ trước kì hạn nếu được chị A đồng ý.
Trong trường hợp, khi hết thời hạn thông báo mà chị A vẫn không thanh toán khoản nợ cho bạn thì bạn có thể khởi kiện lên tòa án nhân dân cấp huyện để yêu cầu tòa án giải quyết.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.
Trân trọng./.
BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT - CÔNG TY LUẬT MINH KHUÊ.