1.Các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng

1. Sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi sau đây:

a) Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này;

b) Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

c) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc;

d) Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;

đ) Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng;

e) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.

2. Thực hiện tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

3. Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử; phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử; xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử của người khác.

4. Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng; tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng.

5. Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi.

6. Hành vi khác vi phạm quy định của Luật này.

2.Quyền và nghĩa vụ của đại lý dịch vụ viễn thông?

Theo quy định tại điều 15 Luật viễn thông 2019 thì:

Ngoài các quyền, nghĩa vụ quy định tại Luật thương mại, đại lý dịch vụ viễn thông còn có các quyền, nghĩa vụ sau đây:

1. Thiết lập hệ thống thiết bị đầu cuối tại địa điểm được sử dụng để cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ viễn thông tại địa điểm đó theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý dịch vụ viễn thông;

2. Thực hiện việc cung cấp, bán lại dịch vụ viễn thông theo quy định của Luật này;

3. Từ chối cung cấp dịch vụ cho người sử dụng dịch vụ viễn thông vi phạm quy định tại Điều 12 của Luật này hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

4. Thực hiện quy định về bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin;

5. Yêu cầu doanh nghiệp viễn thông ký hợp đồng đại lý dịch vụ viễn thông hướng dẫn, cung cấp thông tin về dịch vụ viễn thông và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của doanh nghiệp viễn thông đó;

6. Thực hiện thời gian cung cấp dịch vụ viễn thông theo quy định của chính quyền địa phương;

7. Cung cấp dịch vụ viễn thông theo chất lượng và giá cước trong hợp đồng đại lý dịch vụ viễn thông.

3.Vi phạm các quy định về Giấy phép bưu chính xử phạt hành chính như thế nào?

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thông báo không đúng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính khi có thay đổi liên quan đến Giấy phép bưu chính theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính khi có thay đổi liên quan đến Giấy phép bưu chính theo quy định của pháp luật.

3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Cung ứng dịch vụ bưu chính không đúng với nội dung ghi trong giấy phép;

b) Tẩy xóa, sửa chữa nội dung trong Giấy phép bưu chính;

c) Không bảo đảm mức vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Cung ứng dịch vụ bưu chính nhưng không có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính;

b) Mua bán, cầm cố Giấy phép bưu chính;

c) Cho thuê, cho mượn Giấy phép bưu chính; chuyển nhượng Giấy phép bưu chính trái pháp luật.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng Giấy phép bưu chính từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép bưu chính thu hồi Giấy phép bưu chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 4 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3, các điểm a và c khoản 4 Điều này;

c) Buộc phải đảm bảo mức vốn tối thiểu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.

3.Tôi đang sử dụng mạng điện thoại của Công ty Cổ phần dịch vụ bưu chính, viễn thông MH. Qua nhiều tháng sử dụng với thuê bao trả sau, công ty này đã nhiều lần không lập hóa đơn thanh toán giá cước dịch vụ viễn thông theo hình thức trả sau cho tôi. Tôi muốn biết, hành vi không lập hóa đơn thanh toán giá cước cho người sử dụng dịch vụ viễn thông theo hình thức trả sau của Công ty Cổ phần dịch vụ bưu chính, viễn thông MH bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Điều 34 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, quy định như sau:

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Lập hóa đơn thanh toán giá cước dịch vụ viễn thông không thể hiện đầy đủ hoặc không chính xác về giá cước và số tiền phải thanh toán đối với từng loại dịch vụ viễn thông hoặc thuế giá trị gia tăng và tổng số tiền phải thanh toán cho người sử dụng dịch vụ viễn thông thanh toán theo hình thức trả sau;

b) Không cung cấp cho thuê bao viễn thông bảng kê chi tiết miễn phí một lần kèm theo hóa đơn theo quy định đối với các dịch vụ viễn thông theo danh mục dịch vụ do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định;

c) Thu cước cuộc gọi từ điện thoại cố định đến các số liên lạc khẩn cấp hoặc dịch vụ 116 hoặc dịch vụ báo hỏng số thuê bao điện thoại cố định;

d) Không lập hóa đơn thanh toán giá cước cho người sử dụng dịch vụ viễn thông theo hình thức trả sau.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không áp dụng đúng phương pháp xác định doanh thu dịch vụ viễn thông;

b) Không thực hiện điều chỉnh Báo cáo doanh thu dịch vụ viễn thông phù hợp với kết quả của kiểm toán;

c) Báo cáo doanh thu dịch vụ viễn thông không đúng thời hạn quy định với cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông;

d) Báo cáo doanh thu dịch vụ viễn thông không chính xác hoặc không đầy đủ các nội dung theo quy định.

3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo doanh thu dịch vụ viễn thông với cơ quan quản lý nhà nước về viễn thông.

4. Phạt tiền từ 170.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi khấu trừ không đúng số tiền phải thanh toán theo giá cước quy định cho người sử dụng dịch vụ viễn thông thanh toán theo hình thức trả trước.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc hoàn trả hoặc buộc nộp lại cước phí đã thu không đúng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 và khoản 4 nêu trên.

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi không lập hóa đơn thanh toán giá cước cho người sử dụng dịch vụ viễn thông theo hình thức trả sau của Công ty Cổ phần dịch vụ bưu chính, viễn thông MH sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

4. Công ty tôi dự định kinh doanh dịch vụ Internet. Công ty đã đăng ký làm đại lý bưu chính viễn thông cho các Công ty bưu chính viễn thông. Trong quá trình kinh doanh, Công ty đã không niêm yết công khai nội quy sử dụng dịch vụ Internet theo quy định. Hành vi này của công ty tôi có bị xử phạt vi phạm hành chính không?

Trả lời:

Điều 35 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, quy định như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không ghi số đăng ký kinh doanh đại lý Internet trên biển Đại lý Internet đối với đại lý Internet phải ký hợp đồng đại lý Internet;

b) Không ghi tên doanh nghiệp hoặc không ghi số Giấy phép cung cấp dịch vụ Internet của doanh nghiệp trên biển Điểm truy nhập Internet công cộng;

c) Không thể hiện đầy đủ các hành vi bị cấm theo quy định trong nội quy sử dụng dịch vụ Internet;

d) Không niêm yết công khai nội quy sử dụng dịch vụ Internet theo quy định.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không treo biển Đại lý Internet hoặc Điểm truy nhập Internet công cộng;

b) Thiết lập hệ thống thiết bị đầu cuối ngoài địa điểm được quyền sử dụng để cung cấp dịch vụ truy nhập Internet;

c) Hệ thống thiết bị Internet không đáp ứng các yêu cầu về bảo đảm an toàn an ninh thông tin theo quy định;

d) Cung cấp dịch vụ truy nhập Internet có chất lượng thấp hơn hoặc có giá cước cao hơn trong hợp đồng đại lý Internet.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không tuân thủ thời gian hoạt động của đại lý Internet hoặc của điểm truy nhập Internet công cộng theo quy định;

b) Sử dụng không đúng đường truyền thuê bao trong hợp đồng đại lý với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet để cung cấp dịch vụ truy nhập Internet cho công cộng;

c) Tổ chức hoặc cho phép người sử dụng Internet sử dụng tính năng của máy tính tại địa điểm kinh doanh của mình để thực hiện hành vi bị cấm theo quy định về sử dụng Internet và thông tin trên mạng;

d) Điểm truy nhập Internet công cộng không có hợp đồng đại lý Internet theo quy định;

đ) Để người sử dụng Internet truy cập, xem, tải các thông tin, hình ảnh, phim có nội dung đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với đại lý Internet công cộng có hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, c và đ khoản 3 nêu trên;

b) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với điểm truy nhập Internet công cộng có hành vi vi phạm quy định tại các điểm c và đ khoản 3 nêu trên.

Như vậy, căn cứ quy định nêu trên, hành vi không niêm yết công khai nội quy sử dụng dịch vụ Internet theo quy định của Công ty Cổ phần AQ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, mức phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng.