1. Bản cáo trạng là gì ?Phân biệt Bản luận tội và Bản cáo trạng

>> Xem thêm: Chiến thuật hỏi cung bị can là gì ? Các bước tiến hành việc hỏi cung bị can

Bản cáo trạng là văn bản pháp lý do Viện kiểm sát lập ra khẳng định việc truy tố bị can ra trước tòa án để xét xử. Bản cáo trạng phải được giao cho bị can và lưu trong hồ sơ vụ án.

Hay đây là quyết định của viện kiểm sát truy tố bị can trước tòa án. Bản cáo trạng phải dựa vào bản kết luận điều tra để nêu rõ: ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm xảy ra tội phạm; ai là người đã thực hiện hành vi phạm tội, thủ đoạn, mục đích, hậu quả của tội phạm và những tình tiết quan trọng khác; những chứng cứ xác định tội trạng của bị can, những tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ; nhân thân của bị canvà mọi tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án. Phần kết luận của cáo trạng ghi rõ tội danh và điều khoản Bộ luật hình sự được áp dụng.

Bản cáo trạng phải được giao cho bị can

TIÊU CHÍ BẢN CÁO TRẠNG BẢN LUẬN TỘI
Hình thức Văn bản pháp lý – một loại văn bản tố tụng được ghi nhận tại Điều 132 Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Lời trình bày luận tội tại phiên tòa.
Thời điểm tiến hành Trước khi tiến hành xét hỏi,Kiểm sát viên công bố bản cáo trạng và trình bày ý kiến bổ sung (nếu có). Ý kiến bổ sung không được làm xấu đi tình trạng của bị cáo. Sau khi kết thúc việc xét hỏi, Kiểm sát viên trình bày luận tội.

=>> Như vậy, sau khi Kiểm sát viên đã công bố bản cáo trạng vào thời điểm giai đoạn bắt đầu việc tranh tụng tại phiên tòa và trải qua quá trình xét hỏi xong thì sau đó Kiểm sát viên mới tiến hành trình bày lời luận tội.
Nội dung – Bản cáo trạng ghi rõ:

+Diễn biến hành vi phạm tội; +Những chứng cứ xác định hành vi phạm tội của bị can, thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra;

+Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;

+ Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đặc điểm nhân thân của bị can; việc thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật và việc xử lý vật chứng;

+Nguyên nhân và điều kiện dẫn đến hành vi phạm tội và tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án.

– Phần kết luận của bản cáo trạng ghi rõ tội danh và điều, khoản, điểm của Bộ luật hình sự được áp dụng.

– Bản cáo trạng phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra cáo trạng; họ tên, chức vụ và chữ ký của người ra bản cáo trạng.

– Nội dung luận tội phải phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện, đầy đủ:

+Những chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội; tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; hậu quả do hành vi phạm tội gây ra; nhân thân và vai trò của bị cáo trong vụ án;

+Tội danh, hình phạt, áp dụng điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự, +Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự;

+Mức bồi thường thiệt hại, xử lý vật chứng, biện pháp tư pháp;

+Nguyên nhân, điều kiện phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án.

– Luận tội của Kiểm sát viên phảicăn cứ vào: những chứng cứ, tài liệu, đồ vật đã được kiểm tra tại phiên tòa và ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa.

– Đề nghị kết tội bị cáo theo toàn bộ hay một phần nội dung bản cáo trạng hoặc kết luận về tội nhẹ hơn; đề nghị mức hình phạt chính, hình phạt bổ sung, biện pháp tư pháp, trách nhiệm bồi thường thiệt hại, xử lý vật chứng.

– Kiến nghị các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.

Ý nghĩa Là văn bản pháp lý thể hiện quan điểm của VKS về vụ án hình sự trên cơ sở kết quả hoạt động điều tra và ra quyết định truy tố bị can ra trước toà án để xét xử.

Nói cách khác, bản cáo trạng là văn bản pháp lý kết thúc giai đoạn điều tra và mở đầu một giai đoạn tố tụng mới, đó là giai đoạn xét xử sơ thẩm hình sự.

=>VKS quyết định truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng.

Bản luận tội không những là căn cứ để bị cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự và những người tham gia tố tụng khác đưa ra ý kiến, quan điểm của mình về toàn bộ vụ án mà VKS đã truy tố trước Tòa ántrên cơ sở hoạt động tranh tụng tại phiên tòa.

=> Bản luận tội của VKS là cơ sở để Tòa án xem xét, quyết định việc đưa ra phán quyết của mình đối với người phạm tội và toàn bộ vụ án theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định.

=>> Như vậy, bản luận tội của VKS phải “căn cứ vào những chứng cứ, tài liệu, đồ vật đã được kiểm tra và ý kiến của người tham gia tố tụng tại phiên tòa”, bởi vậy nó đảm bảo được tính khác quan, chính xác, đầy đủ hơn so với bản cáo trạng trước đó. Do đó, bản luận tội mang ý nghĩa quyết định hơn trong việc Tòa án đưa ra phán quyết đối với người phạm tội, đảm bảo nguyên tắc xét xử “đúng người, đúng tội” trong tố tụng hình sự.

2. Quyết định truy tố bị can

>> Xem thêm: Hỏi cung bị can là gì ? Phân tích quy định pháp luật về hỏi cung bị can ?

Với tính chất là một giai đoạn độc lập của hoạt động tố tụng hình sự, giai đoạn truy tố về hình sự có chức năng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể do luật định kiểm tra lại tính hợp pháp và có căn cứ của toàn bộ các hành vi tố tụng mà cơ quan Điều tra có thẩm quyền đã áp dụng để bảo đảm cho các quyết định của Viện kiểm sát được chính xác và khách quan góp phần truy cứu trách nhiệm hình sự đúng tội, đúng người và đúng pháp luật. Qua bài viết này đội ngũ chuyên viên Luật sư của văn phòng Luật sư Thủ Đô xin được phân tích, bình luận các quy định của pháp luật về quyết định truy tố bị can.

Quy định của pháp luật về truy tố bị can được quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 201, cụ thể như sau:

– Một là, Viện kiểm sát quyết định truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng.

– Hai là, bản cáo trạng ghi rõ diễn biến hành vi phạm tội; những chứng cứ xác định hành vi phạm tội của bị can, thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đặc điểm nhân thân của bị can; việc thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật và việc xử lý vật chứng; nguyên nhân và điều kiện dẫn đến hành vi phạm tội và tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án.

– Ba là, phần kết luận của bản cáo trạng ghi rõ tội danh và điều, khoản, điểm của Bộ luật hình sự được áp dụng.

– Bốn là, bản cáo trạng phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra cáo trạng; họ tên, chức vụ và chữ ký của người ra bản cáo trạng.

3. Bình luận vấn đề nhận hồ sơ, bản cáo trạng và thụ lý vụ án

Sau khi nhận hồ sơ của Viện kiểm sát, công tác chuẩn bị xét xừ là một việc rất quan trọng, thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa có nhiệm vụ kiểm tra và xử lý:

Trường hợp tài liệu trong hồ sơ vụ án, vật chứng kèm theo (nếu có) đã đầy đủ so với bảng kê tài liệu, vật chứng và bản cáo trạng đã được giao cho bị can hoặc người đại diện của bị can thì nhận hồ sơ vụ án;

Trường hợp tài liệu trong hồ sơ vụ án, vật chứng kèm theo (nếu có) không đủ so với bảng kê tài liệu, vật chứng hoặc bản cáo trạng chưa được giao cho bị can hoặc người đại diện của bị càn thì chưa nhận hồ sơ vụ án và yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, vật chứng; yêu cầu giao bản cáo trạng cho bị can hoặc người đại diện của bị can.

Tòa án phải kiểm tra xem việc truy tố có căn cứ không và tùy từng trường hợp, có quyền ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, trả hồ sơ để điều tra bổ sung, tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án. Nếu vụ án được đưa ra xét xử thì thẩm phán tiến hành những công việc trong quá trình chuẩn bị xét xử khi có đơn khiếu nại hoặc yêu cầu của những người tham gia tố tụng về việc vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; đề nghị thay đổi biện pháp ngăn chặn cho bị can, bị cáo; trả lại đồ vật đã bị tạm giữ v.v... thì Thẩm phán phải xem xét giải quyết. Đối với những yêu cầu, khiếu nại không thuộc thẩm quyền của mình, Thẩm phán phải báo cáo Chánh án Tòa án.

Trong khi chuẩn bị xét xử nếu thấy cần thiết, Thẩm phán có thể gặp trao đổi với người giám định đề nghị người giám định giải thích những điểm chưa rõ trong kết luận giám định; gặp đại diện cơ quan, tố chức để nắm được quan điểm của họ về việc giải quyết vụ án đối với những vấn đề có liên quan.

Việc giao, nhận hồ sơ vụ án và bản cáo trạng được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này và đưa vào hồ sơ vụ án. Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án kèm theo bản cáo trạng thì Tòa án phải thụ lý vụ án. Trong thời hạn 03 ngày kề từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án phải phân công Thẩm phán chủ tọa phiên tòa giải quyết vụ án.

4. Quy định về Chuyển hồ sơ vụ án và bản cáo trạng đến Tòa án

Điều 244. Chuyển hồ sơ vụ án và bản cáo trạng đến Tòa án

Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra bản cáo trạng, Viện kiểm sát phải chuyển hồ sơ vụ án và bản cáo trạng đến Tòa án. Trường hợp vụ án phức tạp thì thời hạn chuyển hồ sơ vụ án và bản cáo trạng đến Tòa án có thể kéo dài nhưng không quá 10 ngày.

Trường hợp vụ án có bị can bị tạm giam thì trước khi hết thời hạn tạm giam 07 ngày thì Viện kiểm sát thông báo cho Tòa án biết để xem xét, quyết định việc tạm giam bị can khi nhận hồ sơ vụ án.

5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố

Cơ quan điều tra truy nã bị can;

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu liên quan đến vụ án trong trường hợp cần thiết.

- Trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra nhằm kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ để quyết định việc truy tố hoặc khi Tòa án yêu cầu điều tra bổ sung mà xét thấy không cần phải trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra.

- Quyết định khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can trong trường hợp phát hiện vụ án còn có hành vi phamjt ội, người phạm tội khác chưa được khởi tố, điều tra và trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra bổ sung.

- Quyết định việc tách, nhập vụ án, chuyển vụ án để truy tố theo thẩm quyền, áp dụng thủ tục rút gọn, áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

- Quyết định gia hạn, không gia hạn thời hạn truy tố, thời hạn áp dụng các biện pháp ngăn chặn.

- Quyết định truy tố, không truy tố bị can.

- Quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án, bị can; quyết định phục hồi vụ án, bị can

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác để quyết định việc truy tố theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn truy tố:

- Kiểm sát hoạt động tố tụng hình sự của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật.

- Kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát hoạt động tư pháp theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Các nhiệm vụ, quyền hạn trên được thực hiện như sau:

-Tiếp nhận hồ sơ vụ án và thụ lý hồ sơ vụ án do Cơ quan điều tra tra chuyển đến

Theo Điều 41 Quy chế THQCT & KSĐT, khi nhận được bản kết luận điều tra đề nghị truy tố và hồ sơ vụ án hình sự kèm theo vật chứng do Cơ quan điều tra chuyển đến, người nhận hồ sơ phải đối chiếu bản kê tài liệu, vật chứng của Cơ quan điều tra với các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và vật chứng kèm theo; kiểm tra việc giao bản kết luận điều tra cho bị can, người bào chữa theo quy định tại khoản 4 Điều 162 BLTTHS và xử lý như sau:

- Nếu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, vật chứng chưa đủ so với bản kê tài liệu, vật chứng của Cơ quan điều tra hoặc bản kết luận điều tra chưa được giao cho bị can, người bào chữa thì chưa nhận hồ sơ vụ án;

- Nếu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, vật chứng đủ so với bản kê tài liệu, vật chứng của Cơ quan điều tra và bản kết luận điều tra đã được giao cho bị can, người bào chữa, thì ký nhận và vào sổ thụ lý hồ sơ vụ án, ghi ngày nhận hồ sơ vào góc trên bên trái bìa hồ sơ và báo cáo ngay với Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc Lãnh đạo đơn vị kiểm sát điều tra để chuyển hồ sơ vụ án cho Kiểm sát viên được phân công thụ lý giải quyết vụ án. Việc giao nhận hồ sơ giữa người nhận hồ sơ với Kiểm sát viên phải có xác nhận trong số thụ lý vụ án.

-Quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn

Theo Điều 42 Quy chế THQCT & KSĐT, sau khi thụ lý hồ sơ vụ án, Kiểm sát viên kiểm tra ngay các biện pháp ngăn chặn đã áp dụng và báo cáo Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc Kiểm sát viên được Viện trưởng uỷ quyền xem xét, quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật. Đối với biện pháp tạm giam thì xử lý như sau:

- Nếu thời hạn tạm giam còn dài hơn thời hạn truy tố đối với những loại tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 166 BLTTHS và xét thấy cần thiết phải tiếp tục tạm giam bị can thì không phải ra lệnh tạm giam mới.

- Nếu còn thời hạn tạm giam nhưng không đủ để hoàn thành việc truy tố thì trước khi hết hạn tạm giam năm ngày, Kiểm sát viên phải báo cáo Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc Kiểm sát viên được Viện trưởng uỷ quyền xem xét, ra lệnh tạm giam mới. Thời hạn tạm giam cũ và mới không được quá thời hạn truy tố đối với từng tội phạm quy định tại khoản 1 Điều 166 BLTTHS. Sau khi ra lệnh tạm giam mới, Viện kiểm sát chuyển ngay lệnh tạm giam cho Giám thị trại tạm giam, Trưởng nhà tạm giữ nơi bị can đang bị tạm giam.

-Thời hạn xem xét, quyết định việc truy tố

Theo Điều 43 Quy chế THQCT & KSĐT, thời hạn nghiên cứu hồ sơ vụ án đối với từng loại tội phạm và ra các quyết định tố tụng thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 166 BLTTHS.

- Chậm nhất là mười ngày trước khi hết thời hạn truy tố quy định tại đoạn 1 khoản 1 Điều 166 BLTTHS, nếu thấy vụ án phức tạp, có nhiều tài liệu, chứng cứ mâu thuẫn nhau cần có thêm thời gian nghiên cứu, tổng hợp chứng cứ hoặc thỉnh thị Viện kiểm sát cấp trên nên chưa thể đề xuất việc xử lý vụ án thì Kiểm sát viên phải báo cáo ngay với Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc Kiểm sát viên được Viện trưởng uỷ quyền quyết định gia hạn thời hạn truy tố theo quy định của BLTTHS.

-Nghiên cứu hồ sơ vụ án sau khi kết thúc điều tra.

+Nghiên cứu các thủ tục tố tụng:

Kiểm tra các quyết định tố tụng; việc giao các quyết định tố tụng. Kiểm tra lại các hành vi tố tụng: Gồm các hoạt động của Điều tra viên trong quá trình khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, nhận dạng, đối chất, thực nghiệm Điều tra, lấy lời khai, hỏi cung và các hoạt động Điều tra xác minh...Việc nghiên cứu các hành vi tố tụng được tiến hành đồng thời với việc nghiên cứu nội dung vụ án.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến lĩnh vực tố tụng hình sự về bị can, truy tố bị can, Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài. Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hình sự luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp cụ thể.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự - Công ty luật Minh Khuê