1. Giới thiệu bạn đọc

Cuốn sách "Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (xuất bản lần thứ hai, có chỉnh sửa, bổ sung)" do PGS. TS. Vũ Trọng Lâm biên soạn.

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Sách Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (xuất bản lần thứ hai, có chỉnh sửa, bổ sung)

Tác giả: PGS. TS. Vũ Trọng Lâm biên soạn

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật

3. Tổng quan nội dung sách

Ba mươi năm đổi mới là một giai đoạn lịch sử quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, đánh dấu sự trưởng thành mọi mặt của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta. Những thành tựu quan trọng và toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội đã đạt được trong công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo một lần nữa chứng minh vai trò lãnh đạo của Đảng ta đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam.

Hiện nay, trong giai đoạn cách mạng mới, những diễn biễn phức tạp của tình hình quốc tế và trong nước đã tạo ra những thời cơ, thuận lợi lẫn thách thức, khó khăn đan xen, vai trò lãnh đạo sáng suốt của Đảng càng quan trọng, luôn là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng nước ta; đồng thời, việc thực hiện chủ trương tiếp tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân luôn đặt ra yêu cầu phải tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng để đất nước ta vững bước trên con đường đổi mới, phát triển và bền vững.

Có thể nói, xây dựng Nhà nước pháp quyền là một yêu cầu tất yếu khách quan ở nước ta và việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến nay đã đạt được những thành tựu bước đầu.

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Việc thường xuyên đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội là một yêu cầu mang tính quy luật, đặc biệt là trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vấn đề đổi mới sự lãnh đạo của Đảng lại càng trở nên quan trọng và cấp thiết.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của đảng đã xác định: tiếp tục xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa " vật của đổi mới hệ thống chính trị, hoàn thiện thể chế, chức năng, nhiệm vụ, phương thức và cơ chế vận hành, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Để nâng cao vai trò lãnh đạo của đảng và hiệu quả quản lý của nhà nước thì việc đổi mới sự lãnh đạo của đảng đối với nhà nước và xã hội có ý nghĩa quyết định. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của đảng, là yêu cầu tất yếu vì vườn trồng rất nhiều đổi mới và phát triển đất nước, bảo đảm nhà nước ta thực sự là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là những quan điểm và chính trị của việc xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền. Sự lãnh đạo của đảng phải tuân theo những quy luật hình thành, phát triển và hoàn thiện của nhà nước pháp quyền. Việc tiếp tục đi sâu nghiên cứu sự đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của đảng đối với tổ chức, hoạt động của nhà nước là hết sức cần thiết từ góc độ luật học và các ngành khoa học khác. Dưới góc độ luật học, cần đi sâu nghiên cứu phương thức lãnh đạo của đảng Đối với các lĩnh vực hoạt động của nhà nước, đối với hoạt động xây dựng, thực thi pháp luật, xây dựng ý thức pháp luật và văn hóa pháp luật.

Vấn đề Đảng lãnh đạo và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã được đề cập ở nhiều công trình khoa học. Góp phần làm phong phú thêm nguồn tài liệu tham khảo về nội dung này, PGS.TS. Vũ Trọng Lâm đã biên soạn cuốn sách chuyên khảo “Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”.

Cuốn sách được biên soạn với cấu trúc gồm 3 chương chính:

Chương I. Cơ sở lý luận về đổi mới sự lãnh đạo của Đảng trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

1. Nhận thức chung về đảng chính trị

2. Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội

3. Những vấn đề cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam

4. Yêu cầu cấp thiết về đổi mới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Chương II. Thực trạng lãnh đạo của Đảng trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.

Chương III. Quan điểm và giải pháp chủ yếu về đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

4. Đánh giá bạn đọc

Cuốn sách chuyên khảo Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam của PGS. TS. Vũ Trọng Lâm trình bày cơ sở lý luận về đổi mới sự lãnh đạo của Đảng trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phân tích thực trạng sự lãnh đạo của Đảng trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay; trên cơ sở đó, đưa ra các quan điểm và giải pháp chủ yếu về đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Cuốn sách được xuất bản và phát hành lần đầu ở Việt Nam năm 2018, , được dịch và phát hành ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào cùng năm, đạt giải C về sách chính trị, kinh tế, pháp luật Giải thưởng sách Quốc gia lần thứ hai năm 2019. Cuốn sách đã được tái bản lần thứ hai vào năm 2020.

Đây là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn đọc quan tâm, nghiên cứu về sự lãnh đạo của đảng trong xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

5. Kết luận

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Luật Minh Khuê chia sẻ dưới đây một số giải pháp để nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở ở nước ta hiện nay để bạn đọc tham khảo:

Nhà nước mà chúng ta hiện nay đang xây dựng là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Về bản chất là Nhà nước xã hội chủ nghĩa, tức là tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhà nước pháp quyền quản lý xã hội chủ yếu bằng pháp luật, bản thân Nhà nước cũng phải tổ chức và hoạt động theo pháp luật. Nhà nước tổ chức và hoạt động theo pháp luật còn Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng chủ trương, đường lối. Trên cơ sở chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước cụ thể hóa thành pháp luật, chính sách… để thực hiện trong toàn xã hội.

Để Đảng lãnh đạo Nhà nước đạt được nhiều thành tựu hơn nữa, thiết nghĩ cần phải tập trung thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:

Một là, nhận thức sâu sắc và kiên trì thực hiện cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Thực tiễn Việt Nam những năm qua chứng minh đây là cơ chế tối ưu nhằm ổn định và phát triển đất nước, đem lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Trong quá trình vận hành cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”, phải phát huy một cách đồng bộ, hài hòa cả ba chủ thể, tức là cùng với việc phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước, cần chú trọng phát huy vai trò làm chủ của nhân dân. Để phát huy vai trò làm chủ của nhân dân cần phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, “thực hiện ngày càng tốt hơn quyền làm chủ của nhân dân trong việc quyết định những vấn đề lớn và hệ trọng của đất nước”.

Hai là, đảm bảo sự thống nhất giữa đường lối, chủ trương của Đảng với pháp luật, chính sách của Nhà nước. Điều này đòi hỏi trong quá trình hoạt động, Đảng và Nhà nước phải luôn luôn lấy “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, lấy hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu, thực hiện đúng như tinh thần của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là “mọi đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật và hoạt động của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, lấy hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”. Để thực hiện được như vậy, đòi hỏi cả Đảng và Nhà nước phải được tổ chức và hoạt động một cách khoa học, tinh gọn, chất lượng, hiệu quả, gần dân, thân dân, không ngừng hoàn thiện để thực sự trong sạch, vững mạnh.

Trong Đảng và Nhà nước phải quy tụ được đội ngũ đảng viên, cán bộ đáp ứng phẩm chất về chính trị, đạo đức, uy tín, năng lực thực tiễn, chuyên môn, nghiệp vụ… nói tóm lại là hội đủ cả “đức” lẫn “tài”, cả “hồng” lẫn “chuyên” để đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân. Khắc phục tình trạng chủ trương, đường lối của Đảng đã có nhưng không đi vào cuộc sống được vì chưa có quy định pháp luật, chưa có chính sách cụ thể để thực hiện.

Ba là, tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước nhằm nâng cao năng lực cầm quyền lãnh đạo của Đảng. Hiện nay, chúng ta đang xây dựng Nhà nước theo hướng Nhà nước pháp quyền, do đó phương thức lãnh đạo của Đảng cũng cần phải đổi mới cho tương thích, phù hợp với Nhà nước pháp quyền. Đảng lãnh đạo Nhà nước nhưng bản thân Đảng, cán bộ lãnh đạo của Đảng, các tổ chức Đảng cũng phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Quyền lực Nhà nước pháp quyền XHCN là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đảng lãnh đạo Nhà nước phải lãnh đạo cả trên ba phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Đối với lập pháp, phải xây dựng được một hệ thống pháp luật phản ánh được ý chí và nguyện vọng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động một cách đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, hiện đại, tiến bộ, dễ áp dụng. Đối với hành pháp, phải xây dựng được một nền hành pháp tinh gọn, nhanh nhạy, thực thi hiệu quả pháp luật và các chương trình, kế hoạch mà cơ quan lập pháp đã đề ra nhằm kiến tạo phát triển vì nước vì dân. Đối với tư pháp, phải xây dựng được một nền tư pháp công minh, chính trực, thượng tôn pháp luật, giàu tính nhân văn, “thấu tình đạt lý”, nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, người dân, doanh nghiệp giải quyết những vấn đề phát sinh một cách nhanh chóng, thuận lợi, tiết kiệm đảm bảo kỷ luật, kỷ cương và pháp chế xã hội chủ nghĩa, qua đó góp phần tạo ra môi trường lành mạnh cho mọi thành viên xã hội tích cực đóng vào sự phát triển chung của đất nước.

Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước cần tránh khuynh hướng cực đoan là Đảng bao biện làm thay Nhà nước, khuynh hướng này dẫn tới không phát huy được hết vai trò, chủ động, sáng tạo của Nhà nước, đồng thời dẫn tới nguyên tắc pháp quyền không được đảm bảo. Hậu quả là cả Đảng và Nhà nước đều hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả, dẫn tới cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” vận hành không đạt hiệu quả như nhân dân mong muốn.

Nguồn: https://tapchitoaan.vn