- 1. Những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền
- 2. Quan niệm về giá trị phổ biến và tính đặc thù của Nhà nước pháp quyền
- 3. Nhà nước pháp quyền với tính cách là những tư tưởng và giá trị phổ biến
- 3.1. Tư tưởng đề cao vai trò của pháp luật trong tương quan với quyền lực của Nhà nước
- 3.2. Tư tưởng về chủ quyền nhân dân với tính cách là nguồn gốc tính chính đáng, tính hợp pháp của Nhà nước
- 3.3. Tư tưởng đề cao các giá trị công bằng, công lý, quyền con người
- 4. Nhà nước pháp quyền với tính cách là những đặc trưng (nguyên tắc) phổ biến
Trước khi phân tích những đặc trưng cơ bản về nhà nước pháp quyền, chúng ta sẽ tìm hiểu về các khái niệm:
- “Xã hội pháp quyền” theo nghĩa hẹp thể hiện ở việc hạn chế sự tùy tiện trong việc sử dụng quyền lực nhà nước, mà điều này đòi hỏi phải “ràng buộc quyền lực vào các đạo luật được xây dựng rõ ràng và chặt chẽ”. Đây chính là một đòi hỏi về sự công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong thực thi pháp luật, để có thể “buộc các quan chức chính quyền và công dân phải hành xử phù hợp với pháp luật”.
- “Xã hội pháp quyền” theo nghĩa rộng được hiểu là “một hệ thống/cơ chế mà trong đó không có chủ đề nào, ngay cả nhà nước, đứng trên pháp luật; nơi mà pháp luật bảo vệ các quyền cơ bản và tất cả mọi người đều có thể tiếp cận với công lý”. Hệ thông/cơ chế đó không thể xây dựng và vận hành được trong bối cảnh thiếu công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình. Để buộc mọi cá nhân, tổ chức, thiết chế, cả công và tư, đều phải tuân thủ pháp luật thì pháp luật phải được xây dựng một cách minh bạch, được công bố công khai, được áp dụng bình đẳng. Nguyên tắc thượng tôn pháp luật cũng đòi hỏi các chủ thể có liên quan chịu trách nhiệm trước pháp luật và trách nhiệm giải trình trước các chủ thể khác, từ đó mới có thể tạo lập sự tin cậy, tính công bằng trong áp dụng pháp luật, ngăn ngừa sự tùy tiện trong việc xây dựng và thực thi pháp luật.
1. Những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền
Những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền là biểu hiện tập trung của một chế độ dân chủ, đó là:
Một là, Nhà nước pháp quyền là biểu hiện tập trung của chế độ dân chủ. Dân chủ vừa là bản chất của nhà nước pháp quyền vừa là điều kiện, tiền đề của chế độ nhà nước.
Tập trung dân chủ hay dân chủ tập trung đều bao hàm hai thành tố tập trung và dân chủ. Hai thành tố đó không hề đối lập nhau mà có mối quan hệ biện chứng với nhau và cùng phát triển theo tỷ lệ thuận. Tập trung càng cao thì dân chủ càng được mở rộng, và ngược lại. Tập trung ở đây không phải là tập trung quan liêu, tập trung độc đoán. Dân chủ ở đây là dân chủ thực sự, chứ không phải dân chủ mang tính hình thức, hay dân chủ “không giới hạn”, dân chủ cực đoan, muốn làm gì thì làm. Tập trung trên cơ sở dân chủ thì tập trung sẽ thúc đẩy dân chủ rộng rãi và có chất lượng cao hơn. Tập trung là đòi hỏi của chính bản thân dân chủ. Ngược lại, dân chủ trên cơ sở tập trung sẽ dễ dàng đạt tới sự thống nhất cao. Lúc đó, dân chủ trở thành đòi hỏi của chính bản thân tập trung. Dân chủ mà không tập trung, về thực chất, là xóa bỏ dân chủ. Tập trung mà không dân chủ, về thực chất, cũng là xóa bỏ tập trung.
Mục tiêu của nhà nước pháp quyền là xây dựng và thực thi một nền dân chủ, đảm bảo quyền lực chính trị thuộc về nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền dân chủ của mình thông qua dân chủ trực tiếp; dân chủ đại diện.
Hai là , Nhà nước pháp quyền được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Hiến pháp và pháp luật luôn giữ vai trò điều chỉnh những mối quan hệ cơ bản đối với toàn bộ hoạt động Nhà nước và hoạt động xã hội, quyết định tính hợp hiến và hợp pháp của mọi tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Tuy nhiên không phải mọi chế độ lập Hiến, mọi hệ thống pháp luật đều có thể đưa lại khả năng xây dựng nhà nước pháp quyền, mà chỉ có Hiến pháp và hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng mới có thể làm cơ sở cho chế độ pháp quyền trong nhà nước và xã hội.
Ba là , Nhà nước pháp quyền tôn trọng, đề cao và đảm bảo quyền con người trong mọi lĩnh vực hoạt động của Nhà nước và xã hội.
Quyền con người là tiêu chí đánh giá tính pháp quyền của chế độ nhà nước. Mọi hoạt động của Nhà nước đều phải xuất phát từ sự tôn trọng và đảm bảo quyền con người, tạo mọi điều kiện cho công dân thực hiện quyền của mình theo đúng các quy định của luật pháp.
Mối quan hệ giữa cá nhân và nhà nước được xác định chặt chẽ về phương diện luật pháp và mang tính bình đẳng. Mô hình quan hệ giữa Nhà nước và cá nhân được xác định theo nguyên tắc: Đối với cơ quan nhà nước chỉ được làm những gì luật cho phép; đối với công dân được làm tất cả trừ những điều luật cấm.
Bốn là, Quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền được tổ chức và thực hiện theo các nguyên tắc dân chủ: phân công quyền lực và kiểm soát quyền lực. Tính chất và cách thức phân công, kiểm soát quyền lực nhà nước rất đa dạng, tuỳ thuộc vào chính thể nhà nước ở các nước khác nhau, nhưng đều có điểm chung là quyền lực nhà nước không thể tập trung vào một người, vào một cơ quan, mà phải được phân công (phân chia) giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Đồng thời, việc tổ chức và thực thi quyền lực phải được kiểm soát chặt chẽ với các cơ chế kiểm soát quyền lực cụ thể kể cả bên trong bộ máy nhà nước và bên ngoài bộ máy nhà nước.
Năm là, Nhà nước pháp quyền gắn liền với một cơ chế bảo vệ Hiến pháp và pháp luật phù hợp.
Nền tảng của nhà nước pháp quyền là Hiến pháp và một hệ thống pháp luật dân chủ và công bằng, do vậy, một cơ chế bảo vệ Hiến pháp và pháp luật luôn là một yêu cầu, một điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo cho Hiến pháp, pháp luật luôn được tôn trọng, đề cao và tuân thủ nghiêm minh.
Hình thức và phương thức bảo vệ Hiến pháp và pháp luật ở các quốc gia có thể đa dạng và khác nhau, nhưng đều hướng tới mục tiêu là bảo đảm địa vị tối cao, bất khả xâm phạm của Hiến pháp, loại bỏ hành vi trái với tinh thần và quy định của Hiến pháp, không phụ thuộc và chủ thể của các hành vi này. Đồng thời với bảo vệ Hiến pháp, nhà nước pháp quyền luôn đòi hỏi phải xây dựng và thực thi một chế độ tư pháp thật sự dân chủ, minh bạch và trong sạch để duy trì và bảo vệ pháp chế trong mọi lĩnh vực hoạt động của Nhà nước và xã hội.
Sáu là, Trong nhà nước pháp quyền, quyền lực nhà nước luôn được giới hạn trong các mối quan hệ: Nhà nước và kinh tế; Nhà nước và xã hội.
Trong mối quan hệ giữa Nhà nước và kinh tế, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước được xác định bởi tính chất, trình độ của các mô hình kinh tế thị trường, theo hướng Nhà nước tôn trọng, phát huy các quy luật khách quan của thị trường, thông qua thị trường để điều tiết các quan hệ kinh tế, đồng thời khắc phục, hạn chế các mặt tiêu cực của thị trường.
Trong mối quan hệ với xã hội, Nhà nước thông qua luật pháp để quản lý xã hội, tôn trọng đề cao vị trí, vai trò và quyền tự chủ (tự quản) của các cấu trúc xã hội (các tổ chức xã hội, các cộng đồng xã hội).
Mối quan hệ giữa Nhà nước, kinh tế, xã hội là mối quan hệ tương tác, quy định và chi phối lẫn nhau. Nhà nước không đứng trên kinh tế và xã hội. Nhà nước pháp quyền gắn liền với kinh tế và xã hội, phục vụ kinh tế và xã hội trong phạm vi Hiến pháp và pháp luật Việt Nam thể hiện những tư tưởng quan điểm tích cực, tiến bộ, phản ánh được ước mơ và khát vọng của nhân dân đối với công lý, tự do, bình đẳng trong một xã hội còn giai cấp.
2. Quan niệm về giá trị phổ biến và tính đặc thù của Nhà nước pháp quyền
Sự phổ biến của Nhà nước pháp quyền thể hiện rõ nhất trong Hiến pháp ở các quốc gia trên thế giới. Theo thống kê của Oceana’s Constitutions of the Countries of the World Online, trong số 125 Hiến pháp của các nước thì 95 Hiến pháp sử dụng khái niệm Nhà nước pháp quyền
Trong từng mô hình Nhà nước pháp quyền đều có các yếu tố cơ bản của chế độ Nhà nước pháp quyền và những yếu tố đặc thù. Nhiều nhà nghiên cứu cũng thống nhất cho rằng, khi thiết kế mô hình và bắt tay vào xây dựng chế độ pháp quyền, các quốc gia đều muốn áp dụng các điểm chung được coi là nhất thiết phải có đó sao cho phù hợp với các giá trị ở nước mình, xét đến lịch sử, văn hoá và bối cảnh chính trị cụ thể của từng nước. Tuy nhiên, những “biến thể” đó chỉ có thể liên quan đến những yếu tố (hay còn gọi là những đặc trưng) không cơ bản. Như vậy, yếu tố cơ bản của một Nhà nước pháp quyền là yếu tố bất biến và có ý nghĩa phổ biến! Sẽ không có và không thể xác lập và khẳng định được chế độ pháp quyền nếu ở một quốc gia, các yếu tố phổ biến và yếu tố đặc thù loại trừ, vô hiệu lẫn nhau, đối nghịch với nhau với tính cách là những giá trị xã hội.
3. Nhà nước pháp quyền với tính cách là những tư tưởng và giá trị phổ biến
3.1. Tư tưởng đề cao vai trò của pháp luật trong tương quan với quyền lực của Nhà nước
Nghĩa là n hà nước phải đặt mình dưới pháp luật, chịu sự ràng buộc của pháp luật, cụ thể:
Luật La Mã, các đạo luật thời Trung đại – cận đại này ở châu Âu và ở Việt Nam chưa hề đặt ra những hạn chế pháp lý đối với giai cấp cầm quyền – các vương triều phong kiến, mặc dù có thể thấy, ở đó có những đảm bảo cho sự bình đẳng trước pháp luật, có những quy định bảo vệ quyền sở hữu tài sản cá nhân vốn đã từng được thừa nhận từ thời Luật La Mã! Đặt Nhà nước dưới pháp luật, Nhà nước phải chịu sự giới hạn và ràng buộc bởi pháp luật là yếu tố cốt lõi của một tư tưởng mới – tư tưởng pháp quyền.
“Không được giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử ngoài những căn cứ và trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định”.
3.2. Tư tưởng về chủ quyền nhân dân với tính cách là nguồn gốc tính chính đáng, tính hợp pháp của Nhà nước
3.3. Tư tưởng đề cao các giá trị công bằng, công lý, quyền con người
4. Nhà nước pháp quyền với tính cách là những đặc trưng (nguyên tắc) phổ biến
- Hiến pháp và thượng tôn Hiến pháp;
- Tính minh bạch của pháp luật và của việc thực hiện pháp luật;
- Pháp luật phải dễ tiếp cận và được thực hiện kịp thời;
- Phân quyền, phân công, phối hợp quyền lực nhà nước;
- Sự độc lập của Tòa án.
Yêu cầu đặt ra đối với việc thực hiện công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình đáp ứng yêu cầu của xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, cụ thể:
Thứ nhất, yêu cầu gắn vấn đề công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong tổ chức, hoạt động của các CQHCNN với việc kiểm soát quyền lực nhà nước.
- Thứ hai, yêu cầu về xây dựng,áp dụng các quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức hành chính.
- Thứ ba, yêu cầu bảo đảm sự tuân thủ pháp luật về công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình của các CQHCNN.
- Thứ tư, yêu cầu bảo đảm công khai, minh bạch trong xây dựng chính sách, pháp luật.
- Thứ năm, yêu cầu về việc nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện công khai, minh bạch.
- Thứ sáu, yêu cầu về nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức hành chính trong thực thi công vụ.
- Thứ bảy, yêu cầu đảm bảo sự giám sát của người dân và quyền giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội.
Luật Minh Khuê (tổng hợp)