Mục lục bài viết
- 1. An ninh quốc phòng là gì?
- 2. Những vấn đề cơ bản của chính sách quốc phòng Việt Nam
- 3. Sách trắng quốc phòng của Việt Nam là gì?
- 4. Nội dung chính của Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019
- 4.1. Tình hình an ninh khu vực và trong nước
- 4.2. Chính sách quốc phòng
- 4.3. Đối thoại và hợp tác quốc phòng
- 4.4. Xây dựng tiềm lực quốc phòng
- 4.4. Xây dựng lực lượng quốc phòng
- 4.6. Xây dựng thế trận quốc phòng
- 4.7. Lãnh đạo quản lý quốc phòng
- 4.8. Tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam
- 5. Chính sách quốc phòng theo hiến pháp năm 2013
1. An ninh quốc phòng là gì?
Quốc phòng chính là công cuộc sử dụng sức mạng của toàn dân tộc để xây dựng, giữ nước. Lực lượng vũ trang của cả nước đều được xây dựng dưa trên cơ sở nòng cốt là sức mạnh cũng với phương châm do dân, vì dân và của dân. Cùng với đó là sức mạnh quốc phòng của đất nước ta đều được xây dựng trên nguồn vật lực, nhân lực cùng với sự tự chủ tự cường và tinh thần toàn diện của toàn dân.
Khi quốc phòng của một quốc gia vững mạnh thì cũng là lúc giữ vững được sự ổn định đất nước, hòa bình và không bị đánh bại bởi những kẻ xấu có ý đồ xâm lược, phản động.
Còn An ninh, là từ được sử dụng để nói lên trạng thái bình yên, sự ổn định cũng như vững chắc của chế độ chính trị của một quốc gia. Sâu xa hơn thì nó là sự nghiệp của toàn dân, do dân thực hiện. An ninh Tổ quốc được bảo vệ dưới sự kết hợp giữa nhân dân cùng với nghiệp vụ của lực lượng an ninh nhân dân chuyên trách, đạp tan được những âm mưu cũng như hành động không lành mạnh như phản động, xâm phạm, phạm pháp… gây mất trật tự an ninh xã hội.
An ninh nhân dân của một quốc gia có nhiệm vụ đấu tranh và không ngừng củng cố sức mạnh cho sự phát triển cho đất nước, từ sự đoàn kết, tinh dần dân tộc và vật chất được xây dựng dựa trên nền an ninh vững chắc.
Như vậy, an ninh quốc phòng chính là hai yếu tố cần phải được xây dựng một cách ổn định, vững chắc. Khi kết hợp giữa an ninh cùng với quốc phòng, dường như đã là sự hiển nhiên, rất khách quan và nó giúp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước được hoàn thiện hơn. Mặc dù là hai phạm trù phát triển độc lập những lại cùng có mục tiêu chung, cùng nhau hỗ trợ và thúc đẩy nhau, nhằm mang lại cuộc sống bình yên, hòa bình và văn minh cho người dân.
2. Những vấn đề cơ bản của chính sách quốc phòng Việt Nam
Việt Nam luôn coi việc giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là lợi ích cao nhất của đất nước, là mục tiêu xuyên suốt của chính sách quốc phòng Việt Nam. Việt Nam thực hiện chính sách quốc phòng mang tính chất hoà bình, tự vệ, thể hiện ở chủ trương không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong các quan hệ quốc tế, giải quyết mọi bất đồng và tranh chấp với các quốc gia khác bằng biện pháp hoà bình.
Việt Nam chủ trương từng bước hiện đại hoá quân đội, tăng cường tiềm lực quốc phòng chỉ nhằm duy trì sức mạnh quân sự ở mức cần thiết để tự vệ. Việt Nam phản đối các hoạt động chạy đua vũ trang. Là một dân tộc phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, Việt Nam triệt để tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích của các quốc gia khác trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, đồng thời cũng đòi hỏi các quốc gia khác phải tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và các quyền lợi quốc gia của mình. Việt Nam chủ trương không đe doạ hoặc sử dụng sức mạnh quân sự trước trong quan hệ quốc tế nhưng sẵn sàng và kiên quyết giáng trả mọi hành động xâm lược.
Giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên đất liền, trên biển do lịch sử để lại hoặc mới nảy sinh bằng các biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế là chủ trương nhất quán của Việt Nam. Đối với các tranh chấp chủ quyền trên biển, mặc dù có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý chứng minh chủ quyền không thể tranh cãi đối với các vùng biển, đảo của Việt Nam trên Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam vẫn sẵn sàng đàm phán hoà bình để giải quyết các tranh chấp dựa trên các quy định của Công ước 1982 về luật biển của Liên hợp quốc. Trong khi tiếp tục tìm kiếm giải pháp lâu dài cho vấn đề này, Việt Nam chủ trương các bên phải tự kiềm chế, nghiêm chỉnh thực hiện Tuyên bố ASEAN - Trung Quốc về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), hướng tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử (COC), tiến tới đạt được giải pháp công bằng, lâu dài cho vấn đề phức tạp này để Biển Đông luôn luôn là vùng biển hoà bình, hữu nghị và phát triển.
Việt Nam xây dựng sức mạnh quốc phòng dựa trên sức mạnh tổng hợp của cả nước, của khối đại đoàn kết toàn dân, của cả hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, sức mạnh của lực lượng quân sự và thế trận quốc phòng toàn dân với sức mạnh của lực lượng và thế trận an ninh nhân dân. Việt Nam chủ trương phát triển kinh tế - xã hội đồng thời tăng cường khả năng quốc phòng, phối hợp chặt chẽ hoạt động quốc phòng, an ninh với hoạt động đối ngoại thành một thể thống nhất để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển kinh tế nhanh, bền vững. Để bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và các lợi ích quốc gia khác của đất nước trong tình hình thế giới và khu vực đang có nhiều thay đổi, Việt Nam xây dựng nền quốc phòng toàn dân dựa trên truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm của toàn dân tộc, chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh, kế thừa và phát huy các giá trị của khoa học quân sự Việt Nam qua các thời kỳ, xây dựng nghệ thuật quân sự Việt Nam đáp ứng các yêu cầu của chiến tranh hiện đại.
Tích cực, chủ động ngăn ngừa và đẩy lùi nguy cơ chiến tranh là một trong các nhiệm vụ trọng yếu của quốc phòng Việt Nam trong thời bình nhằm thực hiện chiến lược quốc phòng tối ưu là bảo vệ được chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và các quyền lợi quốc gia khác mà không cần phải tiến hành chiến tranh. Việt Nam chủ trương thực hiện chiến lược quốc phòng dựa trên tổng thể các hoạt động chính trị, kinh tế, ngoại giao, văn hoá - xã hội và quân sự nhằm triệt tiêu các nguyên nhân dẫn đến xung đột vũ trang và chiến tranh. Quán triệt phương châm phòng thủ toàn diện, chủ động, bảo vệ Tổ quốc từ xa, quốc phòng Việt Nam sử dụng các biện pháp tổng hợp nhằm giữ vững ổn định bên trong, ngăn ngừa các nguy cơ can thiệp từ bên ngoài.
Quốc phòng Việt Nam luôn gắn bó mật thiết với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển, chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Thông qua các mối quan hệ đối ngoại, Việt Nam tăng cường sự hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau với nhân dân và chính phủ các nước, tạo cơ sở mở rộng hợp tác, giải quyết các mâu thuẫn nhằm ngăn chặn và đẩy lùi các nguy cơ xung đột, góp phần duy trì môi trường hoà bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới. Thực hiện chính sách quốc phòng độc lập, tự chủ, Việt Nam xây dựng sức mạnh quốc phòng bằng nguồn lực mọi mặt của đất nước và con người Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam chủ trương không tham gia các tổ chức liên minh quân sự, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ của mình để chống lại nước khác. Đồng thời, Việt Nam chú trọng phát triển quan hệ quốc phòng với tất cả các nước trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, cùng có lợi. Việt Nam coi trọng hợp tác quốc phòng với các nước láng giềng, bạn bè truyền thống đồng thời phát triển quan hệ quốc phòng với tất cả các nước có chung mục tiêu vì hoà bình, độc lập và phát triển. Trên tinh thần “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai” Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các nước để giải quyết các vấn đề nhân đạo do lịch sử để lại đồng thời hoan nghênh các sáng kiến và các hoạt động phục vụ hoà bình, hợp tác của tất cả các quốc gia, không phân biệt chế độ chính trị hay lịch sử quan hệ với Việt Nam.
Việt Nam kiên quyết lên án và chống lại hành động khủng bố dưới mọi hình thức đồng thời phản đối các hoạt động lợi dụng chống khủng bố để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước. Cùng với nỗ lực thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa và đối phó với các hoạt động khủng bố, Việt Nam ủng hộ những nỗ lực của cộng đồng quốc tế và mở rộng hợp tác nhằm ngăn ngừa các hoạt động khủng bố và các hoạt động hỗ trợ khủng bố dưới mọi hình thức. Việt Nam cho rằng các biện pháp chống khủng bố và hợp tác quốc tế chống khủng bố phải được tiến hành trong khuôn khổ Liên hợp quốc, phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế. Việt Nam đã ký 8 trong tổng số 12 công ước của Liên hợp quốc về chống khủng bố, đang xem xét tham gia các công ước còn lại.
Việt Nam ủng hộ giải quyết các điểm nóng có nguy cơ bùng nổ xung đột khác trong khu vực thông qua đối thoại, thương lượng hoà bình, không sử dụng vũ lực hay đe doạ sử dụng vũ lực.
3. Sách trắng quốc phòng của Việt Nam là gì?
Sách trắng quốc phòng của Việt Nam là cuốn sách do Bộ Quốc phòng Việt Nam công bố với toàn thế giới về những vấn đề cơ bản của chính sách quốc phòng Việt Nam trong đó xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ là những vấn đề then chốt. Các vấn đề được nêu trong Sách trắng về Quốc phòng Việt Nam nhằm góp phần tăng cường hiểu biết và xây dựng lòng tin giữa Việt Nam với các quốc gia khác trong cộng đồng quốc tế. Sách trắng cũng là tài liệu quan trọng để nâng cao hiểu biết về quốc phòng của đất nước cho công dân Việt Nam, góp phần làm cho mọi công dân, cơ quan, đơn vị và tổ chức xã hội hiểu rõ hơn quyền lợi và trách nhiệm của mình trong tham gia công cuộc củng cố quốc phòng vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.
4. Nội dung chính của Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019
4.1. Tình hình an ninh khu vực và trong nước
Sách trắng quốc phòng năm 2009 nêu rõ tình hình an ninh thế giới và khu vực những năm đầu thế kỷ XXI diễn biến phức tạp, song hòa bình, hợp tác cùng phát triển vẫn là xu thế lớn. Sự phân bố lại sức mạnh kinh tế và quân sự trên phạm vi toàn cầu đang làm cho cục diện chính trị thế giới biến đổi sâu sắc với xu thế đa cực ngày càng thể hiện rõ nét hơn. Tình hình an ninh khu vực Đông Nam Á cơ bản ổn định nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ gây căng thẳng và xung đột.
Việt Nam đã tích cực đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế liên quan đến chủ quyền quốc gia trên bộ, trên biển. Tình hình tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên Biển Đông có những diễn biến phức tạp, tác động không nhỏ đến hoạt động của nhân dân và phát triển kinh tế biển của Việt Nam.
4.2. Chính sách quốc phòng
Việt Nam thực hiện chính sách quốc phòng mang tính chất hoà bình, tự vệ, thể hiện ở chủ trương không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong các quan hệ quốc tế, giải quyết mọi bất đồng và tranh chấp với các quốc gia khác bằng biện pháp hoà bình. Việt Nam chủ trương từng bước hiện đại hoá quân đội, tăng cường tiềm lực quốc phòng chỉ nhằm duy trì sức mạnh quân sự ở mức cần thiết để tự vệ.
Việt Nam chủ trương không tham gia các tổ chức liên minh quân sự, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ của mình để chống lại nước khác. Việt Nam kiên quyết lên án và chống lại hành động khủng bố dưới mọi hình thức.
4.3. Đối thoại và hợp tác quốc phòng
Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển với chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ quốc tế theo phương châm: Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế. Việt Nam mong muốn mở rộng quan hệ quốc phòng song phương với tất cả các quốc gia.
4.4. Xây dựng tiềm lực quốc phòng
Tiềm lực chính trị - tinh thần là thành tố cơ bản của tiềm lực quốc phòng, chứa đựng trong tố chất con người, trong truyền thống lịch sử - văn hoá dân tộc và trong hệ thống chính trị. Tiềm lực kinh tế là khả năng tiềm tàng về kinh tế (bao gồm cả kinh tế quân sự) có thể huy động để phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng hoặc tiến hành chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở vật chất của các tiềm lực khác, thể hiện ở khối lượng, năng suất, chất lượng, hiệu quả của nền sản xuất xã hội, ở nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế, nguồn dự trữ tài nguyên, chất lượng, trình độ lực lượng lao động. Tiềm lực khoa học và công nghệ được biểu hiện ở trình độ và khả năng phát triển khoa học; số lượng và chất lượng các nhà khoa học; cơ sở vật chất phục vụ cho công tác nghiên cứu, phổ biến và ứng dụng khoa học và công nghệ vào lĩnh vực quốc phòng. Tiềm lực quân sự là khả năng về vật chất và tinh thần có thể huy động để tạo thành sức mạnh phục vụ nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong cả thời bình và thời chiến.
4.4. Xây dựng lực lượng quốc phòng
Việc xây dựng lực lượng quốc phòng phải được thể chế hoá bằng hệ thống luật và các văn bản quy phạm pháp luật về quốc phòng. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh toàn diện là nhiệm vụ trọng tâm của xây dựng lực lượng quốc phòng.
4.6. Xây dựng thế trận quốc phòng
Thế trận quốc phòng toàn dân là việc tổ chức, triển khai, bố trí lực lượng và tiềm lực quốc phòng trên toàn bộ lãnh thổ theo ý định chiến lược thống nhất, bảo đảm đối phó thắng lợi với mọi mưu toan và hoạt động của các thế lực thù địch xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia, sẵn sàng chuyển thành thế trận chiến tranh nhân dân nếu chiến tranh xảy ra.
4.7. Lãnh đạo quản lý quốc phòng
Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với Quân đội nhân dân Việt Nam. Sách trắng có nói về tổ chức của Đảng Cộng sản trong Quân đội nhân dân Việt Nam, đứng đầu là Quân ủy Trung ương. Tiếp theo là nói về hệ thống tổ chức cơ quan trong Quân đội và lý giải một số chức năng của một số cơ quan như Tổng cục Chính trị, các Tổng cục khác.
Bộ Quốc phòng là cơ quan tham mưu cho Đảng và Nhà nước về đường lối, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng bảo vệ Tổ quốc; quản lý nhà nước về lĩnh vực quốc phòng trong phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện việc xây dựng, quản lý và chỉ huy Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ; quản lý các dịch vụ công theo quy định của pháp luật.
4.8. Tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam
Trong sách trắng có nêu ra tổ chức của Quân đội Việt Nam gồm Lục quân, Hải quân, PK-KQ, các quân khu, quân đoàn, binh chủng,...Lực lượng dự bị động viên bao gồm quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân, đã được lựa chọn và sắp xếp trong kế hoạch sẵn sàng bổ sung cho lực lượng thường trực của quân đội.
Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác. Ngày nay, lực lượng Dân quân tự vệ được phát triển cả về chất lượng, số lượng, biên chế trang bị. Tổ chức, biên chế tinh gọn hơn nhưng chất lượng tổng hợp của Dân quân tự vệ được nâng cao, đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ mới.
5. Chính sách quốc phòng theo hiến pháp năm 2013
Nhiệm vụ đầu tiên của quân đội là sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Quân đội phải là lực lượng nòng cốt để bảo vệ đất nước khỏi sự xâm lược từ bên ngoài.
Ngoài nhiệm vụ chủ yếu là sẵn sàng chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, quân đội nhân dân còn có nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ nhân dân, đảng, nhà nước và chế độ. Là công cụ của chuyên chính giai cấp, quân đội không chỉ trấn áp đối với kẻ thù bên ngoài mà còn phải trấn áp đối với bọn phản cách mạng bên trong. Kinh nghiệm lịch sử đã chỉ ra rằng: giữa thù trong và giặc ngoài luôn luôn cấu kết chặt chẽ với nhau để chống phá cách mạng. Vì vậy, nền độc lập của dân tộc có được bảo đảm hay không cũng phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động trấn áp bọn phản cách mạng, trong điều kiện hiện nay, khi các nước đế quốc đang âm mưu “diễn biến hoà bình” thì nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc gia, đập tan mọi âm mưu bạo loạn lật đổ chính quyền là một trong những nhiệm vụ của các lực lượng vũ trang nhân dân, trong đó có quân đội.
Quân đội nhân dân còn có nhiệm vụ cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế. Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược có quan hệ mật thiết với nhau. Để thực hiện được những nhiệm vụ trên, Nhà nước ta chủ trương xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại (Điều 66 Hiến pháp năm 2013). Trong những năm qua, Nhà nước ta đã thực hiện một cuộc điều chỉnh chiến lược lớn, bố trí lại lực lượng trên phạm vi cả nước, tạo ra thế trận phòng thủ họp lý, tăng cường khả năng phòng thủ ở khu vực trọng điểm, từng bước xây dựng các khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố. Nhà nước ta đã chấn chỉnh một bước cơ bản về tổ chức, biên chế lực lượng vũ trang đồng thời chú ý xây dựng lực lượng dự bị động viên và nâng cao chất lượng dân quân tự vệ. Các xí nghiệp quốc phòng và các tổ chức làm kinh tế của quân đội bước đầu chuyển sang thực hiện được kế hoạch hàng năm, góp phần bảo đảm cho quốc phòng và tham gia xây dựng đất nước. Những kết quả trên lĩnh vực quân sự và quốc phòng đã tác động tích cực đến việc thực hiện cả hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tạo điều kiện thuận lợi mới cho công cuộc xây dựng kinh tế. Để thực hiện được những nhiệm vụ trên, Nhà nước ta chủ trương phải:
“... xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tỉnh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu, lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh và rộng khắp, làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng" (Điều 66 Hiến pháp năm 2013).