1. Sản phẩm thể thao giả mạo nhãn hiệu là gì?

Căn cứ khoản 2 điều 213 luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là hàng hóa bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được sự cho phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của các tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.

Theo đó sản phẩm thể thao giả mạo nhãn hiệu là các sản phẩm thể thao được sản xuất, tiếp thị, quảng cáo, bán hàng và cung cấp dịch vụ với nhãn hiệu giả mạo. Điều này có thể bao gồm các sản phẩm thể thao như giày chạy bộ, quần áo thể thao, dụng cụ thể thao khi chúng được gắn nhãn hiệu giả mạo hoặc được quảng cáo là sản phẩm của một nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đã đăng ký bảo hộ.

Hành vi sản xuất nhập khẩu tiếp thị hoặc quảng cáo sản phẩm thể thao giả mạo của nhãn hiệu là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu nhãn hiệu. Chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền bảo vệ quyền lợi của mình và có thể yêu cầu xử lý vi phạm này theo quy định của pháp luật.

Các hành vi giả mạo nhãn hiệu bao gồm:

  • Sử dụng nhãn hiệu giả mạo: đây là trường hợp khi một người sử dụng một nhãn hiệu mà không có quyền sở hữu hoặc không có sự cho phép của chủ sở hữu nhãn hiệu đó. Điều này có thể gây hiểu lầm cho người tiêu dùng rằng các sản phẩm thể thao được cung cấp có liên quan hoặc được chứng nhận bởi chủ sở hữu nhãn hiệu thực sự
  • Sản xuất nhập khẩu, xuất khẩu hoặc tiếp thị hàng hóa có nhãn hiệu giả mạo: đây là trường hợp khi một người sản xuất nhập khẩu xuất khẩu hoặc tiếp thị hàng hóa với nhãn hiệu giả mạo, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và chủ sở hữu nhãn hiệu
  • Bảo hộ, tuyên truyền, quảng cáo sản phẩm liên quan đến nhãn hiệu giả mạo: đây là trường hợp khi một người cung cấp dịch vụ liên quan đến một nhãn hiệu giả mạo như bảo hộ, tuyên truyền hoặc quảng cáo cho nhãn hiệu đó, gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.

2. Tác hại của giả mạo nhãn hiệu sản phẩm thể thao

  • Thiệt hại về chất lượng: sản phẩm thể thao giả mạo tướng không tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng an toàn, chúng có thể được sản xuất từ vật liệu kém chất lượng, không đảm bảo tính bền vững và an toàn trong quá trình sử dụng. Điều này có thể dẫn đến các lỗi kỹ thuật hỏng hóc nhanh chóng, gây nguy hiểm cho người sử dụng và làm giảm trải nghiệm thể thao của họ
  • Nguy cơ chấn thương và tổn thương: sản phẩm thể thao giả mạo không được thiết kế và chế tạo đúng quy trình và tiêu chuẩn. Điều này có thể gây ra nguy cơ chấn thương và tổn thương cho người sử dụng khi sử dụng trong hoạt động thể thao. Ví dụ một đôi giày chạy bộ giả mạo có thể không cung cấp độ cân bằng và hỗ trợ đúng dẫn đến chấn thương cơ khớp hoặc gây mỏi mệt
  • Mất tin tưởng của người tiêu dùng: sản phẩm để tăng giả mạo gây mất lòng tin và niềm tin của người tiêu dùng và thị trường và nhãn hiệu chính hãng. Khi người tiêu dùng mua sản phẩm thể thao và nhận ra rằng đó là giả mạo họ có thể trở nên hoài nghi và không còn tin tưởng vào sự chất lượng và đáng tin cậy của nhãn hiệu đó
  • Thiệt hại kinh tế: sản phẩm thể thao giả mạo cũng gây thiệt hại đến các nhà sản xuất và nhãn hiệu chính hãng. Họ bị mất doanh số bán hàng, uy tín, còn phải đối mặt với sự cạnh tranh không lành mạnh từ các sản phẩm giả mạo có giá rẻ hơn. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển đầu tư trong ngành công nghiệp thể thao và làm suy yếu cạnh tranh lành mạnh
  • Hậu quả pháp lý: sản phẩm thể thao giả mạo quy phạm quyền sở hữu trí tuệ của nhãn hiệu chính hãng. Chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền đòi bồi thường thiệt hại và tiến hành xử lý pháp lý đối với người vi phạm. Điều này có thể dẫn đến hậu quả pháp lý nghiêm trọng như khoản tiền bồi thường, xử phạt hành chính hoặc thậm chí là truy tố hình sự đối với những người liên quan đến việc giả mạo nhãn hiệu.

 3. Xử lý như thế nào đối với sản phẩm thể thao giả mạo nhãn hiệu?

Bên cạnh việc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu sản phẩm giả mạo cũng có thể hệ gây hại đến người tiêu dùng. Chúng có thể không đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng an toàn và gây nguy hiểm cho người sử dụng. Vì vậy việc xử lý hành vi giả mạo nhãn hiệu trong ngành thể thao là rất quan trọng để đảm bảo sự an toàn và quyền lợi của người tiêu dùng.

Việc xử lý hàng hóa giả mạo nhãn hiệu có thể bị xử lý hành chính xử lý dân sự hoặc xử lý hình sự. Cụ thể:

* Xử lý hành chính: căn cứ nghị định 98/2020/NĐ-CP, căn cứ vào mục đích của hành vi giả mạo nhãn hiệu hàng hóa cá nhân có thể bị xử phạt hành chính về hành vi buôn bán hoặc sản xuất hàng giả, giả mạo hàng hóa, bao bì hàng hóa.

  • Với hành vi giả mạo nhãn hiệu hàng hóa để buôn bán kiếm lời bị phạt tiền từ 1 triệu đồng cho tới 50 triệu đồng
  • Về hành vi sản xuất hàng hóa giả mạo nhãn hiệu bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 50 triệu đồng

* Về xử lý dân sự căn cứ điều 202 luật sở hữu trí tuệ hiên hành quy định để xử lý tổ chức cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, Tòa án có thể áp dụng các biện pháp dân sự như:

  • Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm
  • Buộc xin lỗi cả chính công khai được thực hiện nghĩa vụ dân sự
  • Buộc bồi thường thiệt hại, tiêu hủy hoặc đưa vào sử dụng Không nhằm mục đích thương mại, không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

* Giả mạo nhãn hiệu hàng hóa là hành vi vi phạm pháp luật không chỉ xâm hại chế độ quản lý nhà nước trong hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh mà còn xâm phạm đến quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được pháp luật sở hữu trí tuệ bảo vệ. Do đó hành vi giả mạo nhãn hiệu hàng hóa có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong hai tội là tội sản xuất buôn bán hàng giả theo điều 192 Bộ Luật Hình Sự 2015  sửa đổi bổ sung 2017 hoặc tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo điều 226 bộ luật hình sự 2015. Cụ thể:

- Về tội sản xuất buôn bán hàng giả: căn cứ điều 192 Bộ Luật Hình Sự 2015 quy định người nào sản xuất buôn bán hàng giả, tuỳ vào mức độ vi phạm thì bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 1 đến 5 năm.

- Đối với tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp: Căn cứ điều 226 Bộ Luật Hình Sự 2015 người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam và đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại hoặc thu được bất chính từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 500 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm. Đối với trường hợp phạm tội có tổ chức, phạm tội thứ hai lần trở lên, thu lợi bất chính 300 triệu đồng trở lên, gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý 500 triệu đồng trở lên, hàng hóa vi phạm trị giá 500 triệu đồng trở lên thì bị phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Có thể thấy hành vi giả mạo nhãn hiệu là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý bởi các biện pháp như chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền yêu cầu ngừng việc sử dụng nhãn hiệu giả mạo và yêu cầu ngừng sản xuất nhập khẩu xuất khẩu, tiếp thị hoặc quảng cáo sản phẩm thể thao giả mạo, nhãn hiệu hoặc yêu cầu người vi phạm bồi thường thiệt hại do hành vi giả mạo nhãn hiệu gây ra với số tiền bồi thường tương xứng với mức độ thiệt hại thực tế mà chủ sở hữu nhãn hiệu đã phải chịu. Ngoài ra cơ quan chức năng có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với hành vi giả mạo nhãn hiệu. Trong trường hợp hành vi giả mạo nhãn hiệu gây thiệt hại nghiêm trọng, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Để tìm hiểu thêm về vấn đề trên bạn học có thể tham khảo bài viết Giả mạo nhãn hiệu đến mức nào thì bị khởi tố vụ án hình sự? của luật Minh Khuê

Trên đây làm bài viết Sản phẩm thể thao giả mạo nhãn hiệu bị xử lý như thế nào? Luật Minh Khuê xin gửi tới quý khách hàng. Mong rằng bài viết trên là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn. Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ tổng đài 19006162 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp hoặc gửi yêu cầu về địa chỉ email: lienhe@luatminhkhue.vn . Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi.