1. Sĩ quan quân đội là những ai?

Theo Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam năm 2019 (Văn bản hợp nhất), quy định:

- Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (Sau đây gọi chung là sỹ quan) là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp Úy, cấp Tá, cấp Tướng. Quân phục, cấp hiệu, phù hiệu, giấy chứng minh sĩ quan do Chính phủ quy định.

- Hệ thống cấp bậc quân hàm sĩ quan: gồm 3 cấp, 12 bậc:

+ Cấp Úy có bốn bậc:

  • Thiếu úy;
  • Trung úy;
  • Thượng úy

+ Cấp Tá có bốn bậc:

  • Thiếu tá;
  • Trung tá;
  • Thượng tá;
  • Đại tá

+ Cấp Tướng có 4 bậc:

  • Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân
  • Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân
  • Thượng tướng, Đô đốc Hải quân
  • Đại tướng

2. Điều kiện và thời hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan quân đội 

- Thăng cấp bậc quân hàm sĩ quan là quyết định đề bạt sĩ quan lên cấp bậc quân hàm cao hơn.

- Theo Điều 17 của Luật Luật quân đội nhân dân Viêt Năm năm 2019 (VBHN) thì sĩ quan tại ngũ (sĩ quan) được thăng quân hàm khi đủ các điều kiện sau:

+ Thứ nhất, đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 12 của Luật này

  •  Tiêu chuẩn chung: 

Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và Nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có tinh thần cảnh giác cách mạng cao, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao;

Có phẩm chất đạo đức cách mạng; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy dân chủ; giữ nghiêm kỷ luật quân đội; tôn trọng và đoàn kết với Nhân dân, với đồng đội; được quần chúng tín nhiệm;

Có trình độ chính trị, khoa học quân sự và khả nănng vận dụng sáng tạo của chủ nghĩa Mác -Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước vào nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội nhân dân; có kiến thức về văn hóa, kinh tế, xã hội, pháp luật và các lĩnh vực khác; có năng lực hoạt động thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; tốt nghiệp chương trình đào tạo theo quy định đối với từng chức vụ;\

Có lý lịch rõ ràng, tuổi đời và sức khỏe phù hợp với chức vụ, cấp bậc quân hàm mà sĩ quan đảm nhiệm.

  •  Tiêu chuẩn cụ thể đối với từng chức vụ của sĩ quan do cấp có thẩm quyền quy định.

Tuổi đời được quy định tại khoản 7 Điều 14, tuổi của sĩ quan tại ngũ xét thăng hạng quân hàm từ cấp bậc Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn đô đốc Hải quân không quá 57 tuổi, trường hợp cao hơn khi có yêu cầu theo quyết định của Chủ tịch nước; 

Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm: Cấp Úy: nam 46, nữ 46; thiếu tá: nam 48, nữ 48; Trung tá: nam 51, nữ 51; Thượng tá: nam 54, nữ 54; đại tá: 60, nữ 55.

+ Thứ hai, cấp bậc quân hàm hiện tại thấ hơn cấp bậc quân hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm;

+ Thứ ba, đủ thời hạn xét thăng quân hàm quy định tại khoản 2 điều này.

Thời hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ được quy định như sau:

  • Thiếu úy lên Trung úy: 2 năm;
  • Trung úy lên Thượng úy: 3 năm;
  • Thượng úy lên Đại úy: 3 năm;
  • Đại úy lên Thiếu tá: 4 năm;
  • Thiếu tá lên Trung tá: 4 năm;
  • Trung tá lên Thượng tá: 4 năm;
  • Thượng tá lên Đại tá: 4 năm;
  • Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
  • Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân lên Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
  • Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân lên Thượng tướng, Đô đốc hải quân tối thiểu là 4 năm;
  • Thượng tướng, Đô đốc Hải quân lên Đại tướng tối thiểu là 4 năm;
  • Thời gian sĩ quan học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng quân hàm.

- Về thời hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ được quy định tại khoản 2, điều 15 Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam năm 2019 (VBHN) (đã nêu ở trên)

3. Quy định về xử lý kỷ luật Đảng đối với sĩ quan quân đội

- Theo Điều 49 Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam 2019 (VBHN) có quy định: sĩ quan vi phạm kỉ luật quân đội, pháp luật của nhà nước thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo Điều lệnh quản lý bộ đội, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.  Sĩ quan tạm thời không được mang quân hàm khi bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam; sĩ quan bị phạt tù thì đương nhiên bị tước quân hàm khi bản án có hiệu lực pháp luật. Cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm Luật này thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

- Nguyên tắc xử lý kỉ luật trong quân đội : Theo Điều 4 Thông tư 16/2020/TT-BQP quy định về nguyên tắc xử lý kỷ luật trong quân đội như sau:

+ Mọi vi phạm kỷ luật phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải được xử lý nghiêm minh; hậu quả do vi phạm kỷ luật gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.

+ Việc xử lý vi phạm kỷ luật được tiến hành nhanh chóng, chính xác, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định cùa pháp luật.

+ Việc xử phạt  vi phạm kỷ luật phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tưởng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.

+ Nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm của quân đội, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật; không áp dụng các hình thức kỷ luật khác thay cho hình thức kỷ luật được pháp luật quy định.

+ Không áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu quân nhân và buộc thôi việc đối với nữ quân nhâ, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng khi mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

+ Không áp dụng hình thức kỷ luật giáng cấp bậc quân hàm đối với quân nhân đang giữ cấp bậc quân hàm thiếu úy; không áp dụng hình thức kỷ luật hạ bậc lương đối với công chức, công nhân và viên chức quốc phòng đang hưởng lương Bậc 1.

+ Khi xử lý kỷ luật, ngoài hình thức kỷ luật đối với từng hành vi vi phạm, nếu vi phạm gây thiệt hại về vật chất, người vi phạm còn phải bồi thường. Tài sản, tiền, vật chất do hành vi vi phạm mà có, phải được xử lý thep đúng quy định của pháp luật.

+ Mỗi hành vi vi phạm kỷ luật chỉ xử lý một hình thức kỷ luật; nếu cùng một lần vi phạm kỷ luật mà người vi phạm thực hiện nhiều hành vi vi phạm khác nhau thì: phải xem xét, kết luận, làm rõ mức độ vi phạm và hình thức kỷ luật đối với từng hành vi vi phạm nhưng chỉ áp dụng hình thức kỷ luật chung cho các hành vi vi phạm và không vượt quá hình thức kỷ luật của hành vi có mức xử lý kỷ luật cao nhất. Trường hợp xử lý nhiều hình thức kỷ luật (hạ bậc lương, giáng cấp bậc quân hàm với cách chức hoặc giáng chức) do cấp có thẩm quyền quyết định. 

+ Người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên (sau đây gọi chung là người chỉ huy) các cấp phải chịu trách nhiệm về tình hình vi phạm pháp luật, vi phạm pháp luật của quân nhân thuộc quyền. Tùy tính chất, mức độ vi phạm, hậu quả gây ra của vụ việc và mức độ liên quan đến trách nhiệm của người chỉ huy trực tiếp và trên một cấp để xác định hình thức kỷ luật theo quy định.

+ Người thực hiện hành vi vi phạm kỷ luật có dấu hiệu phạm tội, thì cơ quan, đơn vị không giảm quân số quản lý mà chuyển hồ sơ vi phạm sang Cơ quan điều tra trong Quân đội để xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp bị toàn án xét xử và tuyên phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo thì chỉ giải quyết chế độ, chính sách khi đã có quyết định thi hành án của Tòa án.

- Hình thức kỷ luật trong quân đội

Theo Điều 10 Thông tư 16/2020/TT-BQP quy định về hình thức kỷ luật trong quân đội như sau:

Đối với hình thức kỷ luật đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp:

Hình thức kỷ luật đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 2019 (VBHN) và Khoản 1 Điều 50 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng  năm 2015 được sắp xếp từ thấp đến cao như sau:

+ Khiển trách

+ Cảnh báo

+ Hạ bậc lương

+ Giáng cấp bậc quân hàm

+ Giáng chức

+ Cách chức

+ Tước quân hàm sĩ quan

+ Tước danh hiệu quân nhân.

4. Sĩ quan quân đội có được thăng quân hàm trong thời gian bị xử lý kỷ luật Đảng không?

- Theo Điều 19 Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam năm 2019 (VBHN) thì:

Trong thời hạn xét thăng quân hàm, sĩ quan bị kỷ luật cảnh cáo, giáng chức, cách chức hoặc trong năm cuối của thời hạn xét thăng quân hàm, sĩ quan bị kỷ luật khiển trách thì thời hạn xét thăng quân hàm phải kéo dài ít nhất một năm.

Sỹ quan bị kỷ luật giáng cấp bậc quân hàm, sau ít nhất một năm kể từ ngày bị giáng cấp, nếu tiến bộ thì được xét thăng quân hàm.

- Như vậy, nếu trong thời hạn xét thăng quân hàm, sĩ quan bị kỉ luật cảnh cáo, giáng chức, cách chức hoặc trong năm cuối của thời hạn xét thăng quân hàm, sĩ quan bị kỷ luật khiến trách thì sẽ không được thăng quân hàm mà thời hạn thăng quân hàm phải kéo dài một năm. Nghĩa là một năm sau khi bị kỷ luật thì mới được thăng quân hàm nếu đủ điều kiện còn lại tại điều 17.

Ví dụ: 2017 A là thiếu úy, năm 2019 lẽ ra nếu đủ điều kiện theo điều 17 trong đó đã đủ thời hạn là 2 năm để xét thăng quân hàm nhưng bị kỷ luât cảnh cáo thì thời hạn thăng quân hàm kéo dài 1 năm là 2020 được xét thăng quân hàm.

Sỹ quan bị kỷ luật giáng cấp bậc quân hàm, sau ít nhất một năm kể từ ngày bị giáng cấp, nếu tiến bộ thì được xét thăng quân hàm. Nghĩa là không được xét thăng quân hàm trong thời gian bị kỉ luật, mà ít nhất 1 năm sau mới có thể được xét thăng quân hàm nếu tiến bộ.

Ví dụ: 2017 A là trung úy bị kỉ luật giáng cấp bậc quân hàm xuống thiếu úy, thì sau ít nhất một năm kể từ ngày bị giáng cấp là năm 2018, nếu tiến bộ thì sẽ được thăng quân hàm lên trung úy.

Lưu ý: Việc thăng hoặc giáng cấp bậc quân hàm sĩ quan mỗi lần chỉ được một bậc; trường hợp đặc biệt mới thăng hoặc giáng nhiều bậc.

Bạn đọc có thể tham khảo bài viết: Bảng lương quân đội, phụ cấp quân đội theo Nghị quyết 

Bạn đọc có thể gọi vào số hotline: 19006162 hoặc liên hệ email: lienhe@luatminhkhue.vn để có thêm nhiều thông tin hữu ích!