Mục lục bài viết
1. Cần sa là gì? Cần sa có phải ma túy không?
Cần sa là một loại thuốc thần kinh từ cây dầu gai có tên là Cannabis Sativa - chất hóa học có tác dụng mạnh trong cây cần sa được gọi là THC (Delta 9 tetrahydrocannobinol). THC sẽ gây ảnh hưởng tới tính khí và nhận thức của người sử dụng và sẽ đi vào mấu qua thành phổi (nếu hút) hoặc qua màng bao tử hoặc rụt non (nếu ăn). Cần sa có thể được dùng bằng cách hút thuốc, hít hơi hoặc trộn vào các thực phẩm hoặc một chất chiết xuất. Trường hợp uống hoặc ăn nhiều thì phải mất nhiều giờ thì người dùng mới hoàn toàn tỉnh táo được. Cần sa là một loại thuốc bất hợp pháp ở nhiều quốc gia và được làm từ lá và hoa khô của cây gai dầu - Cần sa là một chất ma túy. Khi sử dụng thì người dùng sẽ lâm vào trạng thái "phê thuốc" tạo cảm giác dễ chịu. Cần sa chính là chất kích thích được nhiều "con nghiện" sử dụng để kích thích khoái cảm về cảm xúc cũng như cơ thể và sẽ tạo ra những ảo giác cũng như khiến người dùng không được làm chủ hành vi của bản thân.
Các hoạt chất trong cần sa xâm nhập vào máu nhanh chóng đủ để bạn đạt được khoái cảm trong vài phút. Nó chính là chất xúc tác làm tê liệt hệ thống thần kinh của người dùng và giúp người dùng có cảm giác thư thái, dễ chịu và dần trở nên nghiện ngập. Do đó, Chính phủ đã liệt kê cần sa là một trong các chất ma túy bị cấm tuyệt đối sử dụng trong đời sống xã hội thuộc Danh mục 1 được ban hành kèm theo Nghị định 55/2022/NĐ-CP. Theo đó thì cần sa và các chế phẩm của cần sa không được phép sử dụng trong đời sống xã hội. Chỉ trừ trong những trường hợp các cơ sở y tế được cấp giấy phép có thể kê thuốc có các chất ma túy để phục vụ mục đích chữa bệnh cho bệnh nhân.
>> Xem thêm: Trồng cần sa bị xử lý như thế nào? Buôn bán cần sa phạm tội gì?
2. Tác hại của việc hút cần sa
Tác hại của hút cần hay tác hại của cần sa có thể khiến người dùng bị ảo giác. Tình trạng ảo giác sẽ diễn ra ở mỗi người là khác nhau tùy thuộc vào độ mạnh, cách dùng, thể chất, trọng lượng hay có thể tùy thuộc vào tâm trạng, kinh nghiệm sử dụng của người dùng. Việc sử dụng lượng nhỏ có thể gây ra tác hại trong khoảng 2 -3 giờ khi dùng cần sa với liều nhẹ thì cơ thể sẽ xuất hiện các biểu hiện như: Cảm thấy vui vẻ, thoải mái, thư giãn; cảm thấy đói, tăng nhịp tim, mắt đỏ; mất tập trung và kiềm chế làm suy yếu sự điều hợp của cơ thể. Kiến người dùng có khuynh hướng nói và cười nhiều hơn bình thường nhưng cũng có người trở nên suy tư, trầm lặng và buồn ngủ. Việc sử dụng cần sa liều mạnh sẽ có tác dụng mạnh hơn làm cho nhận thức bị lệch lạc về thời gian, âm thanh, màu sắc và những cảm giác khác. Liều mạnh còn gây ra những trạng thái như bối rối, bồn chồn, áy náy; cảm xúc bùng phát mạnh mẽ, xa rời thực tế và ảo giác, lo âu hoặc sợ hãi. Việc dùng cần sa cũng ảnh hưởng và làm tổn hại đến trí nhớ, gây mất trí nhớ và khả năng thực hiện những việc cần sức tay chân,...
Việc sử dụng cần sa thường xuyên có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, cụ thể như: giảm khả năng phán đoán, giảm khả năng tập trung khiến bản thân người dùng phán đoán sai và dễ buồn ngủ. Việc hút cần sa có thể ứng chế hệ thống miễn dịch khiến người dùng dễ bị một số loại ung thư và nhiễm trùng nhất định. Ngoài ra sử dụng cần sa tăng rủi ro cao bị viêm phế quản, ung thư phổi và các bệnh đường hô hấp, tăng nguy hại cho sức khỏe. Giảm mất động lực thúc đẩy sẽ khiến người dùng cảm thấy lười biếng, giảm nghị lực, bớt quyết tâm và mất đi sự thich thú trong cuộc việc, cuộc sống và học tập. Ảnh hưởng đến đời sống tình dục và tuyến nội tiết và còn khiến rối loạn thần kinh trầm trọng và khiến tình trạng bệnh tâm thần phân liệt nặng hơn đặc biệt là ở giới trẻ.
Có thể thấy, sử dụng cần sa mang đến những tác hại nặng nề cho cuộc sống người sử dụng và nó khiến sức khỏe người dùng kiệt quệ, suy giảm. Trong trường hợp sử dụng lâu dài thì có thể nguy hiểm đến tính mạng và không dừng lại ở đó, việc hút cần sa ảnh hưởng đến nhữung người xung quanh và ảnh hưởng đến cả xã hội. Khi nghiện cần sa thì người dùng không điều chỉnh được hành vi của mình và không thể lao động. Chính điều này khiến người thân của người nghiện thêm gánh nặng về kinh tế, áp lực về tinh thần. Nhiều người khi sử dụng cần sa còn để lại những hệ lụy nặng nề về mặt xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an ninh xã hội và đến cuộc sống cho mọi người dân.
>> Xem thêm: Mức hình phạt cho hành vi vận chuyển buôn bán cần sa?
3. Sử dụng cần sa bị phạt như thế nào?
Theo như phân tích trên thì cần sa được liệt kê là một loại ma túy bị cấm sử dụng trong đời sống. Theo luật Phòng, chống ma túy năm 2021 thì việc sử dụng trái phép chất ma túy; cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy cũng là những hành vi bị nghiêm cấm. Vì vậy nên những người có hành vi sử dụng cần sa thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định về việc xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình về vi phạm các quy định phòng, chống và kiểm soát ma túy; cụ thể: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 02 triệu đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy. Việc xử phạt hành chính áp dụng với nhưunxg người sử dụng cần sa trái pháp luật nhưng chưa từng bị xử phạt hành chính về một trong các hành vi: sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy hoặc chưa từng bị kết án về tội sử dụng trái phép chất ma túy hoặc đã từng bị kết án nhưng được xóa án tích.
Ngoài ra căn cứ vào khoản 8 Điều 2 Nghị định 144/2021/NĐ-CP còn quy định người sử dụng cần sa còn chịu hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm. Nếu người vi phạm là người nước ngoài thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Do vậy, hành vi sử dụng trái phép chất ma túy thì bị phạt cảnh cáo và phạt tiền lên đến 02 triệu đồng và sẽ còn phải chịu hình phạt bổ sung theo quy định của pháp luật.
Đối với việc sử dụng cần sa thì tùy theo tính chất của hành vi mà người sử dụng có thể bị truy cứu trách nhiệm về "Tội tàng trữ trái phép chất ma túy" hoặc có thể quy vào tội "Tội mua bán trái phép chất ma túy":
- Tội tàng trữ trái phép chất ma túy được quy định tại Điều 249 Bộ luật hình sự năm 2015 quyd dịnh về việc: người nào tàng trữ trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp tại điều luật này thì sẽ bị phạt tù từ 01 năm đến 20 năm hoặc thậm chí là bị phạt tù chung thân. Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 500 triệu đồng và cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
- Tội mua bán trái phép chất ma túy được quy định tại Điều 251 Bộ luật Hình sự năm 2015 quyd dịnh người nào mua bán trái phép chất ma túy thì bị phạt tù từ 02 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Ngoài ả người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 500 triệu đồng và cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề haocwj làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Ngoài ra, người sử dụng cần sa có thể bị quy vào tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy được quy định tại Điều 255 Bộ luật hình sự năm 2015 với 04 khung hình phạt tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi mà sẽ bị phạt tù từ 01 năm đến tù chung thân. Và còn bị phạt bổ sung; người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 500 triệu đồng.
>> Tham khảo: Tội trồng cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa hình phạt thế nào?
4. Dưới 18 tuổi hút cần sa có sao không?
Theo quy định tại Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có quy định cụ thể về các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính. Như vậy, ngưởi sử dụng cần sa mà 17 tuổi thì sẽ bị xử phạt hành chính.
Không chỉ vậy, theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định thì người từ đủ 16 tuổi trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm trừ những tội phạm mà pháp luật có quy định khác.
Theo quy định tại điều 254 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về hành vi sử dụng trái phép cần sa: Nếu người nào có hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này hoặc đã từng bị kết án về tội này và chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Có số lượng từ 06 đơn vị đến 19 đơn vị dụng cụ, phương tiện cùng loại hoặc khác loại.
- Ngoài ra còn có thể bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm nếu thuộc các trường hợp sau:
+ Phạm tội có tổ chức;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
+ Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức;
+ Có số lượng 20 đơn vị dụng cụ, phương tiện cùng loại hoặc khác loại trở lên;
+ Có hành vi vận chuyển qua biên giới;
+ Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội;
+ Và có tái phạm nguy hiểm.
Những người phạm tội còn có thể sẽ bị phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 500 triệu đồng và bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần toàn bộ tài sản.
Như vậy, trong trường hợp người vi phạm dưới 16 tuổi có hành vi cấu thành tội phạm nhưng không đủ tuổi theo quy định của pháp luật hình sự về truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị áp dụng biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý hành chính. Người dưới 18 tuổi hút cần sa là hành vi vi phạm pháp luật có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Trên đây là giải đáp của Luật Minh Khuê gửi tới quý khách hàng về vấn đề với nội dung: "Sử dụng cần sa có bị phạt không? Hút cần sa có bị phạt tù hay không?. Nếu quý khách hàng có bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến vấn đề pháp lý thì vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 qua số hotline: 1900.6162 để được hỗ trợ, giải đáp kịp thời. Rất mong nhận được sự hợp tác. Xin trân trọng cảm ơn!