Mục lục bài viết
1. Mục đích sử dụng quỹ thi đua khen thưởng
Theo quy định của pháp luật căn cứ tại Điều 64 Nghị định 91 năm 2017 Nghị định của Chính phủ quy định về hướng dẫn Luật thi đua, khen thưởng 2003 quy định về quỹ thi đua khen thưởng như sau:
Để khuyến khích các hoạt động thi đua và thúc đẩy việc thực thi chính sách và chế độ về khen thưởng thì việc thành lập một quỹ thi đua và khen thưởng được coi là cực kỳ quan trọng. Quỹ này sẽ được hình thành từ nhiều nguồn tài chính khác nhau như ngân sách nhà nước, quỹ khen thưởng của các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế cùng với sự đóng góp từ cá nhân và tổ chức cả trong và ngoài nước cũng như từ các nguồn thu hợp pháp khác.
Nhìn chung, quỹ này không chỉ phản ánh cam kết của cộng đồng đối với việc thúc đẩy hiệu suất và thành tích xuất sắc mà còn là một biểu hiện của sự đồng lòng và ủng hộ từ các bên. Tuy nhiên thì việc sử dụng quỹ này phải tuân thủ theo một cách nghiêm ngặt và nghiêm cấm việc sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác ngoài mục tiêu ban đầu của việc khuyến khích và khen thưởng sự xuất sắc và thành tựu.
2. Các khoản chi từ quỹ thi đua khen thưởng
Theo quy định của pháp luật căn cứ tại Điều 66 Nghị định 91 năm 2017 Nghị định của Chính phủ quy định về việc sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng như sau:
- Quỹ thi đua, khen thưởng trong nghị định 91 năm 2017 Nghị định của Chính Phủ được dùng để chi trong việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua và chi thưởng đối với danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng mà thành tích đạt được trong thời kỳ đổi mới (trừ trường hợp danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng) và được sử dụng để:
+ Chi cho in ấn, làm hiện vật khen thưởng (giấy chứng nhận, giấy khen, bằng khen, huân chương, huy chương, huy hiệu, kỷ niệm chương, cờ thi đua, hộp, khung)
+ Chi tiền thưởng hoặc tặng phẩm lưu niệm cho các cá nhân, tập thể
+ Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương chi các khoản kinh phí để in ấn và làm hiện vật khen thưởng từ nguồn ngân sách nhà nước cấp hàng năm để phát kèm theo các hình thức khen thưởng do Chủ tịch nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ quyết định khen thưởng
+ TRích 20% trong tổng Quỹ thi đua, khen thưởng của từng cấp để chi tổ chức, chỉ đạo sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua công tác tuyên truyền, phổ biến nhân điển hình tiên tiến; thanh tra, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về công tác thi đua, khen thưởng
- Cá nhân, tập thể được khen thưởng ngoài việc được công nhận các danh hiệu thi đua, Cờ thi đua, danh hiệu vinh dự Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí MInh, Giải thưởng Nhà nước; tặng thưởng Huân chương, Huy chương, bằng khen, Giấy khen kèm theo hiện vật khen thưởng còn được thưởng tiền hoặc hiện vật có giá trị tương đương quy định tại các Điều 69, 70, 71,72, 73 và Điều 74 của Nghị định 91 năm 2017 Nghị định của Chính Phủ theo nguyên tắc:
+Danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cao hơn thì mức tiền thưởng cao hơn
+ Trong cùng một hình thức, cùng một mức khen, mức tiền thưởng đối với tập thể cao hơn mức tiền thưởng đối với cá nhân
+ Trong cùng một thời điểm, cùng một thành tích, một đối tượng nếu đạt nhiều danh hiệu thi đua kèm theo các mức tiền thưởng khác nhau thì nhận mức tiền thưởng cao nhất
+ Trong cùng một thời điểm,một đối tượng đạt nhiều danh hiệu thi đua thì thời gian để đạt được các danh hiệu thi đua đó khác nhau thì được nhận tiền thưởng của các danh hiệu thi đua
+ Trong cùng thời điểm,một đối tượng vừa đạt danh hiệu thi đua vừa đạt hình thức khen thưởng thì được nhận tiền thưởng của danh hiệu thi đua và của hình thức khen thưởng
- Người Việt Nam ở nước ngoài, cá nhân tập thể người nước ngoài được khen các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng và kèm theo tặng phẩm lưu niệm
3. Quy định về mức chi từ quỹ thi đua khen thưởng
Theo quy định của pháp luật tại Điều 65 Nghị định 91 năm 2017 Nghị định của Chính phủ về hướng dẫn Luật thi đua, khen thưởng 2003 quy định về mức chi từ quỹ thi đua khen thưởng như sau:
- Quỹ thi đua, khen thưởng của các bộ, cơ quan ngang bộ thuộc Chính Phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước với tối đa 20% tổng quỹ tiền lương theo ngạch, bậc của cán bộ, công chức viên chức trong biên chế và tiền công được duyệt cả năm và từ nguồn đóng góp của cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài
- QUỹ thi đua khen thưởng của cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước hàng năm trong tổng chi ngân sách thường xuyên đối với mỗi cấp ngân sách thuộc các tỉnh, thành phố và được phân bổ ngay từ đầu năm theo tỷ lệ sau:
+ Quỹ thi đua khen thưởng của sở, ban, ngành cấp tỉnh được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước hàng năm với mức tối đa bằng 20% tổng quỹ tiền lương theo ngạch, bậc của cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế và tiền công được duyệt cả năm và từ nguồn đóng góp của cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài
+ Quỹ thi đua khen thưởng của cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước hàng năm với mức tối đa bằng 1,0% chi ngân sách thường xuyên đối với mỗi cấp ngân sách thuộc các tỉnh đồng bằng, thành phố và mức tối đa bằng 1,5% chi ngân sách thường xuyên đối với mỗi cấp ngân sách thuộc các tỉnh miền núi, trung du, Tây Nguyên, vùng sâu, vùng xa và từ nguồn đóng góp của cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài.
- QUỹ thi đua khen thưởng của các doanh nghiệp nhà nước được trích từ quỹ thi đua khen thưởng của cơ quan,tổ chức, đơn vị theo quy định của nghị định 91 năm 2015 Nghị định Chính Phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn,tài sản doanh nghiệp
- Quỹ thi đua khen thưởng của các hợp tác xã nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, hợp tác xã vận tải, hợp tác xã xây dựng, hợp tác xã nghề cá, nghề muối và các lĩnh vực khác được trích từ quỹ không chia của hợp tác xã
4. Quản lý và sử dụng quỹ thi đua khen thưởng
Theo quy định của pháp luật tại Điều 51 Nghị định 98 năm 2023 Nghị định Chính phủ quy định về quản lý và sử dụng quỹ thi đua khen thưởng như sau:
Quỹ thi đua khen thưởng của mỗi cấp chính phủ đều được quản lý và thực hiện bởi cơ quan tương ứng được ủy quyền. Ở cấp tỉnh thì nguồn kinh phí để thúc đẩy hoạt động thi đua, khen thưởng được xác định bởi cơ quan chịu trách nhiệm tư vấn và thực hiện công việc này sau đó phối hợp với cơ quan tài chính cấp tỉnh để quản lý và sử dụng theo tỷ lệ đã được xác định trước dựa trên dự toán. Việc quyết toán được thực hiện dựa trên số tiền thực tế đã chi theo các quy định và chính sách.
Người có thẩm quyền quyết định về việc khen thưởng chịu trách nhiệm về việc chi trả tiền thưởng cho các tập thể và cá nhân thuộc phạm vi quản lý của mình và phải hạch toán chi theo quy định.
Các bộ, ngành và cấp tỉnh mà việc khen thưởng được quyết định bởi Thủ tướng chính phủ hoặc Chủ tịch nước sẽ chịu trách nhiệm về việc chi trả tiền thưởng từ ngân sách nhà nước của phạm vi quản lý của mình và phải hạch toán chi vào mục riêng.
Các bộ, ngành được giao nhiệm vụ chủ trì các hoạt động liên quan đến việc xét tặng các danh hiệu danh giá của nhà nước cũng như giải thưởng Hồ Chí Minh và Nhà nước cũng phải chịu trách nhiệm về việc chi trả tiền thưởng cho cá nhân được khen thưởng và hạch toán chi vào mục riêng.
Bạn đọc có thể tham khảo bài viết sau: Hệ số mức tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua thế nào
Bài viết trên luật Minh Khuê đã gửi tới bạn đọc chi tiết về vấn đề: Sử dụng quỹ thi đua khen thưởng chi vào những việc gì. Bạn đọc có bất kỳ thắc mắc về vấn đề pháp lý có thể liên hệ qua số tổng đài 19006162 hoặc thông qua địa chỉ email: lienhe@luatminhkhue.vn để được tư vấn cụ thể.